Biểu hiện qua hệ thống các quá trình phát ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 61 - 64)

6. Bố cục của luận án

2.4. Các quá trình chuyển tác biểu thị chức năng tƣ tƣởng

2.4.4. Biểu hiện qua hệ thống các quá trình phát ngôn

Các quá trình phát ngôn (tức sử dụng ngôn từ, bao gồm nói năng và cảm nghĩ), chuyển tiếp giữa các quá trình tinh thần và các quá trình quan hệ, như nói, thông báo,

nhận định,… Trong DNXL, các quá trình phát ngôn được biểu thị bằng các động từ: thề, công bố, tuyên bố, cam kết, trả lời, thú nhận, tuyên ngôn, hứa, thừa nhận, tố cáo,

- Chúng ta thề ghi xương khắc cốt mối thù không đội trời chung này. (số 4670, 20/1/1967)

- Chúng đã phải thú nhận “không có cách nào ngăn chặn nổi các trận tiến công bằng rốc-két ngày càng tăng và tàn bạo của đối phương. (số 6276, 29/6/1971)

- Sau khi Chính phủ ta công bố những điều đã thoả thuận, chính phủ Mỹ không chối những điều đó. (số 6773, 9/11/1972)

- Nhân dân ta tố cáo mạnh mẽ trước dư luận thế giới những hành động và âm mưu của Mỹ phá hoại triển vọng lập lại hoà bình... (số 6773, 9/11/1972)

- Chính Giê-rôn Pho phải thừa nhận rằng đây là cơn ác mộng lớn của nước Mỹ.

(số 7411, 15/8/1974)

Khảo sát DNXL cho thấy, các động từ biểu thị quá trình phát ngôn thường được sử dụng một cách trực tiếp gắn liền với chủ thể hành động, như: Chúng phải thú nhận, Chính Giê-rôn Pho phải thừa nhận… hay Nhân dân ta tố cáo, Chính phủ ta

công bố, Chúng ta thề,… Nó thể hiện trách nhiệm/sự chịu trách nhiệm của các chủ

thể về hành động của mình.

Ngoài 4 kiểu quá trình có tần số xuất hiện chủ đạo trên, trong DNXL còn có các kiểu quá trình hành vi và quá trình tồn tại, nhưng không phổ biến. Trong đó, quá trình hành vi là sự chuyển tiếp giữa các quá trình vật chất và các quá trình tinh thần, mang đặc điểm của cả quá trình vật chất và quá trình tinh thần. Trong DNXL, quá trình hành vi được thể hiện bằng các động từ: hoan hô, hoan nghênh,… Ví dụ:

- Hoan hô Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng anh hùng giữ vững và phát triển cuộc chiến đấu thắng lợi của mình! Hoan hô quân và dân miền Nam thắng lớn! (số 5049, 6/2/1968)

- Nhân dân ta nhiệt liệt chúc mừng Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết tròn 50 tuổi. (số 6824, 30/12/1972)

Ví dụ sau cũng tương tự: Tập đoàn hiếu chiến Ních-xơn phát điên vì chúng không thể buộc nhân dân ta khuất phục. Chúng phát điên vì tầm thất bại của chúng ở Việt Nam rộng lớn quá, khủng khiếp quá. (số 6819, 25/12/1972)

Dễ dàng nhận thấy các kiểu quá trình hành vi trong DNXL thường mang tính tri nhận, dựa trên sự cảm nhận của tâm lí của người phát.

Quá trình tồn tại trong DNXL bao gồm sự tồn tại, sự xuất hiện, sự tiêu biến của một vật hay một thực thể nào đó. Đây là quá trình chuyển tiếp giữa các sự thể vật chất và các sự thể quan hệ, được biểu hiện cụ thể như sau:

- Chúng ta đangthế tiến công. Giặc Mỹ đang ở thế thất bại và lồng lộn điên cuồng như bầy thú dữ cùng đường. (số 4681, 31/1/1967)

- Theo số liệu chưa đầy đủ, năm 1966, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 37 vạn tên địch;… (số 4664, 14/1/1967)

- Thắng lợi đó mở ra một cục diện mới tốt đẹp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta đưa sự nghiệp cách mạng của mình tiến lên. (số 7574, 27/1/1975)

Khảo sát DNXL báo Nhân Dân cho thấy, các quá trình tồn tại thường được sử

dụng trong các diễn ngôn có chủ đề Quân sự, nhằm để miêu tả, thống kê chi tiết diễn biến sự kiện của các cuộc chiến đấu, hay tổng kết các sự kiện quân sự, chỉ ra những kết quả đã đạt được, như: duy trì, phá huỷ, đánh sập, làm hỏng, tiêu diệt,... Những

kiểu quá trình này thể hiện giá trị kinh nghiệm của sự vật, hiện tượng tồn tại trong một thời gian hay không gian, như:

- Ở chiến trường thì quân Mỹ và quân nguỵ ngày càng đi sâu vào thế phòng ngự

chiến lược. (số 5739, 1/1/1970)

- Chúng duy trì một lực lượng quân sự ở Thái Lan và Đông Nam Á. (số 7606,

1/3/1975)

Kết quả khảo sát các kiểu quá trình chuyển tác trong DNXL cho thấy:

- Kiểu quá trình vật chất được sử dụng nhiều nhất, chiếm 32,27% vì chúng phản ánh kinh nghiệm, phản ánh thực tế khách quan của các sự việc, hiện tượng về tự nhiên, các điều kiện kinh tế, xã hội,… được nêu ra trong diễn ngôn. Do vậy, quá trình vật chất chiếm số lượng lớn nhằm miêu tả các sự tình, hoạt động này. Việc sử dụng kiểu quá trình này với tần số lớn cũng thể hiện đặc điểm của DNXL báo Nhân

Dân là thông tin nhanh chóng, kịp thời, cụ thể, chi tiết về sự kiện đang diễn ra theo

từng ngày, cập nhật quá trình diễn biến của sự kiện.

- Các quá trình tinh thần được sử dụng khá nhiều, chiếm 25,35%. Điều này cũng phản ánh được tính mục đích của DNXL. Bởi quá trình tinh thần vốn phản ánh thế

giới ý thức, được thể hiện ở DNXL chủ yếu là quá trình nhận thức, mong muốn và quá trình tinh thần mang tính chủ quan của người phát.

- Các kiểu quá trình quan hệ, chiếm 16,82% được sử dụng các kết cấu câu có sự kết hợp với là, hoặc kết hợp với có nhằm khẳng định ý nghĩa, vị trí hoặc thuộc tính của sự vật, hiện tượng được sử dụng rất nhiều. Đây cũng chính là đặc điểm thể loại của DNXL. Vì khác với các thể loại diễn ngôn khác, DNXL ngoài việc cung cấp thông tin cho người nhận, còn có một trách nhiệm khác, đó là giải thích, giáo dục để người nhận hiểu và đi đến thống nhất quan điểm với người phát. Quá trình quan hệ được sử dụng trong DNXL có tác dụng kết nối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giải thích rõ mối quan hệ giữa các thuộc tính của chúng để người nhận hiểu dựa trên kinh nghiệm, sự tri nhận mà người phát cung cấp.

- Mặc dù chỉ là quá trình chuyển tiếp, tuy nhiên trong DNXL các kiểu quá trình phát ngôn được sử dụng với tần số khá cao, chiếm 12,53%. Quá trình này thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta khi nói về những vấn đề chính trị, ngoại giao, thể hiện vị thế của một Nhà nước độc lập trong việc chỉ đạo các vấn đề cụ thể của đất nước. Chẳng hạn, chúng ta tuyên bố, nhân dân ta tố cáo, chúng ta kêu

gọi các nước anh em,…

- Các quá trình hành vi, quá trình tồn tại được sử dụng với tần số thấp hơn. Như vậy, dựa vào sự khác nhau về tần số sử dụng các kiểu quá trình trong DNXL, có thể rút ra nhận xét rằng tuỳ thuộc vào chủ đề, nội dung, tính chất cụ thể của diễn ngôn là gì sẽ quyết định loại quá trình nào được lựa chọn sử dụng để thể hiện nội dung đó cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)