Nội dung hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 62 - 67)

Nội dung HTQT về TTTPHS bao gồm những vấn đề thuộc phạm vi TTTPHS được quy định trong Luật TTTP và các điều ước quốc tế có liên quan. Đây là những vấn đề về hình sự mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết nhằm phục vụ điều tra, xử lý tội phạm.

* Theo quy định của Luật TTTP, phạm vi HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT bao gồm:

Thứ nhất, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTPHS. Cơ quan

CSĐT có thể tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định, thông báo các quyết định tố tụng... cho đối tượng được nêu trong yêu cầu tương trợ.

Thứ hai, triệu tập người làm chứng, người giám định. Trong quá trình

điều tra, giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan CSĐT có thể triệu tập người làm chứng, người giám định để lấy lời khai thu thập thông tin, cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra. Giấy triệu tập phải ghi rõ điều kiện làm chứng, giám định và cam kết bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe, điều kiện đi lại, ăn ở cho người đó. Người giám định, người làm chứng khi được triệu tập đến nước yêu cầu sẽ không bị bắt, tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những hành vi như: cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận chuyên môn đối với vụ án, phạm tội ở nước yêu cầu… trước khi đến nước yêu cầu. Quyền không bị bắt, tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử này sẽ chấm

dứt nếu người đó khơng rời khỏi nước yêu cầu sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu về việc khơng cần sự có mặt của họ tại nước yêu cầu.

Người được triệu tập để cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra có thể từ chối cung cấp chứng cứ nếu pháp luật của nước được yêu cầu cho phép hoặc bắt buộc người đó từ chối cung cấp chứng cứ trong các trường hợp tương tự khi thủ tục TTHS được tiến hành trên lãnh thổ của nước được yêu cầu; hoặc pháp luật của nước yêu cầu cho phép hoặc bắt buộc người đó từ chối cung cấp chứng cứ trong các trường hợp tương tự khi thủ tục TTHS được tiến hành trên lãnh thổ của nước yêu cầu. Người được triệu tập để cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra chỉ hỗ trợ trong phạm vi yêu cầu. Người đồng ý cung cấp chứng cứ hay hỗ trợ điều tra sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào lời khai của họ, trừ việc họ khai báo gian dối.

Thứ ba, dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp

chứng cứ. Cơ quan CSĐT có thể yêu cầu nước ngoài dẫn giải người đang

chấp hành hình phạt tù đến Việt Nam để cung cấp chứng cứ; hoặc người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải đến nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự. Thời gian bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.

Việc này đối với phía Việt Nam được thực hiện khi có đủ điều kiện sau: (1) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu. (2) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.

Khi thực hiện theo yêu cầu tương trợ, người đang chấp hành hình phạt tù đang ở trên lãnh thổ của nước yêu cầu sẽ không bị giam giữ, truy tố, xét xử hay bị hạn chế tự do cá nhân hoặc là đương sự trong bất cứ vụ án dân sự nào mà người đó khơng liên quan nếu người đó khơng ở lại nước yêu cầu đối với bất kỳ hành vi nào xảy ra trước khi người này rời khỏi lãnh thổ nước được u cầu. Người đó sẽ khơng bị u cầu phải cung cấp chứng cứ trong bất kỳ thủ tục tố tụng hoặc hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động điều tra nào ngoài phạm vi đã nêu trong yêu cầu tương trợ nếu không được sự đồng ý của người đó.

Người đang chấp hành hình phạt tù đồng ý cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra sẽ không bị truy tố căn cứ vào lời khai của họ, trừ việc khai báo gian dối. Người này sẽ khơng phải chịu bất kỳ hình phạt hay biện pháp hạn chế tự do cá nhân nào vì từ chối cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra.

Người được chuyển giao sẽ được trả tự do và được đối xử như đối với người làm chứng khác khi nước được yêu cầu thông báo với nước yêu cầu rằng việc giam giữ người đó khơng cịn cần thiết nữa.

Thứ tư, thu thập, cung cấp chứng cứ như lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác minh lý lịch, thu thập và cung cấp tài liệu…

Thứ năm, truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với vụ án có người nước

ngồi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà người đó đã trốn ra nước ngoài, Việt Nam đã yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi từ chối việc dẫn độ thì cơ quan thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến VKSNDTC để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. VKSNDTC có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án khi quyết định chuyển giao hồ sơ vụ án.

Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BNG ngày 16/8/2013 hướng dẫn thực hiện quy định về tiếp nhận, chuyển giao

hồ sơ, vật chứng của vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật TTTP. Theo đó, việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngồi tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải có đủ các điều kiện sau: Người bị yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước khác; Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã yêu cầu nước ngoài dẫn độ về Việt Nam, nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước đó từ chối việc dẫn độ.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cũng có thể yêu cầu Việt Nam tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam về hành vi phạm tội ở nước ngồi, hiện đang có mặt tại Việt Nam. Trình tự, thủ tục như sau: Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì chuyển cho VKSND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để yêu cầu cơ quan điều tra cùng cấp tiến hành điều tra; đối với vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra BCA thì chuyển cho Cơ quan điều tra BCA để tiến hành điều tra. Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố và thuộc thẩm quyền của VKSND cấp tỉnh thì chuyển cho VKSND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để tiến hành truy tố. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án được thực hiện theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam.

Thứ sáu, trao đổi thông tin. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc

nước ngồi có thể cung cấp thơng tin liên quan đến u cầu TTTPHS hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đối với cơng dân của nước yêu cầu.

* Theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết thì phạm

TTTP nêu trên cịn được mở rộng thêm bao gồm một số hoạt động khác tùy theo các quy định của từng điều ước, cụ thể:

Xác định hoặc nhận dạng nơi ở của một người hoặc nơi có đồ vật (Hiệp định giữa Việt Nam và Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ…).

Tiến hành việc khám xét địa điểm hoặc khám người nhằm tìm kiếm và thu giữ tài liệu, dữ liệu, giấy tờ hoặc đồ vật được sử dụng làm chứng cứ (Hiệp định giữa Việt Nam và Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc…).

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngồi có thể u cầu nhau thực hiện các biện pháp nhằm truy tìm, kê biên, phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu tài sản do thực hiện tội phạm mà có và công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện tội phạm (Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh…). Quyền lợi chính đáng của bên thứ ba ngay tình có liên quan sẽ được tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật khi áp dụng các biện pháp này.

Trả lại tài sản hoặc phân chia tài sản do phạm tội mà có (Hiệp định giữa Việt Nam và Angieri, Anh…). Nếu việc thực hiện yêu cầu tương trợ của nước yêu cầu đem lại hoặc hứa hẹn sẽ đem lại thành cơng trong việc tịch thu tài sản thì nước được u cầu có thể u cầu phân chia tài sản từ nước yêu cầu. Việc trao trả tài sản chỉ được thực hiện khi đã có phán quyết cuối cùng được tuyên trên lãnh thổ của nước yêu cầu. Các quyền chính đáng của bên thứ ba ngay tình được tơn trọng trong trường hợp này.

Cho phép người có thẩm quyền của nước yêu cầu có mặt khi thực hiện yêu cầu (Hiệp định giữa Việt Nam và Anh, Ấn Độ, Australia…). Trong quá trình thực hiện u cầu tương trợ, người có thẩm quyền của nước yêu cầu có thể có mặt và có thể được hỏi người cung cấp lời khai hoặc chứng cứ. Trường hợp khơng được phép hỏi trực tiếp thì người đó có thể gửi các câu hỏi dự kiến cho người cung cấp lời khai hoặc chứng cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)