Các nguyên tắc hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 45 - 49)

Việc xác định các nguyên tắc cơ bản trong HTQT phịng, chống tội phạm có ý nghĩa quan trọng, giúp cho việc định hướng nội dung, hình thức và mục đích hợp tác. HTQT phịng, chống tội phạm là một bộ phận của quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta. Dưới góc độ lý luận, nguyên tắc quan hệ quốc tế được hình thành từ nhu cầu, mục đích hợp tác và do chính sách đối ngoại nhất quán với nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm

bạn với tất cả các nước”. Với tính chất là một bộ phận của chính sách đối ngoại, HTQT phịng, chống tội phạm ln tuân thủ các nguyên tắc quan hệ quốc tế của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Là thành viên của Liên Hợp quốc, Nhà nước ta bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơ bản nêu trong Tuyên bố của Liên Hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, đó là các nguyên tắc: Cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hồ bình; khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ quốc gia khác; các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; các dân tộc có quyền bình đẳng và tự quyết; tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.

Điều 12 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: “Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng động quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [45].

Nhà nước ta đã thể chế hoá quan điểm trên bằng các quy định của pháp luật: Điều 492 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc HTQT trong TTHS; Điều 4 Luật TTTP năm 2007 quy định nguyên tắc TTTP; Điều 3 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; Điều 4 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 quy định nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Trên cơ sở tổng hợp các quy định về nguyên tắc hợp tác nêu trên thì HTQT phịng, chống tội phạm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước

Việt Nam. Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Nhà nước ta luôn thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hịa bình quốc tế và khu vực..." [16]. Nhà nước ta kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại nói chung và HTQT phịng, chống tội phạm nói riêng. Do đó, hoạt động HTQT phịng, chống tội phạm cũng phải tuân thủ chính sách đối ngoại trên của Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ

quốc gia, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Trong HTQT, nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm phạm. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được Hiến chương liên hợp quốc ghi nhận như là một nguyên tắc nền tảng cho mọi mối quan hệ quốc tế. Độc lập quốc gia thể hiện việc quốc gia có quyền tự quyết về mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của mình, khơng nước nào có quyền can thiệp, áp đặt. Chủ quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của Nhà nước ta trên phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế. Khi HTQT phòng, chống tội phạm, Nhà nước ta chủ động trong việc gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế; chủ động nội luật hóa các điều ước đó vào pháp luật quốc gia. Khi tiếp nhận yêu cầu hợp tác của nước ngồi, ta có thể chấp nhận hoặc từ chối thực hiện nếu xem xét thấy việc hợp tác đó ảnh hưởng đến chủ quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia.

Thứ ba, nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các

nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Khi ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về HTQT phòng, chống tội phạm, chúng ta phải xem xét, cân nhắc kỹ các điều khoản trong điều ước không trái với quy định của Hiến pháp Việt Nam, nếu có mâu thuẫn thì khơng ký kết, gia nhập hoặc bảo lưu điều khoản có mâu thuẫn đó. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước về lĩnh vực này phải tuân thủ quy định của Hiến pháp. Các cơ quan có thẩm quyền khi HTQT phịng, chống tội phạm phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trình tự thủ tục thực hiện,... Đồng thời, HTQT phòng, chống tội phạm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế gồm: tơn trọng chủ quyền quốc gia; bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; quyền dân tộc tự quyết; không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; tôn trọng các quyền cơ bản của con người; các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau; tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế;...

Thứ tư, nguyên tắc phù hợp với điều ước quốc tế mà nước CHXHCN

Việt Nam là thành viên. Trong xu hướng hội nhập quốc tế thì các điều ước quốc tế được ký kết ngày càng nhiều nhằm điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống quốc tế, trong đó có lĩnh vực HTQT phịng, chống tội phạm. Điều ước quốc tế về phịng, chống tội phạm khơng chỉ là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế mà cịn là phương tiện, cơng cụ chủ yếu để thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Việt Nam khi ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm phải cam kết tuân thủ điều ước đó, đồng thời có quyền địi hỏi quốc gia thành viên khác cũng phải tuân thủ các quy định của điều ước.

Thứ năm, nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và các quốc gia trong

nước này sẽ đối xử với nước kia tương xứng với sự đối xử của nước đó đối với mình, nhằm đảm bảo sự cân bằng và lợi ích mỗi bên. Nguyên tắc này được xem xét áp dụng trong giải quyết trong các vụ việc cụ thể khi nước ta và đối tác chưa ký điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến vấn đề cần hợp tác. Nguyên tắc này không đồng nghĩa với trao đổi ngang bằng và ngay lập tức. Tùy trường hợp cụ thể, trên cơ sở cân nhắc tính chất vụ việc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước, yêu cầu chính trị và chính sách đối ngoại của nước ta, khả năng hợp tác trong tương lai, Nhà nước ta có thể chấp nhận hoặc từ chối thực hiện yêu cầu đó hoặc thực hiện ở mức độ nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)