Các thức thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn xã luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 99 - 104)

6. Bố cục của luận án

3.3. Các thức thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn xã luận

Qua khảo sát cho thấy DNXL trong báo Nhân Dân sử dụng các thức sau:

3.3.1. Thức nghi vấn

Thức này tồn tại trong tiếng Việt dưới dạng câu hỏi tu từ “là những câu nghi vấn không cần sự trả lời”. “Có nghĩa là, chúng là những câu có hình thức hỏi nhưng lại khơng địi hỏi cung cấp thơng tin, chúng mang những giá trị ngôn trung khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác” [Lê Thị Thu Hồi, 2013: 11]. Ví dụ:

- Đó phải chăng là “hình ảnh hấp dẫn của bày trẻ em khoẻ mạnh trong lớp

học” mà tên khát máu Giôn-xơn từng rêu rao? (số 4209, 13/10/1965)

- Tín hiệu của chúng ta ư? (số 6819, 25/12/1972)

- Tại sao những cuộc oanh tạc đó vẫn tiếp tục và tăng cường? Chúng ta biết rằng hơn một nửa số bom Mỹ hàng chục triệu tấn giội xuống… (số 6820, 26/12/1972)

Người phát đưa ra câu hỏi phải chăng, tại sao, ư,… nhưng ngay lập tức cung

cấp các chứng cứ, các luận điểm chúng ta biết rằng,... để người nhận tự xác định

được câu trả lời. Các phát ngơn tồn tại dưới hình thức nghi vấn với các các ngữ thái từ chuyên dụng như: ư, chăng, nào,… hoặc các đại từ nghi vấn phải chăng, vì sao,

tính diễn cảm của phát ngơn, thu hút, tác động người nhận. Bằng việc sử dụng các câu hỏi tu từ, người phát đã thực hiện một chiến thuật giao tiếp khéo léo nhằm tác động, định hướng nhận thức của người nhận. Tuy nhiên, ở đây người phát chỉ đặt vấn đề, đề xuất những nghi vấn, cịn chính người nhận tự suy luận, tự nhận thức, trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi. (Về vấn đề này, chúng tơi đã có dịp đề cập chi tiết ở chương 2, phần câu hỏi lập luận.)

Trong một số DNXL đặc biệt, người phát sử dụng hàng loạt các thức nghi vấn với tần số liên tục tạo nên sự đồng cảm giữa người phát - người nhận, lúc này ranh giới giữa người phát - người nhận bị xố nhồ, cả hai như thành một, đồng thời làm gia tăng sự nghi vấn đối với các nội dung sự tình được đưa ra, ví dụ:

- Phải chăng vì khơng có cái nhìn mới, thấu suốt phương hướng của Trung

ương và thiếu những biện pháp cụ thể cho nên… Phải chăng trong thực tế sản xuất chúng ta còn tách rời ba thế mạnh?… Phải chăng nên kinh doanh tổng hợp, sản

xuất nhiều mặt hàng trên cơ sở quy hoạch hoàn chỉnh… (số 7168, 13/12/1973)

- Đem thanh danh, uy tín nước Mỹ buộc vào sự sống sót của những tên Việt gian và Khơ-me gian hết sức tồi tệ như Thiệu và Lon Non thì làm sao thuyết phục

được nhân dân Mỹ? Thú nhận chỗ sai trái về mặt pháp lí, chúng nói đến nghĩa vụ...,

nhưng đạo lí nào, tinh thần nào cho phép Mỹ tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp

ở miền Nam Việt Nam và Cam-pu-chia? (số 7606, 1/3/1975)

Với kiểu cấu trúc thức nghi vấn, DNXL thường đưa ra hàng loạt câu hỏi liên tiếp nhau, thể hiện sự hoài nghi trong hàng loạt vấn đề được đưa ra của diễn ngôn.

Trong xã luận cũng sử dụng nhiều câu hỏi mang tính tu từ hay câu nghi vấn lựa chọn với các quan hệ từ như hay, hoặc nhằm làm tăng sự nghi vấn, tăng áp lực cho

người nhận trong việc lựa chọn giải pháp mà người phát đã chỉ ra. Chẳng hạn:

- Tiến cơng vào lúc khó khăn hay bị động đối phó? Hết lịng chăm lo việc chung hay quay trở về thu xếp việc nhà trước hết? Tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà tiến lên hay vin cớ khó khăn, bng lỏng quản lí, để cho xã viên tự lo liệu lấy đời sống?... (số 7152, 27/11/1973)

Ở đây, người phát đưa ra những khả năng để người nhận lựa chọn một trong những khả năng ấy, như: tiến công hay bị động, chăm lo việc chung hay quay trở về

cớ khó khăn, nhưng thực ra đã chủ động sử dụng thức nghi vấn lựa chọn này để đạt tới hiệu lực ở lời của một hành động ngôn ngữ khác. Những lựa chọn ấy đã định hướng sẵn câu trả lời cho người nhận (là: tiến công, chăm lo việc chung, tăng cường

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà tiến lên) bởi người nhận trong những hồn

cảnh ấy khơng thể đưa ra những lí do hợp lí cho việc lựa chọn khả năng cịn lại (vì nó khơng phù hợp với các ước định xã hội vào thời điểm hiện tại, là phải đấu tranh, hy sinh vì cái chung, vì đất nước).

Kết quả khảo sát cho thấy, thức nghi vấn được người phát sử dụng đặc biệt nổi trội trong các DNXL có mục đích phân tích hành động của đế quốc Mỹ, bằng cách đặt ra hàng loạt các nghi vấn về những gì đế quốc Mỹ đã từng rêu rao, tuyên bố. Thức nghi vấn thể hiện trong DNXL báo Nhân Dân gắn liền với các đại từ nghi vấn chuyên dụng để hỏi như: phải chăng, vì sao, tại sao, ai,… hoặc các quan hệ từ thể hiện sự nghi vấn lựa chọn như: hay, hoặc,… Riêng các ngữ thái từ chuyên dụng trong việc tạo câu nghi vấn tiếng Việt như: à, nhỉ, nhé,… không thấy xuất hiện trong thể loại này.

3.3.2. Thức cầu khiến

Thức cầu khiến ở đây được hiểu với “nội hàm của ý nghĩa cầu khiến bao gồm ý nghĩa cầu (cầu xin, nhờ vả, mời mọc, chúc tụng), ý nghĩa khiến (sai khiến, ra lệnh, cấm đoán) hoặc vừa khiến vừa cầu (đề nghị, dặn dò, khuyên bảo)” [Đào Thanh Lan, 2012: 53].

Chẳng hạn, trong DNXL, khi đề cập đến phía mình, thức này được sử dụng mang tính kêu gọi, thúc giục người tiếp nhận hành động, như:

- Nhận rõ tình hình và nhiệm vụ trước mắt: Tồn thể cán bộ, đảng viên chúng ta hãy dũng cảm phấn đấu vươn lên! (số 3986, 2/3/1965)

- Miền núi hãy phấn đấu đạt 5 tấn thóc một héc ta (số 4041, 26/4/1965)

Trong DNXL, hãy thường được sử dụng hướng đến những đối tượng cầu khiến không phải là một cá thể mà là một tập hợp với nghĩa tất cả. Vì thế, các phát ngơn chứa hãy mang sắc thái kêu gọi, hô hào và thường được kết hợp trước phần nội dung hành động để tạo thức cầu khiến.

Ngoài việc sử dụng hãy như là một yếu tố chuyên dụng tạo thức cho diễn ngôn kể trên, DNXL cũng sử dụng một số phương tiện khác nữa để tạo tính cầu khiến, như các từ nên, cần, phải,… Tuy nhiên các động từ vốn mang ý nghĩa “cầu khiến” như:

đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, cấm, khuyên,... không phải là những yếu tố chuyên dụng để

tạo cấu trúc thức, khơng có tư cách là bộ phận cấu thành cấu trúc thức nên tạm thời luận án không bàn sâu ở đây.

Khác với thức cầu khiến trong các thể loại báo chí khác như diễn ngơn phỏng vấn hay diễn ngơn truyện kể là các yếu tố có khả năng kết hợp để tạo thức cầu khiến có thể đứng ở trước hoặc ở sau nội dung hành động. Trong DNXL chỉ xuất hiện kết hợp các yếu tố tạo thức cầu khiến trước nội dung hành động, như: hãy, nên, cần, phải

+ nội dung hành động.

Như vậy, thức cầu khiến nêu lên ý chí của người phát, vì thế nó gắn liền với ý nghĩa hành động. Trong tiếng Việt, thức cầu khiến bao gồm cả hai dạng khẳng định và phủ định (kết hợp với đừng, chớ), tuy nhiên trong DNXL không xuất hiện kết hợp phủ định này. Có thể lí giải điều này, bởi xét về nghĩa thì hãy biểu thị tình thái cầu khiến

với ý khẳng định, thiên về sự ra lệnh, thúc giục, kêu gọi, đề nghị người nhận thực hiện hành động mà người phát cho là cần thiết. Trong khi đó, đừng, chớ thiên về yêu cầu, biểu thị tình thái khuyên bảo hơn là ra lệnh. Mục đích của DNXL là tuyên truyền, phổ biến, cập nhật thông tin cho quần chúng nhân dân, nhưng cao hơn, đó là thuyết phục, kêu gọi, đề nghị người nhận hành động theo đường hướng mà người phát đã chỉ ra, vì thế, việc sử dụng hãy ở đây cũng thể hiện rõ tác động liên nhân đó.

Cũng sử dụng hãy + nội dung hành động, nhưng khi nói về phía địch, kết hợp này lại được sử dụng với hàm ý đe doạ, thách thức, như:

- Bọn gây chiến Mỹ hãy coi chừng. (số 3989, 5/3/1965)

Trong trường hợp này hãy đóng vai trị bổ sung sắc thái đe doạ đến đối tượng tiếp nhận rằng điều không hay có thể bất thình lình xảy ra với chúng. Ở đây, hãy

được sử dụng ngoài nét nghĩa yêu cầu, đề nghị còn thể hiện mong muốn của người phát về hiện thực mà người phát tiên lượng sẽ trở thành sự thật. Như vậy, kết hợp này vừa đồng thời hướng đến đối tượng được nói đến (quân địch), vừa hướng đến đối tượng là người nhận (quần chúng nhân dân), tác động đến người nhận để họ tin tưởng vào sự tình mà người phát đã chỉ ra.

Cùng với việc kết hợp với phụ từ hãy nhằm tạo thức cầu khiến, DNXL còn sử

dụng các từ thực mang nghĩa cầu khiến như: chúc tụng, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm đoán,…

Trong DNXL, các phương thức biểu thị thức cầu khiến chứa đựng những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Điều này phụ thuộc vào phương tiện sử dụng, như ngữ điệu, từ tình thái…, nhưng tựu trung lại, DNXL vẫn chủ yếu sử dụng kết hợp phụ từ hãy và một số từ thực mang nghĩa cầu khiến như: chúc, mong hoặc kêu gọi, thúc giục, như: Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

3.3.3. Thức cảm thán

Thức cảm thán trong tiếng Việt có mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người phát. Trong DNXL, thức cảm thán có thể khơng có cấu trúc của một câu đầy đủ mà có cấu trúc cụm danh từ, cụm tính từ như lời hô gọi, khẩu hiệu, kiểu: tự hào

thay, vinh dự thay, vẻ vang thay, vinh quang thay,…

- Tự hào thay các chiến sĩ không quân trẻ tuổi của chúng ta. Các chiến sĩ

không quân nhân dân anh hùng hãy phát huy truyền thống vẻ vang của mình, tiến cơng thật dũng mãnh, bắn rơi thật nhiều máy bay… (số 4381, 4/4/1966)

- Vinh quang thay quân và dân miền Nam anh hùng đã cắm ngọn cờ chiến

thắng trên đỉnh đầu quân địch! (số 5031, 19/1/1968)

Ở đây, diễn ngôn đã trở thành một lời kêu gọi, cổ vũ, và động viên mạnh mẽ các chiến sĩ. Từ đó, người phát đưa ra những thơng điệp ý nghĩa hãy phát huy truyền

thống vẻ vang để thúc giục người nhận hành động mạnh mẽ hơn nữa.

- Vẻ vang thay miền Nam anh hùng!

- Vẻ vang thay các chiến sĩ và đồng bào đang chiến đấu dũng cảm trên tiền

tuyến lớn của Tổ quốc! (số 5053, 20/2/1968)

Trong ví dụ trên, người phát đã sử dụng tính từ + thay để chỉ nội dung sự kiện

gây cảm xúc mạnh mẽ cho người nhận. Người phát sử dụng tính từ chỉ nội dung đánh giá (vẻ vang) đứng trước và tiếp sau đó là danh từ (cụm danh từ) chỉ đối tượng mà cảm xúc hướng đến (miền Nam, các chiến sĩ và đồng bào đang chiến đấu dũng

cảm) để định hướng tư tưởng, tình cảm người nhận, đồng thời cũng đứng về phía

người nhận, chia sẻ với người nhận những cảm xúc ấy. Đây cũng là dấu hiệu nhận diện đặc biệt của xã luận, vì so với các thể loại báo chí khác như phóng sự, tin tức, do sự địi hỏi khách quan của người phát trong việc bình giá sự kiện, những dấu hiệu cảm thán như vậy không được sử dụng. Mặt khác, do hoàn cảnh lịch sử giai đoạn ấy,

xuyên hơn, mang tính kêu gọi và định hướng rõ rệt. Trong báo chí hiện nay các kết hợp này hầu như không xuất hiện.

Bảng 3.3.1. Dấu hiệu nhận diện các thức trong DNXL báo Nhân Dân Thức sử dụng Một số dấu hiệu nhận diện thƣờng dùng

Thức nghi vấn phải chăng, vì sao, làm sao, nào, gì, …hay…, ư

Thức cầu khiến hãy (hãy phấn đấu, hãy đánh mạnh, hãy cố gắng,...)

Thức cảm thán thay, thế là chẳng những… thay vào đó, thật là, mà thơi,…

Qua khảo sát, nghiên cứu nhận thấy thức nghi vấn và thức cầu khiến được sử dụng nổi trội hơn cả. Những thức này mang lại hiệu quả to lớn, có sức tác động mạnh mẽ đến người nhận. Song song với việc sử dụng các từ ngữ như: thay, xiết bao,... trong thức cảm thán, hãy... trong thức cầu khiến, người phát còn sử dụng ngữ điệu cảm thán và ngữ điệu cầu khiến khi sử dụng nhằm làm tăng sự tác động đối với người nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)