Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)

1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng bất động sản

1.2.5.1 Yếu tố chủ quan

™ Từ phía ngân hàng

Š Cách quản tri, quản lý của Ngân hàng khơng đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và lỏng lẻo trong việc kiểm tra kiểm soát.

Š Năng lực thẩm định hồ sơ vay của nhân viên ngân hàng thấp, khơng đánh giá đúng tính khả thi của phương án, dự án vay.

Š Khâu định giá giá trị tài sản chưa tách biệt với bộ phận làm hồ sơ vay, chưa mang tính khách quan và chuyên nghiệp.

Š Chú trọng tăng trưởng dư nợ cho vay mà không quan tâm đến chất lượng của khoản vay. Thiếu thông tin về người đi vay dẫn đến đánh giá khơng chính xác về năng lực trả nợ của người đi vay.

ŠKhông theo dõi sâu sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, khơng hiệu quả.

Š Khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn, một số ngân hàng thường áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng. Hoặc do mối quan hệ thân tín đối với người đi vay mà xem xét cấp tín dụng, khơng chú ý đến các điều kiện mà người đi vay có đáp ứng được hay khơng. Chính yếu tố này là nguyên nhân làm phát sinh các trường hợp rủi ro trong một số ngân hàng thương mại

™ Từ phía khách hàng

Š Cung cấp thông tin không đúng sự thật, che dấu kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp bằng các báo cáo có lợi nhuận cao nhằm tăng niềm tin cho vay của Ngân hàng.

Š Sử dụng vốn vay vào mục đích khác có nhiều rủi ro như đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán.

Š Năng lực đầu tư dự án của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: đánh giá, thẩm định khơng đúng về tính khả thi và hiệu quả của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)