Cùng với sự phát triển giao thoa về kinh tế, văn hóa, xã hội, tội phạm cũng đã mở rộng địa bàn hoạt động và mang tính “tồn cầu” xun quốc gia, rất linh hoạt và rất nhạy bén trong việc lợi dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để hoạt động phạm tội. Hậu quả do tội phạm gây ra là khơng thể tính hết được ở trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế… đòi hỏi phải kịp thời ngăn chặn. Vì thế, cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm không dừng lại ở phạm vi một quốc gia, không phải là trách nhiệm của một quốc gia, mà có tính tồn cầu, cần có sự HTQT. Để thực hiện nhiệm vụ đó, lực lượng Cảnh sát ở mỗi quốc gia riêng biệt khơng thể có khả năng độc lập tự giải quyết toàn bộ vấn đề, mà cần phải hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau đấu tranh phịng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm mang tính quốc tế trong tình hình mới. HTQT phịng, chống tội phạm cũng được đặt trong tổng thể của tính tồn cầu đó, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của nó.
Giáo trình Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, nxb CAND, 2014, của Học viện CSND đưa ra khái niệm: “Hợp tác quốc tế trong phòng,
chống tội phạm là hoạt động hợp tác, phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, với các tổ chức quốc tế khác nhằm thực hiện các hoạt động ký kết điều ước quốc tế trong phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người có án phạt tù cũng như các hoạt động khác có
liên quan đến phòng, chống tội phạm trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế” [21; tr.8-9]. Khái niệm trên đã phản ánh
những dấu hiệu bản chất của HTQT trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Về cơ bản, khái niệm đã xác định được chủ thể của quan hệ hợp tác là hai hoặc nhiều quốc gia (với tư cách chính phủ hoặc các cơ quan chun mơn đại diện chính phủ); xác định được thuộc tính của quan hệ hợp tác; nội dung và mục đích của quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, khái niệm dùng từ “hợp tác” để giải nghĩa cho khái niệm “hợp tác quốc tế...” là chưa phù hợp (bị trùng động từ).
“Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tội phạm bao gồm tồn bộ các hoạt động cần thiết của thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia”. Khái niệm đã xác định chủ thể của hợp tác là thành viên cộng
đồng quốc tế, xác định nội dung hợp tác là các hoạt động cần thiết, xác định mục đích hợp tác, tuy nhiên chưa xác định cơ sở pháp lý thực hiện.
Tác giả Nguyễn Phong Hòa trong sách chuyên khảo “TTTP và HTQT về phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND trong quá trình hội nhập quốc tế”, nxb CAND, 2011 và “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT phòng chống tội phạm của lực lượng CSND trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm, 2015 đã đưa ra khái niệm: “Hợp
tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND Việt Nam là quá trình hợp tác, thoả thuận, trao đổi, thống nhất hành động trong những chương trình chung theo các điều ước quốc tế giữa hai hay nhiều quốc gia (với tư cách Chính phủ hay bộ, ngành - Bộ Công an hoặc Tư pháp, Nội vụ…) được đảm bảo bằng pháp luật quốc tế; góp phần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên tham gia hợp tác nhằm thực hiện và giải quyết mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch có tính pháp lý được đặt ra trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.” [24; tr. 36], [52; tr.42]. Về cơ bản, khái niệm trên đã phản ánh những
dấu hiệu bản chất HTQT đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND Việt Nam; xác định được chủ thể của quan hệ hợp tác là hai hoặc nhiều quốc gia; xác định được thuộc tính của quan hệ hợp tác; nội dung và mục đích của quan hệ hợp tác phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm lại giới hạn nội dung hợp tác “trong những chương trình chung theo các điều
ước quốc tế”, vì thực tế có những hoạt động hợp tác phát sinh trong các vụ
việc cụ thể mà chưa được quy định trong các điều ước quốc tế, khi đó các quốc gia có thể hỗ trợ nhau trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Nghiên cứu sinh cho rằng, từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh tồn cầu, các cơ quan có thẩm quyền mỗi quốc gia và một số tổ chức quốc tế phải hợp tác, phối hợp với nhau vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích chung. Theo Từ điển Tiếng Việt do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007 thì "hợp tác" là bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt được một mục đích chung. Hay nói cách khác, hợp tác là cùng hành động hay hoạt động hỗ trợ nhau, là cùng chung ý chí và cùng chung hành động để thực hiện một cơng việc nào đó nhằm mục đích chung đã được xác định trước.
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các cơng trình nghiên cứu và từ những phân tích nêu trên, Nghiên cứu sinh cho rằng khái niệm về HTQT phịng, chống tội phạm có thể hiểu như sau:
“Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm là hoạt động hỗ trợ, thỏa thuận, trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi, với các tổ chức quốc tế trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm thực hiện các hoạt động ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người có án phạt tù, trao đổi thơng tin tội phạm cũng như các hoạt động khác có liên quan đến phịng, chống tội phạm”.
HTQT phòng, chống tội phạm là một nội dung của chính sách hình sự của Nhà nước ta. Đây là hoạt động hỗ trợ, thỏa thuận, trao đổi giữa các cơ quan của các quốc gia với nhau hoặc với các tổ chức quốc tế trong hoạt động phòng, chống tội phạm. Hoạt động này được thực hiện dựa trên cơ sở quy định của các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà quốc gia đó đã ký kết, gia nhập, dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại (đối với trường hợp chưa có điều ước quốc tế điều chỉnh). Hoạt động này nhằm mục đích phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, để xây dựng môi trường an ninh trật tự chung trong khu vực, bảo vệ hịa bình trên tồn cầu.