Đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng bất động sản tại các NHTM trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

trên địa bàn TP.HCM

2.3.1 Thành tựu đã đạt được

Thời gian qua các các NHTM trên địa bàn TP.HCM đã căn cứ vào định hướng chính sách tín dụng của NHNN, đồng thời sử dụng một phần nguồn vốn kinh doanh để đầu tư vào lĩnh vực BĐS theo cơ chế tín dụng, hỗ trợ tích cực trong việc cung ứng vốn cho thị trường BĐS. Có thể nói rằng nguồn vốn mà các NHTM đã cung ứng cho thị trường BĐS tại TP.HCM là một nhân tố quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thị trường BĐS tại TP.HCM.

Các NHTM ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để cung ứng vốn tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu về BĐS. Các hình thức cho vay bất động sản trong thời gian qua khá đa dạng: Cho vay chủ đầu tư các dự án, cho vay các đơn vị xây lắp, nhà thầu, cho vay đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm của dự án như căn hộ, văn phịng,…

2.3.2 Những đóng góp của tín dụng bất động sản

™ Đối với nền kinh tế

Các ngân hàng đã cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua các chủ đầu tư, góp phần nâng cấp và chỉnh trang đơ thị, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thêm thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành phần kinh tế.

Đối với các thành phần kinh tế hiện nay, vốn ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu để các chủ đầu tư đủ nguồn vốn thực hiện theo nhu cầu, thực hiện dự án, phương án thuận lợi, nhanh chóng. Khi hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả sẽ mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên. Tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập trung bình có điều kiện để mua nhà để ở, góp phần ổn định đời sống, đáp ứng yêu cầu và thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển theo sự phát triển của xã hội.

2.3.3 Những hạn chế của tín dụng BĐS

- Hiện tại, tín dụng BĐS cịn nhiều hạn chế do vướng mắc về chính sách, cơ chế, rủi ro phát sinh từ thị trường BĐS. Chính sách của NHNN đối với cho vay trong lĩnh vực BĐS còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ với các văn bản pháp qui khác. Mặt khác các quy định ban hành chủ yếu mang tính khắc phục hậu quả trước mắt chưa thực sự hướng đến phát triển bền vững.

- Năng lực tài chính của ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản còn nhiều hạn chế.

- Các ngân hàng sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay kinh doanh BĐS mang tính dài hạn. Đây cũng chính là rủi ro tiềm ẩn có thể gây đổ vỡ mang tính hệ thống. Thủ tục quy định về cho vay tại các ngân hàng cịn rườm rà, phức tạp, sản phẩm tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực cán bộ thẩm định còn hạn chế.

- Tỷ lệ nợ xấu: không minh bạch về số liệu báo cáo. Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (tính đến 31-12-2012) ở mức 5,39%, nhưng đến thời điểm tháng 5-2013 con số này lại tăng lên 5,68%. Tuy nhiên, con số về nợ xấu bất động sản (BĐS) trong một báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) lại bác bỏ hồn tồn những số liệu nói trên khi cho biết, số thực nợ xấu lĩnh vực này cao gấp nhiều lần (chiếm tới 33-35% dư nợ BĐS). Điều này có nghĩa, con số của NFSC đưa ra cao gấp gần 6 lần con số báo cáo của NHNN trước đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận lại rằng, số liệu của NHNN cũng dựa trên sự cung cấp thơng tin của DN và các tổ chức tín

dụng. Nếu như con số mà NFSC công bố là con số xác thực nhất từ trước đến nay, thì quả thực, thị trường BĐS vẫn còn quá nhiều điều thiếu minh bạch. Hệ quả kéo theo là lượng nợ xấu tồn đọng trong thị trường này không hề dễ chịu. Số nợ xấu này đang đe dọa sự tồn tại của khơng ít ngân hàng cũng như sự an tồn của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)