Chủ thể thực hiện HTQT về TTTPHS là các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết yêu cầu TTTPHS và những cá nhân công tác tại các cơ quan đó được giao nhiệm vụ tiến hành HTQT về TTTPHS. Trong phạm vi
Luận án này, nghiên cứu sinh đi sâu nghiên cứu, phân tích nhiệm vụ của chủ thể là các cơ quan có thẩm quyền.
Trong mỗi điều ước quốc tế thường quy định rõ cơ quan trung ương là đầu mối thực hiện HTQT về TTTPHS (đối với Việt Nam là VKSNDTC, tuy nhiên trong Hiệp định TTTPHS giữa các nước thành viên ASEAN quy định là BCA). Pháp luật mỗi quốc gia có quy định cụ thể, khác nhau về những cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và thực hiện HTQT về TTTPHS, quy định thực hiện ở nội dung nào, khâu nào trong hoạt động này.
Theo quy định của Luật TTTP, BLTTHS của Việt Nam thì thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết yêu cầu TTTPHS thuộc về các cơ quan:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao: là cơ quan trung ương, có trách nhiệm
tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu VKSND hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hỗn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền. Hướng dẫn VKSND các cấp thực hiện TTTPHS. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về TTTP, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTP.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: có trách nhiệm thực hiện ủy thác tư
pháp của nước ngoài theo quy định; tiến hành các hoạt động TTTP khác theo thẩm quyền. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động TTTP theo thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện TTTP cho VKSNDTC theo quy định.
Bộ Công an: có trách nhiệm xem xét và chuyển giao hồ sơ cho
VKSND, TAND và thực hiện hoạt động TTTP theo thẩm quyền; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTP.
Cơ quan điều tra: có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ TTTPHS từ cơ quan
của Luật TTTP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; báo cáo kết quả thực hiện TTTPHS cho cơ quan có thẩm quyền. Thực tiễn hoạt động TTHS ở Việt Nam thì các vụ án hình sự, tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan CSĐT chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ án hình sự, tố giác, tin báo về tội phạm trên cả nước. Do đó, yêu cầu nước ngoài thực hiện TTTPHS phần lớn phát sinh từ yêu cầu điều tra của Cơ quan CSĐT. Đồng thời, các yêu cầu TTTPHS của nước ngoài chuyển giao liên quan đến vụ án hình sự chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan CSĐT. Thực tế những năm qua cho thấy hoạt động yêu cầu và tiếp nhận, giải quyết yêu cầu TTTPHS của Cơ quan CSĐT chiếm khoảng 85% tổng số yêu cầu TTTPHS của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu hoặc tiếp nhận giải quyết.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh: có trách nhiệm thực hiện ủy thác tư pháp của
nước ngoài theo quy định; tiến hành hoạt động TTTP khác theo thẩm quyền.
Bộ Ngoại giao: có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ TTTP với nước hữu quan.
Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngồi: có trách nhiệm thực hiện
các ủy thác tư pháp có liên quan đến cơng dân Việt Nam ở nước sở tại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trong nước; tiếp nhận và chuyển giao các yêu cầu ủy thác tư pháp giữa nước sở tại và các cơ quan có thẩm quyền trong nước.