Nguyên tắc HTQT về TTTPHS là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoạt động HTQT về TTTPHS hoặc trong giải quyết, thực hiện các yêu cầu TTTPHS cụ thể đòi hỏi Cơ quan CSĐT phải tuân thủ. Việc xác định và thực hiện đúng, đủ các nguyên tắc sẽ giúp cho hoạt động này đạt được mục đích hợp tác, đảm bảo các yếu tố đối ngoại, chính trị và pháp luật.
Căn cứ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật trong nước thì HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tôn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi: đây là
một trong các nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Độc lập chủ quyền là điều kiện tiên quyết cho mọi mối quan hệ hợp tác quốc tế, các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền quốc gia, theo đó quốc gia này khơng được ép buộc hoặc áp đặt để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. “Bình đẳng và cùng có lợi” là điều kiện thiết yếu để giữ cho mối quan hệ hợp tác bền vững và phát triển.
Thứ hai, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam: HTQT là
một hoạt động đối ngoại và hoạt động này phải giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, nguyên tắc này định hướng đối với phạm vi hợp tác trong TTTP, mọi hoạt động HTQT về TTTP đều không được trái với Hiến pháp và các quy định của pháp luật của Việt Nam, bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Trên thực tế, để đảm bảo yêu cầu chính trị, đối ngoại và phịng, chống tội phạm; hài hịa hóa pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, ký kết các hiệp định TTTPHS có một số quy định chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016 quy định trong trường hợp này thì điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng, trừ trường hợp trái với Hiến pháp.
Thứ ba, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: khi
tham gia một điều ước quốc tế, Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ pháp lý quốc tế được quy định tại điều ước đó với tư cách là thành viên. Mọi hoạt động
HTQT về TTTPHS của Việt Nam không được trái với các nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước này. Theo đó, Việt Nam phải nghiêm chỉnh tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết, việc hợp tác của Việt Nam với quốc gia, tổ chức, khu vực này không được làm phương hại đến quan hệ HTQT đã được thiết lập trước đó của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức, khu vực khác. Đây chính là sự nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đảm bảo uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ tư, nguyên tắc “có đi có lại”: là một thực tiễn pháp lý quốc tế nảy
sinh trong quan hệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khi giữa các chủ thể này chưa ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương nhưng có yêu cầu hợp tác trong lĩnh vực nào đó. Đây là một thơng lệ quốc tế được thực hiện trên cơ sở mối quan hệ thân thiện, đôi bên cùng hỗ trợ nhau, cùng có lợi nhưng khơng trái với pháp luật quốc gia cũng như pháp luật và tập quán quốc tế và không gây phương hại đến ANTT của đất nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ được áp dụng để giải quyết từng vụ việc cụ thể trên cơ sở cân nhắc rất thận trọng các yếu tố như: tính chất vụ việc, yêu cầu chính trị, quan hệ ngoại giao…
Bên cạnh đó, thực tiễn HTQT về TTTPHS còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Một là, bảo đảm tính mục đích: HTQT về TTTPHS nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để mỗi bên thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đã cam kết trong phòng, chống tội phạm và giải quyết nhiệm vụ cụ thể của từng vụ án hình sự. Các hoạt động hợp tác cụ thể phải trong khn khổ mục đích, phạm vi hợp tác đã thỏa thuận và tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách ở mỗi bên theo quy định của các điều ước, thỏa thuận đã ký kết.
Hai là, nguyên tắc tội phạm kép: là một trong những nguyên tắc cơ bản
đó là yêu cầu TTTP nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử một hành vi mà pháp luật hình sự nước mình khơng coi đó là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm kép khơng có nghĩa là pháp luật của quốc gia yêu cầu tương trợ và quốc gia được yêu cầu tương trợ phải quy định hành vi phạm tội đó trong cùng một nhóm tội hoặc cùng tội danh và điều quan trọng là hành vi phạm tội đó có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản tương đương theo quy định của pháp luật hai Bên.