Mạch lạc trong diễn ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 135 - 136)

6. Bố cục của luận án

4.2. Mạch lạc trong triển khai thông điệp của diễn ngôn xã luận

4.2.1. Mạch lạc trong diễn ngôn

Muốn được người nhận tiếp nhận một sự việc hay hiện tượng như một sự kiện có tính giao tiếp, người phát phải giả định trước một chuẩn mực về các quy tắc, các mã được chấp nhận tiềm ẩn hay tường minh của cộng đồng mà mình phụ thuộc. Muốn hiểu được sự kiện trong diễn ngôn, người nhận, trước tiên phải nắm vững chuẩn mực đó, nghĩa là trật tự tồn tại bình thường của người và sự vật được xã hội quy ước ở một thời điểm lịch sử nhất định. Nghĩa là người nhận phải giả định một thang giá trị trong đó sự kiện sẽ gia nhập và mang nghĩa. Như vậy, căn cứ trên nội dung nghĩa chủ đề của sự kiện trong văn bản, có thể luận giải được mối quan hệ biểu hiện cấu trúc chủ đề của diễn ngơn. Bởi văn bản, ngồi mối quan hệ luỹ tiến giao tiếp, cịn phải có sự thống nhất về chủ đề, sự hồn chỉnh về cấu trúc,... Đây chính là cách tổ chức làm sao cho các bộ phận hợp thành một thể thống nhất, hợp lí, mạch lạc góp phần thể hiện chủ đề và nội dung. Việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ, các tổ chức diễn ngôn theo một cách thức nhất định sẽ tạo nên sự thống nhất cấu trúc trong diễn ngơn - đó là tính liên kết của văn bản và tính mạch lạc của diễn ngôn. Mạch lạc là điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất khiến cho một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một văn bản, hay một diễn ngơn. Tuy nhiên, mạch lạc vẫn là một cái gì đó khó nắm bắt, bởi vì nó thuộc về tầm rộng và chiều sâu cấu trúc nội dung toàn văn bản. Nó được thể hiện bởi các phương tiện biểu hiện liên kết hình thức và liên kết nội dung. Tính mạch lạc của diễn ngơn là sợi chỉ đỏ nối kết và dẫn dắt các sự kiện trong văn bản theo một định hướng, mục tiêu giao tiếp nhất định.

Tuy nhiên, việc “hiểu được nghĩa của một thông điệp ngôn ngữ chỉ trên cơ sở từ ngữ và cấu trúc mà câu dùng để chuyển giao thơng điệp đó là ảo tưởng” [Brown - Yule, 2002: 345], bởi ngoài việc sử dụng kết cấu cú pháp và từ vựng để giải thuyết thông điệp, chúng ta vẫn cần nhiều thông tin hơn thế để hiểu được những giá trị mà người phát đã giả định trước khi tạo lập diễn ngôn.

nhau, việc chúng nằm cận đề nhau đã đưa đến việc chúng ta giải thuyết chúng như là được nối kết với nhau” [Brown- Yule, 2002: 347]. Ngữ cảnh được quy chiếu tới thông điệp của diễn ngôn là ngữ cảnh tình huống mà diễn ngơn đó hành chức, là những gì liên quan đến bên ngồi ngơn ngữ của văn bản nhưng có đóng góp vào ý nghĩa thơng điệp mà văn bản chuyển tải. Mạch lạc với ngữ cảnh được biểu hiện qua biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ bên trong văn bản với tình huống bên ngồi văn bản, như: từ ngữ được quy chiếu nghĩa trong điều kiện ngữ cảnh của thực tế diễn ngơn; từ ngữ thích hợp với thời đại, xã hội – văn hố. Mạch lạc trong diễn ngơn được biểu hiện trong cách duy trì và triển khai chủ đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)