Thực trạng về nợ xấu tín dụng bất dộng sản thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tính đến ngày 31/12/2012 thì tỷ lệ nợ xấu các NH tại TP.HCM là 6,26%, tăng cao nhất trong tất cả các năm. Dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn TP.HCM đến ngày 31/12/2012 khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn, trong đó cho vay đầu tư kinh doanh BĐS là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp…) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,26% tổng dư nợ kinh doanh BĐS.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng BĐS của các NHTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2007- 2012 1.60% 2.25% 2.50% 2.20% 2.80% 6.26% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu (%) Tỷ lệ nợ xấu (%) Nguồn: NHNN chi nhánh TP.HCM

Trước tình hình đó, Ngày 26/7/2013, NHNN cho ra đời công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (Cơng ty Quản lý tài sản – VAMC). VAMC được thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ – NNHNN ngày 27/6 của Thống đốc NHNN Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 53 của Chính phủ ngày 18/5/2013. VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, dưới sự quản lý, thanh tra của NHNN. VAMC là cơng cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý.

Với sự ra đời của VAMC, sau một tháng triển khai mua nợ xấu, tính đến cuối tháng 10, Cơng ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua nợ xấu của 14 ngân hàng với giá trị 11.000 tỷ đồng. Trên thực tế, giá trị gốc tính theo sổ sách của các khoản nợ này là 13.000 tỷ đồng. Theo phân loại ban đầu của công ty này, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản, hơn 20% thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Do bị động vốn trong nợ xấu, các TCTD khơng có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý

nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà cịn cả tồn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong đó, nợ xấu BĐS đang là con số báo động và cũng đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, tập trung nguồn lực xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)