Khái quát tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về tương tợ tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 94 - 98)

hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.3.1. Khái quát tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về tương tợ tư pháp hình sự pháp hình sự

3.3.1.1. Tình hình thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự do phía nước ngồi đề nghị

Quy trình thực hiện: VKSNDTC (trực tiếp là Vụ HTQT về TTTPHS) với vai trò cơ quan trung ương là đơn vị tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài gửi đến, tổ chức dịch thuật, nghiên cứu, phân loại và chuyển yêu cầu đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm: Cơ quan CSĐT, Cơ quan An ninh điều tra, VKSND cấp tỉnh, Tòa án,... Kết quả thực hiện các yêu cầu TTTPHS của các đơn vị này được gửi trực tiếp đến VKSNDTC để làm thủ tục chuyển cho phía nước ngồi.

Cơ quan yêu cầu TTTPHS của nước ngoài là các cơ quan có thẩm quyền được quy định theo pháp luật của mỗi quốc gia. Các yêu cầu này khi gửi đến Việt Nam đề phải thông qua cơ quan trung ương của nước đó (vd: VKSNDTC Trung Hoa, Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga, VKSNDTC Lào, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp Cộng hòa Séc, Cơ quan Tổng trưởng lý Xinh-ga-po, Bộ Công an Pa-ra-goay....)

Theo số liệu thống kê từ 1/7/2008 đến 31/12/2019 thì Vụ HTQT về TTTPHS - VKSNDTC của Việt Nam đã tiếp nhận 882 yêu cầu TTTPHS của các cơ quan có thẩm quyền nước ngồi, trong đó khoảng 90% u cầu là của các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam. Các nước có nhiều yêu cầu là Séc, Ba Lan, Trung Hoa, Nga, Hàn Quốc, Anh, Ô-xtơ-rây-li-a, Hoa Kỳ…. Yêu cầu TTTPHS do phía nước ngồi đề nghị tăng dần hàng năm.

Trong tổng số 882 yêu cầu thì đã chuyển giao cho Cơ quan CSĐT thực hiện 731 yêu cầu (chiếm 82,9%); chuyển các cơ quan có thẩm quyền khác

(Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp, Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao...) thực hiện 151 yêu cầu (chiếm 17,1%).

Biểu đồ phân tích tỷ lệ các yêu cầu TTTPHS của nước ngồi

Cơ quan khác có thẩm quyền t/h, 17.1 % Cơ quan CSĐT t/h, 82.9 % Cơ quan CSĐT Cơ quan khác có thẩm quyền (Nguồn: Vụ HTQT và TTTPHS - VKSNDTC)

Nội dung yêu cầu TTTPHS đa dạng, trong đó liên quan đến thu thập, cung cấp chứng cứ, lấy lời khai, xác minh lí lịch tư pháp chiếm 46,7%; tống đạt tài liệu, giấy tờ chiếm 29,8%; chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự chiếm 10,9% và các yêu cầu khác (triệu tập người làm chứng, người giám định, cử cán bộ có thẩm quyền sang tham gia thực hiện tương trợ,...) chiếm 12,6%.

Thời gian gần đây, đã có một số yêu cầu của nước ngoài liên quan đến thu hồi tài sản nghi ngờ do phạm tội mà có tại Việt Nam (yêu cầu của Tây Ban Nha); yêu cầu cho phép người tiến hành tố tụng của nước ngồi vào Việt Nam tham dự q trình thực hiện yêu cầu tương trợ (yêu cầu của Pháp, Anh, Đài Loan) hoặc mời người làm chứng ở Việt Nam ra nước ngoài tham gia phiên tịa (u cầu của Ma-lai-xi-a, Ơ-xtơ-rây-li-a).

Các yêu cầu TTTPHS liên quan đến nhiều loại tội phạm như tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, tội giả mạo giấy tờ nhằm chiếm đoạt tài sản, tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; giết người; mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy; tham nhũng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rửa tiền; đưa hối lộ;... Đặc biệt, gần đây nổi lên loại tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản.

Đáng chú ý, hoạt động TTTPHS đã góp phần bảo hộ cơng dân Việt Nam bị bắt, điều tra, truy tố, xét xử ở nước ngồi. Điển hình là hoạt động TTTPHS liên quan đến công dân Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết bị tòa án sở thẩm Ma-lay-xi-a tuyên hình phạt tử hình về tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (nêu cụ thể ở 3.3.2.2).

3.3.1.2. Tình hình cơ quan có thẩm quyền Việt Nam u cầu tương trợ tư pháp về hình sự cho phía nước ngồi

Quy trình thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong quá trình thực thi nhiệm vụ xét thấy cần thiết yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngồi thực hiện TTTPHS thì lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 18, 19 Luật TTTP gửi đến VKSNDTC để chuyển cho nước ngoài thực hiện. Kết quả thực hiện của cơ quan có thẩm quyền nước ngồi được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đã yêu cầu thông qua cơ quan trung ương của 2 quốc gia.

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Cơ quan CSĐT các cấp, Cơ quan An ninh điều tra các cấp trong CAND, Cơ quan điều tra của VKSND...) đã u cầu phía nước ngồi thực hiện tổng số 1.166 yêu cầu TTTP, riêng năm 2019 có 322 yêu cầu, tăng 75% so với năm 2018. Trong đó, Cơ quan CSĐT trong CAND đã yêu cầu 1.039 trường hợp (chiếm tỷ lệ 89%). Riêng năm 2018, Cơ quan CSĐT có 179 yêu cầu chiếm 97,3% so với tổng số 184 yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi nước ngồi; năm 2019, Cơ quan CSĐT có 306 yêu cầu chiếm 95% so với tổng số 322 yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi nước ngồi. Đơn vị có nhiều u cầu TTTP là: Cơ quan CSĐT BCA, Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Quảng Ninh,... Cơ quan khác có thẩm quyền đã yêu cầu 106 trường hợp (chiếm tỷ lệ 11%). Trong đó khoảng 70% yêu cầu liên quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam, các nước nhận nhiều yêu cầu là: Lào, Trung Hoa, Cam-pu- chia, Ô-xtơ-rây-li-a, Hàn Quốc, Nga, Anh…

Biểu đồ phân tích tỷ lệ các yêu cầu TTTPHS do phía Việt nam đề nghị Cơ quan khác có thẩm quyền, 11 % Cơ quan CSĐT 89 % Cơ quan khác có thẩm quyền Cơ quan CSĐT Nguồn: Vụ HTQT và TTTPHS - VKSNDTC)

Nội dung yêu cầu tương trợ khá đa dạng, trong đó yêu cầu về thu thập, cung cấp chứng cứ, lấy lời khai, xác minh lí lịch tư pháp chiếm 78,6%, yêu cầu tống đạt tài liệu, giấy tờ chiếm 9,1%, yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự chiếm 0,7% và các yêu cầu khác (triệu tập người làm chứng, người giám định…) chiếm 11,6%.

Thời gian gần đây xuất hiện một số yêu cầu TTTP đề nghị nước ngoài thu hồi tài sản do phạm tội mà có, thu thập chứng cứ dữ liệu điện tử, để cán bộ có thẩm quyền Việt Nam sang tham gia thực hiện tương trợ, tổ chức cho người làm chứng sang nước yêu cầu để hồ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ,...

Nội dung yêu cầu TTTPHS ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và tội phạm, trong đó có những tội phạm nghiêm trọng như: tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người (giết người, hiếp dâm, mua bán người…), tội xâm phạm sở hữu (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản), tội phạm về chức vụ (tham ô tài sản, cố ý làm trái…), các tội phạm về kinh tế, ma túy,...

Kết quả hoạt động TTTPHS góp phần giải quyết triệt để các vụ án có yếu tố nước ngồi, trong đó có nhiều vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, các vụ án về tham nhũng, chức vụ, kinh tế, được dư luận quan tâm, thu

hồi tài sản về cho Nhà nước. Ví dụ: vụ án tham ơ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam năm 2012 (vụ Vinalines); vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam năm 2014 (vụ Vinashin); vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng Công ty đường sắt Việt Nam năm 2015 (vụ JTC).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)