Những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 53 - 54)

hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Như đã luận giải ở mục 2.1.4 thì HTQT về TTTPHS là một nội dung của HTQT phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động điều tra công khai, được thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập, quy định của Luật TTTP, BLTTHS và các luật khác có liên quan.

Hoạt động HTQT về TTTPHS được thực hiện bởi nhiều chủ thể theo thẩm quyền quy định, trong đó Cơ quan CSĐT là lực lượng quan trọng, trực tiếp thực hiện hoặc ra yêu cầu TTTPHS chiếm khoảng 85% tổng số yêu cầu TTTPHS mà các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận hoặc yêu cầu.

Hoạt động HTQT về TTTPHS của cơ quan CSĐT vừa là một nội dung của HTQT phòng, chống tội phạm, đồng thời có ý nghĩa, giá trị như một biện pháp phòng ngừa tội phạm. Cơ quan CSĐT thông qua hoạt động này, bằng các biện pháp điều tra để chứng minh tội phạm, người phạm tội, trong đó làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, từ đó có giải pháp phịng ngừa loại tội phạm này. Đồng thời hoạt động điều tra, xử lý tội phạm cũng có tác động răn đe các đối tượng có ý định phạm tội. Việc điều tra xử lý các tụ điểm tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, mại dâm...), các đường dây buôn bán ma

túy,... cũng nhằm góp phần xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Hoạt động phòng ngừa tội phạm luôn gắn liền với hoạt động điều tra xử lý tội phạm, trong đó có hoạt động TTTPHS.

Trong phần này, luận án sẽ luận giải về một số vấn đề lý luận về HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT như: khái niệm, chủ thể thực hiện, nội dung, từ chối hoặc hoãn thực hiện, thủ tục áp dụng, nhiệm vụ, kênh thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)