Từ chối hoặc hoãn thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 67 - 68)

tương trợ tư pháp hình sự

* Từ chối tương trợ:

Thứ nhất, từ chối tương trợ theo quy định của Luật TTTP: Cơ quan CSĐT từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ khi thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Yêu cầu không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật Việt Nam; yêu cầu gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia; (2) yêu cầu liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tun khơng có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam; (3) yêu cầu liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS Việt Nam; (4) yêu cầu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS Việt Nam.

Thứ hai, từ chối tương trợ theo quy định tại các Hiệp định giữa Việt Nam và nước ngoài: Ngồi các trường hợp trên thì Hiệp định mà Việt Nam đã

ký với nước ngồi cịn quy định một số điều kiện từ chối khác như: (1) Yêu cầu liên quan đến tội phạm mà nước được yêu cầu cho rằng đó là tội phạm quân sự (Hiệp định giữa Việt Nam và Anh, Hàn Quốc, Australia…); (2) yêu cầu liên quan đến tội phạm mà nước được yêu cầu cho rằng đó là tội phạm có tính chất chính trị (Hiệp định giữa Việt Nam và Anh, Angieri, Australia …); (3) khi nước được yêu cầu có đủ căn cứ cho rằng yêu cầu tương trợ được đưa ra nhằm truy tố hoặc trừng phạt một người vì lý do chủng tộc, giới tính, tơn giáo, quốc tịch hoặc chính kiến hay việc thực hiện yêu cầu tương trợ sẽ làm cho người đó bị thành kiến vì các lý do như vậy (Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Australia…); (4) khi nước yêu cầu không đảm bảo chắc chắn rằng án tử hình sẽ không được áp dụng hoặc có tun nhưng khơng thi hành đối với đối tượng của yêu cầu tương trợ (Hiệp định giữa Việt Nam và Australia).

Thứ ba, bên cạnh đó, Hiệp định Việt Nam đã ký với các nước còn quy

định một số điều kiện có thể từ chối như: (1) Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu tài sản do phạm tội mà có hoặc tịch thu tài sản liên quan đến hành vi, hoạt động mà không thể làm căn cứ cho việc phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu tài sản đó ở nước được yêu cầu (Hiệp định giữa Việt Nam và Ấn Độ); (2) Việc tương trợ sẽ hoặc chắc chắn ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người, bất kể người đó đang ở trong hay ngồi lãnh thổ của nước được yêu cầu (Hiệp định TTTPHS giữa các nước ASEAN); (3) Việc thực hiện tương trợ sẽ tạo ra gánh nặng tài chính quá mức đối với nguồn lực của nước được yêu cầu (Hiệp định TTTPHS giữa các nước ASEAN).

* Hoãn thực hiện tương trợ tư pháp: Cơ quan CSĐT có thể hỗn thực

hiện yêu cầu tương trợ của nước ngoài nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.

Trước khi từ chối hoặc hoãn tương trợ, Cơ quan CSĐT phải thông báo cho nước yêu cầu (thơng qua VKSNDTC) về lý do từ chối hoặc hỗn; trao đổi với nước yêu cầu để xác nhận khả năng thực hiện tương trợ với các điều kiện mà nước được yêu cầu cho là cần thiết. Nếu nước yêu cầu chấp nhận việc tương trợ với những điều kiện quy định này thì phải tuân thủ các điều kiện đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)