Giải pháp về tổ chức trong quản lý thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 81)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mục đích kinh doanh bất động

3.2.3.5 Giải pháp về tổ chức trong quản lý thị trường bất động sản

Hiện nay còn tồn tại nhiều thách thức cho sự phát triển của thị trường BĐS như tình hình tăng dân số cơ học ngày càng cao, hạ tầng kỹ thuật, giao thơng huyết mạch, cịn yếu, quy hoạch chắp vá, quản lý vĩ mô và điều hành đơ thị chưa hồn thiện. Vì vậy, về lâu dài cần có biện pháp tổng thể từ phân vùng, quy hoạch đến đầu tư phát triển thị trường BĐS, nhằm tạo lập tính ổn định và minh bạch của thị trường, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường này

Cần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương, tăng cường năng lực cho bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường thực thi các cơng cụ giám sát để thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật. Xây dựng chế tài xử phạt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật của Nhà nước về đất đai và quản lý đất đai.

Cần hình thành cơ quan đủ tầm quản lý thị trường BĐS. Thị trường bất động sản là một lĩnh vực, không đơn thuần là một ngành kinh tế như những ngành kinh tế khác. Vì vậy thị trường BĐS cần một số cơ quan nhà nước đồng thời quản lý, trong đó Bộ Kế hoạch và đầu tư quản lý dự án, doanh nghiệp; Bộ Tư pháp đăng ký giao dịch đảm bảo; Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý đất đai; Bộ xây dựng quản lý xây dựng, nhà, thị trường BĐS; Ngân hàng Nhà nước quản lý số dư tín dụng; Bộ tài chính quản lý thuế, quỹ BĐS,… Tuy vậy, cần có một cơ quan đầu mối quản lý cấp nhà nước về BĐS và thị trường BĐS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 81)