Một số thủ pháp ngôn ngữ thể hiện chức năng tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 54 - 57)

6. Bố cục của luận án

2.3. Một số thủ pháp ngôn ngữ thể hiện chức năng tƣ tƣởng

luận báo Nhân Dân

Trong DNXL, có rất nhiều thủ pháp ngôn ngữ được sử dụng, như thủ pháp sử dụng từ ngữ hội thoại, thành ngữ, tục ngữ, ẩn dụ, hốn dụ, so sánh, các kiểu câu sóng đơi, câu hỏi tu từ, biện pháp hoà phối thanh điệu,… Ở đây, luận án tập trung khảo sát các thủ pháp tiêu biểu, đặc trưng, mang tính điển hình của DNXL giai đoạn này như: thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Các thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hốn dụ thể hiện hình thức chuyển nghĩa từ được sử dụng trong DNXL theo một nghĩa khác, theo một hình thức khác, mà thơng qua cách thức chuyển nghĩa này người phát có thể thể hiện tư tưởng và thái độ của mình. Việc hiểu được các giá trị tư tưởng hàm ẩn trong hiện tượng ẩn dụ, hoán dụ này là nhờ vào khả năng tri nhận về thế giới kinh nghiệm của người nhận trong ngữ cảnh mà diễn ngôn hành chức.

2.3.1. Thủ pháp ẩn dụ

Ẩn dụ, theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu là: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau” [Đỗ Hữu Châu, 2009:

- Sấm sét căm thù giáng xuống đầu quân xâm lược Mỹ. (số 4251, 24/11/1965)

Sử dụng hình ảnh ẩn dụ sấm sét căm thù để ví tác động mạnh khủng khiếp, thể hiện sự căm thù tột độ của quân và dân ta, và biến căm thù thành hành động chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt, người phát đã gây ấn tượng mạnh với người nhận, đồng thời người nhận cũng cảm nhận được rõ ràng, cụ thể cường độ, tốc độ mạnh mẽ của sự việc mà người phát đang đề cập tới. Các hình ảnh ẩn dụ tương tự: đất đang sụt lở,

bão táp cách mạng, con ngáo ộp “siêu pháo đài bay khổng lồ”,...

- Đất đang sụt lở dưới chân bọn xâm lược Mỹ. (số 3954, 27/1/1965)

- Giữa ngày xuân, bão táp bất ngờ ập xuống hầu hết các sào huyệt của bọn

cướp nước và bán nước. (số 5044, 1/2/1968)

- Qua hai hiệp đấu, bị thảm bại, với tổn thất về B.52 vượt mức báo động, dù

bản chất cà cuống chết đến đít cịn cay cũng khơng tài nào kéo dài thêm cuộc phản

kích và phải thú nhận “sự vơ hiệu hố” hiển nhiên của con ngáo ộp “siêu pháo đài

bay khổng lồ”. (số 7184, 29/12/1973) 2.3.2. Thủ pháp so sánh

Đây là thủ pháp được sử dụng để đối chiếu hai đối tượng khác nhau mà chỉ có một (một số) nét tương đồng nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng được đề cập. Trong DNXL, thủ pháp so sánh được sử dụng khá phổ biến nhằm gia tăng tính xúc cảm, bình giá của người phát.

- Chúng đang lồng lộn như con thú dữ cùng đường. (số 4765, 26/4/1967)

- Cách mạng Việt Nam đã trải qua bốn mươi ngày Tết, bốn mươi mùa xuân. So với một cuộc đời thì mới độ già một nửa, thế mà đã vượt qua chặng đường nghìn dặm. (số 5775, 6/2/1970)

Trong ví dụ trên, người phát sử dụng đồng thời thủ pháp so sánh: so sánh cuộc đời một con người – với chặng đường cách mạng, thủ pháp hoán dụ: bốn mươi mùa xuân để chỉ 40 năm cách mạng. Điều này cũng cho thấy, mặc dù là thể loại chính luận báo chí – khơng phải thể loại văn bản nghệ thuật, nhưng DNXL báo Nhân Dân giai đoạn này sử dụng rất nhiều các thủ pháp ngôn ngữ nhằm tăng sự biểu cảm về hình ảnh, hình tượng. Qua khảo sát DNXL, chúng tôi nhận thấy các thủ pháp này

chúng tôi chưa thống kê được trên tồn bộ số liệu được khảo sát mà chỉ có thể phân tích, thống kê trên một số văn bản cụ thể.

2.3.3. Thủ pháp hoán dụ

Đây là thủ pháp chuyển đổi tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng đó, như: lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó; lấy quần áo, trang phục thay cho con người; lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó,... Ví dụ:

- Cả nước ta reo mừng, phấn khởi trước khí thế thừa thắng dũng mãnh xông

lên của tiền tuyến lớn. (số 5044, 1/2/1968)

- Cả nước, suốt nửa tháng qua, càng sơi nổi tự hào, cùng Hà Nội, Hải Phịng,

Thái Nguyên, ôn lại cuộc chiến đấu mười hai ngày đêm căng lên quyết thắng,... (số

7184, 29/12/1973)

Trong ví dụ trên, người phát sử dụng thủ pháp chuyển đổi hốn dụ bằng cách lấy khơng gian, địa điểm thay cho người sống ở đó, như: cả nước thay cho nhân dân

cả nước, Hà Nội, Hải Phòng thay cho người Hà Nội, người Hải Phịng. Vì thế mới

có sự kết hợp Cả nước ta reo mừng, phấn khởi; Cả nước, càng sôi nổi tự hào, ôn lại

cuộc chiến đấu bởi chủ thể ở đây đã mang thuộc tính, đặc điểm của con người. Hoặc: - Nửa thế kỷ đã qua là quá trình phát triển của cả một mùa xuân bừng bừng đi tới trên đất nước ta. (số 7209, 23/1/1974)

Tính năng thể hiện hình ảnh cụ thể của thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ này, giúp cho DNXL trở nên biểu cảm, mang lại một lối tri giác mới mẻ về đối tượng được nói tới, vì thế, nó gây ấn tượng và giúp người nhận khắc sâu những gì được tiếp nhận. Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, hoán dụ được sử dụng trong xã luận thường là những hình ảnh cụ thể, gần gũi với đơng đảo người nhận, như: cà cuống chết đến đít cịn cay,

lũ thú dữ cùng đường, bão táp cách mạng, ngọn lửa cách mạng,... Nó làm cho các vấn

đề trừu tượng, khơ khan trong các chủ đề qn sự, chính trị, ngoại giao của DNXL trở nên cụ thể, gần gũi, rõ ràng, dễ hiểu đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Khảo sát trên 5 DNXL (171 câu) có chủ đề chính trị, chúng tơi thu được số liệu như sau:

Bảng 2.3. Khảo sát các thủ pháp ngôn ngữ thể hiện chức năng tƣ tƣởng Các thủ pháp Tần số (trên 171 câu) Tỉ lệ (%)

Thủ pháp ẩn dụ 29 53%

Thủ pháp so sánh 14 25%

Thủ pháp hoán dụ 12 22%

Ngay từ tiêu đề, 3/5 bài diễn ngơn có chủ đề chính trị đã được sử dụng các thủ pháp này: Cất cao lời ca chiến đấu, Chế độ Lon Non đang giãy chết, Ngọn lửa cách

mạng. Hàng loạt thủ pháp được sử dụng trong bài như: Ẩn dụ: khí thế cách mạng sục sơi, làn sóng tiến cơng dồn dập, bão táp cách mạng dữ dội, đòn sấm sét cách mạng, những quả đấm nghìn cân của các lực lượng vũ trang, cơ thể thập tử nhất sinh của chế độ Lon Non,... So sánh: lực lượng vật chất của ta không lớn nhưng vô tận như khe suối, mạch nước nguồn sâu khôn cùng, sức mạnh của địch dữ dội như lửa, đốt cháy cả thép gang,... Hoán dụ: ngai vàng mục nát; tinh thần dân tộc thức tỉnh, tế bào của Đảng,... Trong đó, thủ pháp ẩn dụ có tần số sử dụng nhiều nhất (chiếm 53%) trên

tổng số liệu khảo sát. Mật độ khảo sát 3 thủ pháp này cũng cho thấy tần số phân bố dày đặc trong diễn ngôn (55/171 câu). Các thủ pháp này mang lại cho DNXL báo

Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 hiệu quả tác động mạnh mẽ, thu hút, lôi cuốn, thuyết

phục, giác ngộ, và động viên quần chúng nhân dân.

Hệ thống các từ ngữ này mang hơi thở của giai đoạn lịch sử đó, của ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hố giai đoạn đó. Ngữ cảnh lịch sử, văn hoá mang đến tư duy, tâm thức mới, dẫn đến sự ra đời của các từ ngữ mới. Từ những ví dụ vừa phân tích cho thấy, diễn ngôn là một phần của thực tiễn xã hội, thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng và nó bị quy định bởi cấu trúc xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)