Hành động ngôn từ thể hiện chức năng liên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 94 - 99)

6. Bố cục của luận án

3.2. Hành động ngôn từ thể hiện chức năng liên nhân

báo Nhân Dân

Căn cứ vào đặc trưng của loại hình DNXL, trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát ba nhóm hành động ngơn từ tiêu biểu cho DNXL là cầu khiến, kết ước, biểu cảm, với dấu hiệu nhận diện là các động từ ngôn hành được sử dụng trong diễn ngôn. Chọn khảo sát ba nhóm hành động này bởi luận án nhận thấy đây là các nhóm hành động thể hiện quan hệ liên nhân nổi trội hơn cả và bộc lộ trực tiếp mối quan hệ giữa người phát - người nhận. Cụ thể, đối với hành động biểu hiện và hành động tun bố thì đích ở lời liên quan đến nội dung mệnh đề: người phát thơng qua phát ngơn của mình để xác nhận sự có mặt hoặc vắng mặt sự vật, sự việc nào đó (biểu hiện), hoặc làm cho nội dung mệnh đề trở thành hiện thực. Nội dung mệnh đề của nhóm hành động này cũng là một mệnh đề được đánh giá đúng, sai (biểu hiện), hoặc chính là một mệnh đề (tuyên bố). Còn đối với nhóm hành động cầu khiến, kết ước, biểu cảm, thì đích ở lời thể hiện sự tương tác giữa người phát - người nhận, chứ khơng cịn là ở nội dung mệnh đề. Như, đối với hành động điều khiển, đích ở lời là người phát thơng qua phát ngơn của mình để làm cho người nhận làm một cái gì đó; hành động kết ước thì người phát lại thơng qua phát ngơn của mình để tự đặt mình vào trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong tương lai; hành động biểu cảm thì người phát lại thơng qua phát ngơn của mình để bày tỏ một trạng thái tâm lí đối với nội dung của mệnh đề. Như vậy, cả ba nhóm hành động này đều thể hiện trạng thái tâm lí người phát hay người nhận, và nội dung mệnh đề liên quan trực tiếp đến trạng thái tâm lí của người phát/ người nhận. Với hành động cầu khiến, trạng thái tâm lí là muốn người nhận thực hiện hành động. Với hành động biểu cảm, trạng thái tâm lí phụ thuộc vào hành động ngôn từ. Với hành động kết ước, trạng thái tâm lí của người phát là định làm cái gì đó. Để những hành động này thực hiện đúng với chủ ý của người phát, cần phải có những điều kiện thuận ngơn (J. Austin và J. Searle). Đó là: a) Điều kiện nội dung mệnh đề: người tham gia giao tiếp phải hiểu ngôn ngữ đang sử dụng; b) Điều kiện chuẩn bị: quy định người nói cần phải có những hiểu biết nhất định để hành động ngôn từ được thực hiện, như: vị thế giữa các bên tham gia giao tiếp, về ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn; c) Điều kiện chân thành: quy định người phát phải có trạng thái

thiết yếu: quy định kiểu trách nhiệm và sự ràng buộc khi hành động nói được thực hiện đối với người phát và người nhận. Người phát trong DNXL báo Nhân Dân là người đại diện cho tiếng nói của Đảng, của Nhà nước (sử dụng danh/đại từ chỉ ngôi ở ngôi gộp chúng ta, quân ta - bao gồm cả người nói lẫn người nghe, hoặc được tỉnh lược)

người nhận là đông đảo quần chúng nhân dân. Như vậy, xét từ góc độ chức năng, hành động ngôn ngữ trong DNXL thoả mãn các điều kiện trên. Ví dụ, đối với hành động biểu cảm, các vị từ hành động cảm ơn, chúc, tự hào,... đích tại lời là thơng qua phát ngơn, người phát bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hiện thực. Khi thực hiện những hành động ngơn từ thuộc nhóm này người nói nhằm làm cho lời khớp với hiện thực hay làm cho hiện thực khớp với lời mà phải bày tỏ sự chân thành với những gì được biểu lộ.

3.2.1. Nhóm hành động cầu khiến/điều khiển (directives)

Hành động cầu khiến là những hành động nói mà người nói dùng để làm cho người nghe làm cái gì đó như: cấm, ra lệnh, thỉnh cầu, đề nghị, khuyên, yêu cầu, kêu

gọi,…. Đó “là những cố gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể

là những cố gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy” (J. Searle, theo [Nguyễn Văn Độ, 1999: 5]).

Bản thân DNXL có chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo để người nhận thực hiện những chủ trương mà người phát đã đề ra, vì thế nó chứa động từ ngơn hành có chức năng hướng dẫn, chỉ dẫn quần chúng nhân dân cách thức thực hiện đường lối đó. Kiểu hành động ngơn từ cầu khiến thích hợp thể hiện mối quan hệ liên nhân giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân thường là nên, cần:

- Khi tổ chức và phát triển lại nghề thủ công ở vùng nông thôn và vùng kinh tế mới, nên chú ý khai thác tại chỗ kết hợp với nghề cổ truyền.... (số 4284, 7/12/1965)

Tuy nhiên, khi đối tượng được nói tới là địch, DNXL sử dụng hành động ngôn từ nhằm bộc lộ thái độ, trạng thái tâm lí tiêu cực đối với người nhận, như cảnh cáo,

hành động ngơn ngữ nhằm đe doạ: nghiêm khắc lên án… Ví dụ:

 Cảnh cáo: đg 1. Báo cho biết phải từ bỏ thái độ hoặc việc làm sai trái, nếu khơng sẽ bị xử trí, trừng phạt; 2. Khiển trách nghiêm khắc, cho biết nếu không sửa

- Chúng ta nghiêm khắc cảnh cáo Mỹ, Thiệu; cứ tiếp tục phá hoại Hiệp định và

Định ước Pa-ri thì nhất định sẽ thất bại nặng nề hơn nữa.

- Chúng ta nghiêm khắc cảnh cáo bọn tội phạm chiến tranh Giôn-xơn - Mắc-

Na-ma-ra. (số 4284, 27/12/1965)

Cảnh cáo là một hành động nhằm mục đích cảnh tỉnh đối tượng được nói tới, ở

đây là bọn tội phạm chiến tranh Giôn-xơn - Mắc-Na-ma-ra, với hàm ý đối tượng

đang làm những việc sai trái và người nói cảnh tỉnh để đối tượng biết mà sửa chữa điều sai trái đó. Đồng thời, người nói cũng thể hiện sức mạnh, thị uy đối tượng. Ở khía cạnh này, vị thế uy quyền (quyền uy đại diện cho cái chính nghĩa, cơng lí, hồ bình) mạnh mẽ hơn cả vị thế xã hội của người tạo lập diễn ngôn.

- Cả nước ta nghiêm khắc lên án những hành động tội ác của Mỹ, nguỵ và cảnh

cáo chúng rằng bom đạn và hơi làm chảy nước mắt không cứu nổi chúng khỏi sự thất

bại hoàn toàn. (số 5049, 6/2/1968)

Người phát, nhân danh cả nước ta cảnh cáo, lên án Mỹ, nguỵ đã đàn áp nhân

dân. Ở đây, người phát đã đặt vị thế của mình cao hơn vị thế của đối tượng, bởi đối tượng đã cố tình vi phạm đạo đức, xâm lược và gây nên tội ác chiến tranh. Hành động của người phát nhân danh lẽ phải, sự cơng bằng và vì thế có vị thế cao hơn đối tượng, đã cảnh cáo đối tượng sẽ phải chịu thất bại hồn tồn.

3.2.2. Nhóm hành động kết ước (commisives)

Hành động kết ước là những hành động nói mà người nói dùng để cam kết chính mình vào việc thực hiện một hành động nào đó trong tương lai như: quyết, thề, nguyện,

đảm bảo, hứa hẹn, cam đoan... Trong DNXL, có các hành động kết ước tiêu biểu là:

 Quyết: đg. 1. Định dứt khốt làm việc gì, sau khi đã cân nhắc. Chí đã quyết. 2. Nhất định thực hiện bằng được điều đã định, khơng kể khó khăn, trở lực. Quyết không lùi bước. Tinh thần quyết thắng. [Hoàng Phê: 787].

- Đáp lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, chúng ta

quyết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng

miền Nam, thống nhất nước nhà. (số 4711, 3/3/1967)

Ở đây, người phát (chủ thể cam kết - chúng ta) đã tiến hành ràng buộc trách nhiệm với người nhận (quần chúng nhân dân - được tỉnh lược) bằng động từ ngôn hành quyết.

- Chúng ta quyết cùng nhau đoàn kết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. (số 5018, 6/1/1968)

Trong các phát ngôn này, hướng khớp ghép của hành động quyết là hành động

tương lai của người phát. Người phát thơng qua các phát ngơn của mình để tự đặt mình vào trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong tương lai.

 Thề: đg. Nói chắc, hứa chắc một cách trịnh trọng, viện ra vật thiêng liêng hay cái gì quý báu nhất (như danh dự, tính mạng) để đảm bảo [Hoàng Phê: 899]. Chẳng hạn, trong DNXL, hành động thề được sử dụng:

- Chúng ta thề ghi xương khắc cốt mối thù không đội trời chung này. (số 4640,

21/12/1966)

- Cả nước ta thề sẽ trả thù cho Bến Súc. (số 4670, 20/1/1967)

Ở đây, động từ ngôn hành thề đã cho thấy người phát đã tự gán cho mình

(chúng ta, cả nước ta - bao gộp cả người phát) trách nhiệm thực hiện hành động trả thù cho Bến Súc, ghi xương khắc cốt mối thù,… mà người phát tin rằng hành động đó

có lợi cho người nhận. Đồng thời, thề còn bày tỏ quyết tâm cao độ của người phát với điều mình hứa hẹn.

 Nguyện: tự nhủ, tự cam kết sẽ làm đúng như vậy (nói về điều mà mình coi là thiêng liêng, đáng trân trọng [Hoàng Phê: 672].

- Nhân dân ta nguyện cùng nhân dân An-giê-ri không ngừng tăng cường và

củng cố mối tình hữu nghị chiến đấu đó. (số 7254, 9/3/1974)

- Khâm phục và biết ơn sâu sắc cuộc chiến đấu anh dũng tuyệt vời của nhân

dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào, nhân dân Việt Nam nguyện xứng đáng với những tình cảm thắm thiết và cao đẹp của nhân dân hai nước. (số 7264, 19/3/1974)

Ngữ liệu khảo sát cho thấy hành động cam kết trong DNXL được nảy sinh do sự thôi thúc bên trong, từ ý định thực sự của chủ thể cam kết, đồng thời có mục đích và đối tượng rõ ràng. Mặt khác, bởi nhóm hành động cam kết trong DNXL ý thức hướng tới một đối tượng người nhận cụ thể nên đối tượng tiếp nhận cam kết thường xuất hiện trong diễn ngơn. Trong ví dụ trên là nhân dân An-giê-ri, nhân dân Cam- pu-chia và nhân dân Lào. Khảo sát các hành động ngôn từ cam kết trong DNXL, cho

như thề, nguyện, quyết,…, thể hiện một mức độ cam kết cao thiên về cảm xúc tự

nguyện. Điều này xuất phát từ ý định của chủ thể phát ngôn muốn bày tỏ quyết tâm cao sẽ thực hiện điều mình cam kết, nhằm tạo động lực, niềm tin cho chính mình và cho cả đối tượng tiếp nhận cam kết.

3.2.3. Nhóm hành động biểu cảm/bộc lộ (expressives)

Hành động bộc lộ là những hành động nói thể hiện trạng thái tâm lí của người phát đối với sự tình trong nội dung mệnh đề như: cảm ơn, chúc, chúc mừng, hoan

nghênh, phê phán, ủng hộ, cảnh cáo,…

 Cảm ơn: đg. tỏ lòng biết điều tốt người khác đã làm cho mình [Hồng Phê:

103]. Chẳng hạn:

- Nhân dân ta chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân

Liên Xô về sự giúp đỡ to lớn và quý báu đó. (số 5066, 23/2/1968)

- Chúng ta chân thành cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của giai cấp công

nhân và nhân dân Nhật Bản… (số 6757, 24/10/1972)

 Chúc/Chúc mừng: bày tỏ sự mong ước điều tốt đẹp may mắn đến cho người khác. Chẳng hạn, trong DNXL, người phát thơng qua phát ngơn của mình để bày tỏ trạng thái tâm lí của chính họ.

- Cả nước nhiệt liệt hoan hơ và ủng hộ Sài Gịn - Gia Định. (số 5057, 14/2/1968) - Nhân dân ta nhiệt liệt hoan nghênh kết quả tốt đẹp cuộc đi thăm hữu nghị của

Xăm-đéc Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-nuc. Chúng ta chân thành cảm ơn sự ủng hộ vô cùng quý báu của nhân dân Cam-pu-chia…; chân thành cảm ơn Xăm-đéc Quốc

trưởng Nơ-rơ-đơm Xi-ha-nuc… Chúc tình hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia ngày càng phát triển và tươi thắm đời đời. (số 6762, 29/10/1972)

- Chúng ta nhiệt liệt chúc mừng thành công rực rỡ chuyến đi thăm các nước

xã hội chủ nghĩa của Đoàn đại biểu mặt trận Lào yêu nước. (số 7016, 12/7/1973)

Các vị từ: hoan nghênh, chúc, hoan hô, cảm ơn, chúc mừng,… thường xuyên được sử dụng trong các DNXL có chủ đề ngoại giao.

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm hành động cầu khiến có số lượng lớn nhất trong số diễn ngôn được khảo sát, chiếm 48%; nhóm hành động biểu cảm chiếm 33%; cịn nhóm hành động kết ước có tần số thấp hơn, chiếm 19%.

Biểu đồ 3.2.2. Tỉ lệ % nhóm các hành động ngơn từ tiêu biểu trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

48% 33% 19% Nhóm hành động kết ước Nhóm hành động cầu khiến Nhóm hành động biểu cảm

Từ góc độ phân tích diễn ngơn, có thể thấy, DNXL là kiểu loại diễn ngơn trong đó có sự gắn bó chặt chẽ giữa diễn ngơn và hành động. Vì thế, các hành động thực hiện DNXL tác động đến người nhận, giúp người nhận nhìn thấy vấn đề, hiểu vấn đề, suy nghĩ về nó, tin tưởng và hành động theo đường hướng mà người phát đã vạch ra. Đây cũng chính là chức năng liên nhân của ngơn ngữ, và nó được thể hiện nổi trội trong các hành động ngôn từ được sử dụng trong DNXL.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)