Vị từ tình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 87)

6. Bố cục của luận án

3.1. Phƣơng tiện biểu thị tình thái thể hiện chức năng liên nhân

3.1.2. Vị từ tình thái

3.1.2.1. Vị từ tình thái biểu thị khả năng thực hiện: cần, phải, cần phải, buộc phải,...

Do tính chất thể hiện nội dung hoặc thể hiện quan điểm, chính kiến của người phát nên DNXL thường sử dụng các vị từ mang tính tình thái biểu thị khả năng cần thiết, bắt buộc thực hiện như: cần, phải, cần phải, buộc phải,…

cần/phải/cần phải/ … + động từ/tínhtừ

 Cần: đg. Không thể không làm, khơng thể khơng có, vì nếu khơng làm, khơng có thì sẽ có hại. [TĐTV: 118]. Trong DNXL, cần với nghĩa này được sử dụng trong những kết hợp như:

- Nhân dân ta cần luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết đập tan mọi âm mưu hành

động phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ phạm tội. (số 5092, 21/3/1968)

- Những cố gắng của các trường đại học mở rộng và cải tiến hình thức học tại chức cần được sự chỉ đạo kết hợp và tập trung... Sự phát triển hình thức học tại chức..

cần căn cứ vào những điều kiện mở trường học … (số 6521, 1/3/1972)

Vị từ tính thái cần được ưu tiên sử dụng trong các DNXL có nội dung định

hướng, vạch ra các đường hướng, giải pháp thực hiện cho người nhận. Đó là các DNXL có chủ đề về giáo dục, văn hố, xã hội,…

- Cần chú ý hơn nữa việc đào tạo lực lượng… Cần có nội dung chương trình huấn

luyện… Việc đào tạo cán bộ... cần được quan tâm đúng mức. (số 6159, 3/3/1971)

- Ở các thành phố và thị xã, cần gắn liền cuộc vận động… Cần phát động quần

chúng … Trong dịp Tết sắp đến, cần vận động nhân dân… (số 7585, 7/2/1975)

Trường hợp này được hiểu là Các cơ quan quản lí địa phương: Cần chú ý hơn nữa

việc đào tạo lực lượng;… Cần có nội dung chương trình huấn luyện; Cần phát động quần chúng,… Như vậy, thực chất đây chính là định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà

sử dụng các câu vô nhân xưng là khá phổ biến. Điều này cũng thể hiện tính mệnh lệnh, tính quyền lực và ý chí của Đảng, Nhà nước.

 Phải/cần phải: Khi các diễn ngôn sử dụng phải đã diễn đạt hành động ngôn trung ra lệnh/bắt buộc người nghe làm một việc nào đó. Vì thế, nó mang tính áp đặt đối với người tiếp nhận.

- Chúng ta còn phải ra sức tăng cường công tác bảo vệ trị an, chống chiến

tranh gián điệp và chiến tranh tâm lí của địch...

- Mỹ và tay sai phải chấm dứt ngay hành động mở rộng chiến tranh ở Lào. (số 3947, 20/1/1965)

Mệnh lệnh nêu trên buộc người nhận tuân lệnh, vì chúng đã làm một việc vơ cùng sai lầm, đó là “mở rộng chiến tranh ở Lào”. Sự xuất hiện của vị từ tình thái phải cho thấy hành động ra lệnh đã chính thức được thực hiện, đồng thời, nó cịn hàm ý đe dọa người tiếp nhận. Ví dụ:

- Đế quốc Mỹ cực kỳ tàn ác và đê hèn nhất định phải đền tội. (số 4146,

30/9/1965)

- Bắt đế quốc Mỹ phải trả nợ máu! (số 4065, 25/9/1965)

- Chi bộ ở nông thôn phải là người lãnh đạo sản xuất nơng nghiệp trong tình

hình mới... Mỗi địa phương cần phải dùng hết những khả năng tiềm tàng...

Đi đôi với lãnh đạo và sản xuất chiến đấu, chi bộ còn phải vận động nhân dân

hết sức thực hành tiết kiệm... đồng thời phải chăm lo bồi dưỡng... (số 4207,

11/10/1965)

Trong trường hợp cải biến: → Đi đôi với lãnh đạo và sản xuất chiến đấu, chi bộ

còn nên vận động nhân dân hết sức thực hành tiết kiệm... đồng thời nên chăm lo bồi dưỡng nhân dân... (số 4207, 11/10/1965)

thì tính mệnh lệnh, u cầu đã bị triệt tiêu.

- Nhân dân ta phải ln ln cảnh giác, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước cho đến thắng lợi hoàn tồn. (số 6757, 21/10/1972)

→ Nhân dân ta nên ln ln cảnh giác, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến thắng lợi hoàn toàn.

làm giảm nhẹ hiệu lực tác động và định hướng của diễn ngơn. Chính vì nét nghĩa này mà nên thường được sử dụng trong DNXL có chủ đề giáo dục, xã hội, văn hố - với mục đích hướng dẫn, chỉ đạo quần chúng nhân dân.

Trong các ví dụ này, phải chỉ ra rằng người tiếp nhận chỉ có một sự lựa chọn

duy nhất và hồn tồn khơng được phép từ chối. “Phải” ở đây bao hàm cả trách nhiệm của người nhận, vừa bao hàm cả “mệnh lệnh” của người phát. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người phát (ở đây là Đảng, Nhà nước) và người nhận (các tầng lớp nhân dân) là một mối quan hệ rất tế nhị. Bởi một mặt, Đảng và Nhà nước là cơ quan lãnh đạo nên có vị thế cao hơn quần chúng nhân dân, có quyền ra lệnh cho người nghe "phải, cần phải, nên" làm gì. Nhưng mặt khác, Đảng, Nhà nước là cơ quan do nhân dân bầu lên, có trách nhiệm phụng sự nhân dân, cùng nhân dân bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì thế, người phát khơng lựa chọn sử dụng các động từ cầu khiến chính danh (yêu cầu, đề nghị,…) với cấu trúc cầu khiến “D1 + V (yêu cầu, đề

nghị,…) + D2 + V (phụ)” để tránh cảm giác nặng nề, áp đặt mà lựa chọn kiểu cấu

trúc “D2+ hãy/cần/cần phải + V” với D2 bao gồm cả người phát lẫn người nhận và cấu trúc cầu khiến gián tiếp để mối quan hệ giao tiếp giữa người phát và người nhận của DNXL gần gũi mà vẫn có khoảng cách và đầy uy quyền.

 Buộc phải: Tổ hợp này mang tính áp đặt khá cao, có thể dùng trong các hành động yêu cầu, sai khiến, bắt buộc. Khi sử dụng tổ hợp này, người phát đã hàm ý muốn người nhận thực hiện hành động theo một khn mẫu, một chuẩn mực nào đó. Khn mẫu này có thể là các quy tắc đạo đức, cũng có thể là địi hỏi của hồn cảnh lịch sử, các quy định của luật pháp, chứ không do ý muốn chủ quan cá nhân của người phát.

- Đồng bào cả nước ta, từ Nam chí Bắc buộc phải làm cuộc kháng chiến thứ

hai, lần này trực tiếp chống lại tên đế quốc hùng mạnh nhất, vô cùng độc ác và xảo quyệt. (số 7024, 20/7/1973)

Nếu cải biến, bỏ tổ hợp buộc phải, như: → Đồng bào cả nước ta, từ Nam chí Bắc làm cuộc kháng chiến thứ hai, lần này trực tiếp chống lại tên đế quốc hùng mạnh nhất, vô cùng độc ác và xảo quyệt.

người phát, lại kết hợp với buộc, vốn mang tính ép buộc người nhận chấp hành mệnh lệnh một cách vô điều kiện, không thể/ không được phép từ chối cho nên tính bắt buộc càng cao. Tổ hợp này khiến phát ngơn mang tính áp đặt cao đối với người nhận.

3.1.2.2. Vị từ tình thái biểu thị mức độ tin cậy: nhất định,…

Những vị từ tình thái này biểu thị mức độ tin cậy đối với tính chân thực của điều được nói ra. Điều này thể hiện vị thế hiểu biết của người phát đối với tính chân thực của điều được nói đến, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suy luận mà người phát có được.

 Nhất định: I p. Từ biểu thị ý khẳng định chắc chắn, cho là không thể khác được. Ngày mai nhất định xong. [TĐTV: 691]. Ví dụ:

- Bệnh sốt rét đã bị đẩy lùi và nhất định sẽ bị xố bỏ hồn toàn. (số 3950,

23/1/1965)

- Bọn xâm lược Mỹ nhất định sẽ bị tiêu diệt bất cứ chúng đến bằng cách nào

và đụng đến nơi nào của nước ta. (số 3997, 13/3/1965)

- Nhân dân Việt-nam nhất định đánh thắng bọn xâm lược Mỹ. (số 4003, 9/3/1965) - Chúng ta nhất định thắng (số 4003, 19/3/1965)

- Sài Gòn – Gia Định nhất định thắng! (số 5057, 14/2/1968)

Ở đây, người phát thể hiện sự tin tưởng về điều đang được nói tới. Sử dụng vị từ tình thái nhất định, phát ngơn cịn bộc lộ ý nghĩa đương nhiên của sự việc, nghĩa là kết cục mà họ tiên lượng không những nhất định sẽ xảy ra mà còn mang tính đương nhiên. Bằng sự tin tưởng này, người phát đã tác động mạnh mẽ đến tâm lí người nhận, khiến người nhận cũng tin tưởng vào kết quả đương nhiên của sự việc.

3.1.2.3. Các vị từ tình thái biểu thị tính phân cực về thái độ, thang độ của sự tình

Khảo sát DNXL cho thấy, ngoài những vị từ tình thái tiêu biểu, các hành động ngơn từ được nhận diện nhờ các dấu hiệu hình thức, trong DNXL cịn có sự xuất hiện của các vị từ bày tỏ thái độ tích cực hoặc tiêu cực. Sự phân cực thái độ tích cực/tiêu cực ở đây được dựa trên pháp luật, hay tập quán xã hội, tri thức nền, thể hiện các niềm tin hay chân lí cơ bản… và hướng vào các lợi ích cộng đồng. Đó là các vị từ:

+ biểu thị sự đánh giá tích cực: thêm, khá, lắm, vơ cùng, cực kì, q giá, tuyệt vời, q vơ giá,…

+ biểu thị sự đánh giá tiêu cực: hơi, chỉ,…

Trên cơ sở những sự kiện và việc tạo lập diễn ngơn nhằm mục đích gì, người phát đã thang độ hố các sự vật cũng như thuộc tính của chúng. Tùy thuộc vào nghĩa mức độ và các đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đích phát ngơn mà người phát kết hợp thêm những từ ngữ nhằm gia tăng hoặc hạn định các sự vật hiện tượng đó. Ví dụ:

1/ Cơng lao của nhân dân Việt Nam và cũng là đền đáp của nhân dân Việt Nam

đối với sự ủng hộ quý vơ giá của cả lồi người tiến bộ. (số 7219, 2/2/1974)

2/ Bom đạn của chúng chỉ tưới thêm dầu vào ngọn lửa căm thù của chúng ta. Bước leo thang mới của chúng chỉ càng làm chúng ta thêm quyết tâm chiến đấu tiêu diệt chúng. (số 4765, 26/4/1967)

Trong ví dụ 1/, q vơ giá biểu thị sự đánh giá tích cực của người phát đối với

điều được nói đến trong câu. Ngược lại, trong ví dụ 2/, chỉ lại biểu thị sự đánh giá

tiêu cực của người phát đối với điều được nói đến trong câu.

Biểu đồ 3.1.2. Biểu đồ tỉ lệ phân bố các vị từ tình thái trong diễn ngơn xã luận báo Nhân Dân

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Vị từ biểu thị khả năng thực hiện Vị từ biểu thị mức độ tin cậy Vị từ biểu thị tính phân cực, thang độ 3.1.3. Các động từ và tổ hợp tình thái

Trong các trường hợp DNXL có sử dụng động từ và tổ hợp tình thái phấn đấu,

thi đua… thì sự tác động, liên nhân được thể hiện theo kiểu “mềm hoá” hơn, giảm sự

 Thi đua: đg. Cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập [TĐTV, tr.903]. Ví dụ:

- Cả nước thi đua đánh giặc, cứu nước (số 4090, 15/6/1965)

- Ra sức thi đua "mỗi người làm việc bằng hai", thực hiện thắng lợi kế hoạch

Nhà nước năm 1965 (số 4150, 14/8/1965)

 Phấn đấu: t. Gắng sức bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp. [TĐTV: 747]. Ví dụ:

- Phấn đấu đạt 5 tấn thóc một héc-ta: làm đúng thời vụ (số 4286, 24/12/1965)

- Các cơ sở sản xuất, các ngành, các địa phương phấn đấu đạt cho được các tiêu

chuẩn đã định về phẩm chất và quy cách sản phẩm. (số 6471, 10/1/1972)

 Quyết tâm: đg. (hoặc d.) Có tinh thần thực hiện bằng được điều đã định, tuy biết là có nhiều khó khăn, trở ngại. [TĐTV: 788] . Ví dụ:

- Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (số 4029, 9/5/1965)

- Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: Tăng cường cơng tác phịng khơng

nhân dân (số 4058, 14/5/1965)

- Vì tương lai con em chúng ta, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (số

7076, 1/6/1965)

- Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm

lược (số 4147, 11/8/1965)

 Kiên quyết t: Tỏ ra quyết làm bằng được điều đã định, dù trở ngại đến mấy vẫn khơng thay đổi [TĐTV: 505] . Ví dụ:

- Nhà nước ta kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng. (số 5029, 21/3/1968)

- Các dân tộc càng kiên quyết chống lại và quét sạch chúng khỏi quả đất này.

(số 6824, 30/12/1972)

- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam kiên quyết trừng trị đích đáng bọn Thiệu,

cơng cụ của đế quốc Mỹ để khơi phục hồ bình… (số 7574, 27/1/1975)

- Đồng bào vùng địch kiểm soát, dư luận Mỹ và thế giới kiên quyết lên án

chúng. (số 7574, 27/1/1975)

Những diễn ngơn với mục đích kêu gọi, khuyến khích, động viên, khẳng định… này đều thể hiện giá trị liên nhân, tác động của hành động ngôn từ. Trong

DNXL, giá trị liên nhân thể hiện ở sự kêu gọi, cổ vũ và tập hợp mọi người hành động. Sự liên nhân này vừa có hiệu lực “cầu” vừa có hiệu lực “khiến”, bởi ở đây khơng chỉ có áp đặt, mệnh lệnh mà còn cả đề nghị, mong muốn, kêu gọi, khuyến khích người nhận hành động. Trong các trường hợp này người phát mong muốn người nhận thực hiện các hành động mang tính tự nguyện, trên cơ sở lợi ích chung, sự thấu hiểu và trách nhiệm, mà tự nguyện thực hiện hành động, vì thế đã chủ động hạ thấp vị thế quyền lực của mình xuống cùng với người nhận, để cùng thực hiện hành động được nêu ra trong diễn ngơn. Điều đó thể hiện “quyền lực mềm” của ngơn ngữ, nó được sử dụng để biến hố “quyền lực” xã hội sao cho phù hợp với đối tượng, với ngữ cảnh giao tiếp nhằm có thể mang đến hiệu quả cao nhất.

Qua khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu thị tính tình thái trong DNXL có thể thấy các phương tiện này khá đa dạng và thuộc nhiều kiểu loại khác nhau.

3.1.4. Quán ngữ tình thái

Khảo sát tư liệu cho thấy có một số quán ngữ tình thái có thể thể hiện chức năng liên nhân trong DNXL báo Nhân Dân. Đó là: chứng tỏ rằng, rõ ràng (là), hiển

nhiên, rất rõ rằng,… Ví dụ:

- Rõ ràng Mỹ, Thiệu tuy thất bại, nhưng không bao giờ chịu tôn trọng những

điều cam kết, ký hiệp định rồi lại vi phạm và phá hoại nó. (số 7574, 27/1/1975)

- Hiển nhiên là trên dải đất miền Nam thiêng liêng của chúng ta, khơng có một

nơi nào an tồn cho giặc Mỹ và tay sai. (số 5031, 19/1/1968)

Các quán ngữ rõ ràng (là), hiển nhiên biểu thị ý khẳng định chắc chắn về kết

quả sự việc, cho biết khả năng điều nêu trong câu xảy ra là rất cao.

3.1.5. Tiểu từ tình thái

Ngồi các phương tiện biểu thị tình thái nêu trên, DNXL báo Nhân Dân cịn sử dụng tiểu từ tình thái cuối câu ư nhằm tường minh hóa hiệu lực ở lời. Ví dụ:

- Chúng muốn tự xưng là người “bảo vệ thế giới tự do” ư? Chúng muốn người

ta khâm phục lối sống của chúng ư? Chúng muốn nói đến lương tâm và nhân phẩm

ư? (số 6824, 30/12/1972)

Tiểu từ tình thái ngồi ư cịn có à, nào, đi, nhé, nhỉ,… Tuy nhiên, chỉ có ư được sử dụng như là một phương thức thể hiện chức năng liên nhân trong NDXL báo

3.2. Hành động ngôn từ thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân báo Nhân Dân

Căn cứ vào đặc trưng của loại hình DNXL, trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát ba nhóm hành động ngơn từ tiêu biểu cho DNXL là cầu khiến, kết ước, biểu cảm, với dấu hiệu nhận diện là các động từ ngôn hành được sử dụng trong diễn ngôn. Chọn khảo sát ba nhóm hành động này bởi luận án nhận thấy đây là các nhóm hành động thể hiện quan hệ liên nhân nổi trội hơn cả và bộc lộ trực tiếp mối quan hệ giữa người phát - người nhận. Cụ thể, đối với hành động biểu hiện và hành động tun bố thì đích ở lời liên quan đến nội dung mệnh đề: người phát thông qua phát ngơn của mình để xác nhận sự có mặt hoặc vắng mặt sự vật, sự việc nào đó (biểu hiện), hoặc làm cho nội dung mệnh đề trở thành hiện thực. Nội dung mệnh đề của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)