Tình hình căn hộ cho thuê qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Nguồn: CB Richard Ellis (Việt Nam)

™ Giai đoạn từ năm 2011 đến 09/2013 : Giai đoạn khủng hoảng

Năm 2011, trước áp lực phải kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mơ, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và ngày 01/03/2011. Thống đốc NHNN đã ban hành chỉ thị 01, theo đó ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS so với năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%). Biện pháp này đã gây khó khăn lớn cho thị trường BĐS Việt Nam. Khó khăn được đẩy lên gấp đơi khi việc thực hiện thắt chặt tổng cầu thông qua thắt chặt nguồn tín dụng nhưng lại khơng có các kênh hấp thu tài chính thay thế. Năm 2011 cũng đánh dấu một năm giảm sút nghiêm trọng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS, và là năm đạt con số thấp nhất trong 5 năm qua. Đây được coi là thời điểm thị trường BĐS thực sự suy giảm nghiêm trọng.

Bảng 2.2: FDI vào lĩnh vực bất động sản qua các năm

(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm 2008 2009 2010 11/2011

FDI vào lĩnh vực BĐS 23,6 7,6 6,8 0,464

Bước sang năm 2012, thị trường nhà đất sụt giảm giá nghiêm trọng và các doanh nghiệp đã chuyển hướng xuôi dần theo thị phần căn hộ giá rẻ. Các dự án căn hộ giá rẻ phần nào giúp thị trường bớt phần ảm đạm. Tuy nhiên giai đoạn 2012- 2013 số lượng hàng tồn kho đạt mức cao kỷ lục trong những năm vừa qua và tiến độ hồn thành các dự án vẫn cịn chậm chạp. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ giao nhà so với cam kết, thi công chậm do thiếu vốn, trước tình trạng này xảy ra hiện tượng “tâm lý e ngại” của người dân, đối với những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự thì họ vẫn chưa mạnh dạn lựa chọn các dự án chưa hoàn thành, điều này thúc đẩy các chủ đầu tư phải giảm giá để giải phóng những căn hộ sẵn có từ đó có nguồn vốn tiếp tục xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)