Quan hệ xƣng hô thể hiện chức năng liên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 104 - 110)

6. Bố cục của luận án

3.4. Quan hệ xƣng hô thể hiện chức năng liên nhân

Nhân Dân

Diễn ngơn xã luận có chức năng là kịp thời phản ứng trước những vấn đề thời sự, giúp độc giả định hướng đúng trong tình huống, thời điểm đó, đồng thời đưa ra những hướng dẫn, phương hướng và vạch ra đường lối hành động. Trong chiến lược giao tiếp của DNXL, người phát rất đặc biệt ở chỗ không phải là một cá nhân, như ở những thể loại diễn ngơn khác: phóng sự, thơ, truyện,… mà là cả tập thể ban biên tập tờ báo. Tác giả bài báo đại diện cho tập thể của cả tờ báo. Đặc biệt, với báo Nhân

Dân - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam - thì người phát khơng chỉ

đại diện cho tờ báo mà còn đại diện cả cho Đảng, Nhà nước đưa ra những chủ trương, chính sách, phương châm hành động trước các vấn đề chính trị, xã hội quan trọng. Vì thế, DNXL khơng mang tính cá nhân mà mang tính phi cá thể và tác giả của các bài xã luận ln được kí là NHÂN DÂN, vừa là tiếng nói của tờ báo mang

tên gọi này, vừa cũng có nghĩa là tiếng nói đại diện chung của nhân dân.

Người nhận của DNXL là tất cả các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Dù có nội dung chủ đề nào, xã luận cũng hướng tới tất cả mọi người, thuộc mọi tầng lớp xã hội. Vì đối tượng hướng đến rộng rãi như vậy, nên DNXL có sức mạnh tiềm ẩn vơ cùng lớn lao, đó là “một người nói, triệu người nghe” để cùng biết, cùng hiểu, đi đến thống nhất nhận thức, tiến tới thống nhất hành vi. Trong chiến lược giao tiếp này cả người

phát - người nhận đều ý thức được tính mục đích và tính định hướng của các bài xã luận. Bản chất giao tiếp của mối quan hệ quy định chức năng liên nhân của DNXL và được hiện thực hoá qua hệ thống từ thực hiện chức năng xưng hô trong diễn ngôn.

Từ ngữ xưng hô là những từ được dùng để chỉ ra hay quy chiếu đến người hoặc vật tham gia vào quá trình giao tiếp và được lí giải tuỳ thuộc vào mỗi góc nhìn khác nhau, nhưng bao giờ cũng vậy, cốt lõi của việc xưng hơ chính là quan hệ vai giao tiếp. Cách thức mà người ta xưng hô với một người hoặc đối tượng khác thường phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhóm xã hội và quan hệ cá nhân. Việc lựa chọn từ để xưng hô là một trong những minh chứng rất rõ ràng cho việc thiết lập mối quan hệ liên nhân mà người phát muốn đạt tới. Đồng thời, qua việc sử dụng từ xưng hô mà người nghe nhận biết được vị thế và quan hệ giữa mình với người phát như thế nào. Với tư cách là chủ thể của hành vi phát ngôn, người phát luôn “hiện diện” trong diễn ngôn, dù sự hiện diện đó là tường minh hay ngầm ẩn. Trong phạm vi tư liệu khảo sát, luận án nhận thấy không xuất hiện các danh từ xưng hô và đại từ xưng hô chỉ ra hay quy chiếu đến người phát (ngôi một), chỉ có các từ ngữ xưng quy chiếu đến người nhận (ngơi hai) và đối tượng được nói đến (ngơi ba). Ở đây, người phát hoàn toàn ẩn đi, được thể hiện một cách gián tiếp thông qua các từ ngữ xưng hô quy chiếu đến hai đối tượng đó là: đối tượng cùng phe chính trị (qn ta, chúng ta: sử dụng ngôi gộp bao hàm cả người phát và người nhận; hay đồng bào, các đồng chí) và đối tượng

thuộc phe đối lập về chính trị.

Các danh từ xưng hô và đại từ xưng hô được dùng để quy chiếu tới đối tượng được nói đến trong DNXL báo Nhân Dân là:

+ Khi đối tượng được nói đến cùng phe chính trị thì thường dùng một số từ/tập hợp từ sau: nhân dân ta, chúng ta, dân tộc ta, quân và dân miền Bắc chúng ta, đồng

bào miền Nam ta, toàn thể nhân dân ta,… Đặc biệt, cụm từ xưng hơ này đều có yếu

tố “ta” với ý nghĩa chỉ tất cả mọi người, trong đó bao gồm cả người phát; hoặc có chức danh phía trước; hoặc đồng chí, cán bộ,… Ví dụ:

- Nhân dân ta vô cùng phấn khởi và tự hào nhìn lại bước đường gian khổ

nhưng oanh liệt mà chúng ta đã đi qua...

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng... Từ hai bàn tay trắng, đồng bào miền Nam ta đã vượt qua mn vàn khó khăn gian khổ... Quân và dân miền Bắc chúng

Cuộc kháng chiến dẻo dai của đồng bào miền Nam ta, sự nghiệp chống Mỹ,

cứu nước của toàn thể nhân dân ta là bản anh hùng ca lừng lẫy về lòng yêu nước và …, là biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (số 4125, 20/7/1965)

- Sôi sục căm thù, nhân dân ta càng chiến đấu anh dũng để trả thù cho những

giáo viên, học sinh ta bị đế quốc Mỹ giết hại.

Chúng ta tố cáo trước dư luận rộng rãi trên thế giới tội ác ghê tởm của đế

quốc Mỹ đối với con em chúng ta và tin tưởng rằng loài người tiến bộ đã từng tỏ rõ cảm tình đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta sẽ lên tiếng mạnh mẽ phản đối những hành động dã man của đế quốc Mỹ, kịp thời có những hành động tích cực buộc chúng chấm dứt ngay những tội ác đó đối với nhân dân ta, đối với nhà

trường và học sinh chúng ta. (số 4209, 13/10/1965)

Cách kết hợp các danh từ với ta, đồng bào hay chúng ta một cách độc lập trong việc gọi tên người được nói đến hồn tồn khơng phải là ngẫu nhiên mà mang một ý nghĩa nhất định. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [1998]:

 Ta đ. 1: (cũ). Từ dùng để tự xưng khi nói với người khác, thường với tư

cách người trên. Ta báo để các ngươi biết. 2: (vch.). Từ dùng để tự xưng khi nói thân thiết với người ngang hàng hoặc khi tự nói với mình. Mình về, mình nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười (cd.). 3: Từ dùng để chỉ gộp chung mình với người

đối thoại với ý thân mật, gần gũi (hàm ý coi nhau như chỉ là một). Anh với tôi, ta cùng đi. Em ơi chua ngọt đã từng, non xanh nước bạc, ta đừng quên nhau (cd). Dân tộc ta. 4. (hay t.; dùng phụ sau danh từ.). Từ người Việt Nam dùng để chỉ cái của dân

tộc, của đất nước mình; phân biệt với tây, tàu. Tết ta. Quần áo ta. Thuốc ta. Quả táo

ta. 5 (kng.; dùng phụ sau một số d. hoặc đ. chỉ người),...

 Chúng ta đ. Tổ hợp người nói dùng để chỉ bản thân mình với người đối thoại. Trong giao tiếp, từ xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa những người tham gia giao tiếp. Để chiến lược giao tiếp diễn ra tốt đẹp, đúng mục đích, người phát bao giờ cũng định vị vai người nhận, đặt người nhận trong mối quan hệ liên cá nhân với người phát nhằm lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp. Mối quan hệ liên cá nhân này đồng thời quyết định đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung.

Đồng bào cả nước. 2: Từ dùng để gọi nhân dân nói chung, khơng phải là quân đội

hoặc không phải là cán bộ. Khơng đụng đến tài sản của đồng bào.

Ví dụ: Đồng bào cả nước chào mừng những chiến công vẻ vang của Quảng Trị -

Thừa Thiên - Huế, của vùng Trung Trung Bộ, của Nam Bộ, của Sài Gòn - Gia Định.

Đồng bào cả nước gửi những tình cảm yêu mến thắm thiết nhất đến các chiến sĩ và đồng bào đã và đang chiến đấu dũng cảm chống giặc Mỹ và tay sai. (số 5044, 1/2/1968)

Các từ ngữ xưng hô này khơng chỉ quy chiếu đến người nhận mà cịn bao gộp ln cả người phát, vì vậy nó xố nhồ khoảng cách giữa người phát và người nhận, tạo nên sự thân thiết, gần gũi, tình cảm như ruột thịt. Đồng thời, những từ ngữ xưng hô này khiến cho người nhận hiểu rằng những nhận thức và hành động được đưa ra trong diễn ngôn là nhận thức và hành động của cả dân tộc, từ đó mỗi cá nhân phải có trách nhiệm thực hiện.

Điều này cũng được thể hiện trong cách xưng hô đối với các nước cùng lập trường chính trị với “ta”, chẳng hạn, tên các lãnh đạo các nước này được sử dụng đi kèm chức danh: Thủ tướng Đan Mạch,…

+ Khi đối tượng được nói đến là địch thì thường dùng: đế quốc Mỹ, chúng, bọn

cầm quyền Mỹ, bọn cầm đầu Hoa-thịnh-đốn, hắn, bọn Giơn-xơn, qn xâm lược Mỹ, chúng.... Ví dụ:

- Đeo đuổi chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam nước ta, đế quốc Mỹ

ngày càng thua to và lâm vào tình thế bế tắc, bị động nghiêm trọng. Chúng đang

điên cuồng giở mọi thủ đoạn liều lĩnh để hịng xoay chuyển tình thế thất bại...

Bọn cầm quyền Mỹ trắng trợn nói rằng chúng phải tăng cường mở rộng chiến

tranh là vì “tám hành động hồ bình của chúng” đã bị nhân dân ta bác bỏ. Không ai cịn lạ gì tất cả những cái đó chỉ là trị bịp, là những lá chắn mà bọn cầm đầu Hoa-

thịnh-đốn dùng để hòng che giấu những tội ác của chúng ở Việt Nam.

Trong cuộc họp báo 13-7 mới đây, Giôn-xơn lại đe doạ mở rộng chiến tranh.

Hắn nói: “Hồn tồn có thể và cần phải có...” (số 1420, 15/7/1965)

- Để che đậy mục đích thực dân của chúng, bọn Giơn-xơn nói láo rằng đưa lính chiến đấu Mỹ vào Miền Nam Việt Nam là để “bảo vệ an ninh của nước Mỹ” và “bảo vệ thế giới tự do”. Việc giới cầm quyền Mỹ ném quân xâm lược Mỹ vào Nam Việt Nam chỉ chứng tỏ chúng cố tình đeo đuổi chiến tranh xâm lược, cố tình chà đạp

Để tỏ thái độ coi thường đối với quân địch, người phát sử dụng Chúng, hắn,

thậm chí là y. Phổ biến nhất là lối hô gọi: bọn…, chúng để chỉ chung đối tượng là quân xâm lược: bọn cầm quyền, bọn Giơn-xơn, bọn Ních-xơn, bọn chúng…

... Mười mấy vạn quân xâm lược Mỹ khơng xoay chuyển nổi tình thế... Cố tình chà đạp lên các quyền dân tộc và ngăn cản nguyện vọng hồ bình.. của nhân dân ta,

bọn Giôn-xơn đã trắng trợn thách thức toàn thể dân tộc ta. Hơn ba mươi triệu

đồng bào cả nước ta đã đồn kết một lịng, kiên quyết trả lời chúng bằng những đòn

đánh trả đích đáng. Chính phủ ta đã long trọng tuyên bố... (số 4139, 3/8/1965)

- Càng thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ càng điên cuồng, lồng lộn. Dã man hơn nữa, trong các cuộc càn quét, có nơi bọn xâm lược Mỹ đã dùng cả hơi độc để giết hại nhân dân ta.

… Chúng cố tình xé bỏ hiệp nghị Giơ-ne-vơ, chà đạp lên mọi công ước quốc tế, bất chấp cả dư luận nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới đang kịch liệt lên án chúng và đòi chúng phải chấm dứt mọi hành động phiêu lưu quân sự. Chúng hiện nguyên hình là tên thực dân bẩn thỉu nhất, là tên trùm đế quốc hung hãn nhất, hiếu chiến nhất... (số 4185, 9/9/1965)

Các từ ngữ xưng hô đã phần nào thể hiện vị thế cao tuyệt đối của người phát, vừa thể hiện uy quyền trước người nhận hoặc trước người khác (những người tham gia vào chiến lược giao tiếp). Bản thân từ ngữ xưng hô tiếng Việt đã bộc lộ ý nghĩa liên nhân bao gồm cả ý nghĩa biểu cảm rất mạnh mẽ, nó khơng chứa các từ trung tính, vì vậy lựa chọn từ ngữ xưng hô nào đã phải chịu những câu thúc nhất định trong cách sử dụng. Điều này càng thể hiện sắc thái liên nhân, quyền lực của DNXL. Qua khảo sát, chúng tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 3.4.1. Hệ thống từ ngữ nhân xƣng đƣợc sử dụng trong các DNXL có đối tƣợng hƣớng đến là “Ta”

Đối tƣợng xƣng hô Phƣơng thức gọi tên Biểu hiện trong DNXL

Bao gồm một nhóm người

danh từ xưng hơ và đại từ xưng hô + ta

chúng ta, đồng bào ta, nhân dân ta, con em chúng ta, toàn thể dân tộc ta,… Lãnh đạo Kèm chức danh Hồ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Người… Chỉ cơ quan, đơn vị,

tổ chức, nhóm (tổ chức)

Chính phủ ta, các nước anh em, các nước bè bạn khắp năm châu…

Với hệ thống từ ngữ xưng hơ về phía ta như vậy, khoảng cách giữa người tạo lập và người tiếp nhận diễn ngôn được rút ngắn lại, trở nên thân thiết gần gũi, tình cảm như ruột thịt; khiến cho người nhận hiểu rằng những nhận thức và hành động được đưa ra trong diễn ngôn là nhận thức và hành động của cả dân tộc, từ đó mỗi cá nhân phải có trách nhiệm thực hiện. DNXL, vì thế ln thể hiện rõ nét tính cộng đồng, sự thân mật, gần gũi như trong gia đình. Mặt khác, nó cịn thể hiện quyền uy của tình cảm gia đình, của sự trọng tình trọng nghĩa, của những giá trị chung tốt đẹp mà cả người phát, người nhận đều mong muốn hướng tới. Như vậy, là một thể loại của diễn ngơn chính trị, xã luận chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan hệ quyền lực, của tôn ti trật tự; trong đó, chủ thể - cá nhân khơng tồn tại, bản sắc cá nhân cũng bị thủ tiêu, chỉ có các vai xã hội, và các hình thức phát ngơn nhân danh chiếm giữ vai trò chủ đạo.

Với đối tượng hướng đến là “địch”, cách thức xưng hơ hắn, chúng nó, bọn nó đã tạo ra một sự phân biệt, đối lập rõ nét về thái độ và tình cảm của người phát, thể hiện thái độ coi thường, miệt thị đối tượng. DNXL có mục đích tạo ra hiệu lực xã hội, hiệu lực chỉ đạo và điều hành, nó chịu sự chi phối của sức mạnh tập thể, cộng đồng.

Bảng 3.4.2. Hệ thống từ ngữ nhân xƣng đƣợc sử dụng trong các diễn ngơn xã luận có đối tƣợng hƣớng đến là “Địch”

Đối tƣợng xƣng hô Phƣơng thức gọi tên Biểu hiện trong DNXL

Bao gồm một nhóm người Chúng, Bọn + biểu thức xưng hô bọn chúng, bọn cầm quyền Mỹ, bọn phản cách mạng, bọn phiến loạn, bọn

cầm đầu Hoa-thịnh-đốn, bọn Giôn-

xơn, quân xâm lược Mỹ, tên thực dân bẩn thỉu nhất,...

Lãnh đạo Dùng tên không kèm chức danh, hoặc đại từ nhân xưng ngôi thứ ba

Tên trực tiếp: Giôn-xơn, Lon Non, Ních-xơn, y, hắn,…

Chỉ cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhóm (tổ chức)

Tập đồn Ních- xơn, tập đồn hiếu chiến Ních-xơn, quân viễn chinh Mỹ, đế quốc Mỹ,…

+ Khi nói với đối tượng là “Ta”, các DNXL ln sử dụng các từ ngữ nhân xưng chung, nhấn mạnh sự đồng thuận quan điểm, về chí hướng và quyền lợi giữa người phát và người nhận. Người phát muốn khơi dậy những giá trị, chuẩn mực và quyền lợi chung, trên cơ sở đó kêu gọi người nhận có trách nhiệm gắn với quyền lợi mà họ được hưởng, cùng với người phát chia sẻ trách nhiệm đó.

+ Khi muốn đề cao tính thống nhất của tập thể, dùng sức mạnh của tập thể, người phát sẽ dùng các từ ngữ xưng hô như “chúng tôi, chúng ta”, “các + danh từ”,... tên tổ chức, danh từ xưng hô và đại từ xưng hô + ta, với nguyên tắc đề cao người tham gia giao tiếp, thực hiện tốt các nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc biệt là chú ý đề cao thể diện dương tính của người nhận.

+ Xã luận là một dạng văn bản đặc biệt, dành riêng cho các cơ quan báo chí, nhưng hướng đến tồn xã hội. Lớp từ xưng hơ trong DNXL là một biểu hiện ngơn ngữ góp phần tạo ra hiệu quả tác động thu hút, thuyết phục, lôi cuốn người nhận theo định hướng nhận thức và hành động của tờ báo, của Đảng và Nhà nước, dựa trên ưu tiên hàng đầu là mục đích chính trị. Tuy nhiên, yếu tố văn hoá, xã hội vẫn có ảnh hưởng và tác động đến việc lựa chọn chiến lược giao tiếp của người phát. Trong các diễn ngôn khảo sát cho thấy người phát không quên xét đến các yếu tố văn hoá trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)