Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 73)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mục đích kinh doanh bất động

3.2.1.8 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro

ro lãi suất

Trong thời gian sắp tới, các loại hình hoạt động kinh doanh khác sẽ phát triển như việc mua bán công ty, mua bán nợ, các sản phẩm phái sinh, chứng khốn hóa các khoản cho vay, chứng khốn hóa BĐS,…càng làm cho thị trường tài chính, ngân hàng phát triển mạnh.

Do vậy, việc quản lý rủi ro tín dụng bất động sản sẽ ngày một khó khăn. Các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và

phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển cho hoạt động ngân hàng, chính việc quản trị rủi ro hiệu quả là cơ sở, nền tảng cho việc đạt được lợi nhuận một cách bền vững.

Trong đó việc đào tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực thẩm định là rất quan trọng, bảo đảm tính chính xác, khách quan ngay từ khâu ban đầu của quá trình cho vay đối với lĩnh vực BĐS, hạn chế tối đa phát sinh rủi ro. Từ những khỏan tài trợ khả thi trong điều kiện bình thường, nếu khơng có những biện pháp phịng ngừa trước, thì với bất kỳ một sự điều chỉnh chính sách, pháp lý liên quan, khỏan tài trợ rất dễ trở thành khoản vay có vấn đề và kém hiệu quả. Các cuộc họp để ra quyết định cho vay tại các hội đồng tín dụng phải được tiến hành nghiêm túc, minh bạch và khách quan, đảm bảo khả năng ngăn ngừa rủi ro.

Các ngân hàng phải tiếp tục xây dựng, hòan thiện và củng cố hoạt động quản trị rủi ro của đơn vị thông qua việc áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn, nguyên tắc an toàn của Basel I, Basel II và các quyết định khác của ngân hàng nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Do đặc điểm của bất động sản có thời gian hòan vốn dài, nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản thường là nguồn vốn trung dài hạn. Do đó để hạn chế rủi ro thiếu thanh khoản vì chênh lệch kỳ hạn, rủi ro lãi suất vì biến động lãi suất trên thị trường, các NHTM cần tăng cường các biện pháp huy động nguồn vốn trung dài hạn trên thị trường, trích lập dự phịng đúng, đủ, thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)