Phần Triển khai vấn đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 122 - 131)

6. Bố cục của luận án

4.1. Cấu trúc tổ chức diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

4.1.3. Phần Triển khai vấn đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

“Một sự việc thường được gọi dưới cái tên chung là sự kiện. Cấu trúc sự việc là các mối quan hệ vốn có bên trong mỗi sự kiện. Mỗi sự kiện lớn (sự kiện tổng thể) thường bao gồm nhiều sự kiện nhỏ (sự kiện bộ phận) và giữa các sự kiện nhỏ có những mối quan hệ nào đó với nhau, để có thể tạo thành sự kiện lớn. Như vậy, cấu trúc sự việc là cái vốn có trong mỗi sự kiện. Cấu trúc sự việc vốn tự nó là có trật tự, cái gì xảy ra lúc nào và ở đâu đều có căn cứ cả”. [Diệp Quang Ban, 2012: 437]. Diễn ngơn phản ánh sự kiện, vì thế để có thể tổ chức/tái hiện được cấu trúc của sự kiện, người tổ chức/phân tích diễn ngơn căn cứ vào các trật tự vốn có của sự việc, hoặc căn cứ vào các yếu tố nghĩa nội dung diễn ngơn để xây dựng/ phân tích diễn ngơn. Các kiểu quan hệ giữa các yếu tố nghĩa của diễn ngơn thể hiện cấu trúc nghĩa của nó. Mỗi sự việc có thể được phản ánh bằng những cách khác nhau, với các tổ chức diễn ngôn khác nhau, tuy nhiên, mỗi diễn ngôn chỉ mang một cấu trúc nghĩa biểu hiện. Cấu trúc nghĩa này xuyên suốt mọi cấp độ của diễn ngôn, từ cấp độ lớn như diễn ngôn/văn bản, đến cấp độ nhỏ hơn như đoạn văn bản, đến câu,… tạo thành lớp nghĩa của diễn ngôn theo tầng bậc cấu trúc để đảm bảo sự thông suốt và liền mạch về nghĩa chủ đề tổng thể của diễn ngơn.

Cách phân tích diễn ngơn từ trên xuống sẽ bắt đầu bằng các khối sự kiện (block sự kiện), từ lớn nhất đến nhỏ hơn, qua đó mà nhận ra bố cục và cấu trúc nghĩa diễn ngôn. Với dung lượng khá dài của DNXL, căn cứ vào chủ đề - cái đang được viết đến của diễn ngôn, luận án lựa chọn đơn vị khảo sát - một tập hợp thuộc loại nào đó, tách biệt khỏi tập hợp khác - là block sự kiện. Mỗi block là một cụm nội dung, những cụm sự kiện khác nhau, chuyển tải những chủ đề con, mang tính bộ phận, góp

phần thể hiện chủ đề chính. Trong các block sự kiện nội dung, có cái có chức năng tạo khung cho văn bản, có cái có chức năng định hình, làm đầy và minh định rõ cái khung chung của văn bản.

4.1.3.1. Về phương diện hình thức

Dung lượng của phần Triển khai vấn đề khá dài và được cấu trúc linh hoạt thành nhiều block sự kiện. Dung lượng mỗi block phụ thuộc vào nội dung vấn đề trình bày và ý đồ mục đích của người phát. Để tổ chức/phân tích chủ đề của diễn ngơn, luận án phân chia xã luận theo chức năng, hướng giao tiếp và vai trị của các bộ phận trong diễn ngơn, dựa trên hai loại block: (1) Các block giao tiếp cấu tạo văn bản, là các bộ phận cơ bản nhất để tạo nên văn bản mang thông tin cơ bản, mang thông tin biểu vật, thông tin sự việc, thông tin quan niệm, thông tin tiền văn bản. Đây là các block thể hiện tình tiết, nội dung chính làm cơ sở để phát triển tồn bộ văn bản; (2) Các block có

chức năng định hình văn bản, là những block giao tiếp bổ sung mang các chức năng

thông tin biểu niệm để giúp cho văn bản có thể tồn tại, có thể định hình và hành chức một cách hiện thực với tư cách là một đơn vị giao tiếp hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, các block Mở đầu, Kết luận luôn luôn đảm nhiệm chức năng cấu tạo văn bản, vì nó tham gia vào tạo khung cấu trúc của văn bản. Còn trong phần nội dung triển khai văn bản, thường bao gồm cả hai loại block cấu tạo và định hình văn bản. Ví dụ: bài xã luận Chấp hành tốt chính sách hậu phương có các block sau:

Block 2: Các ngành, các địa phương đã có những cố gắng lớn trong việc chăm

sóc ni dưỡng thương binh, bệnh binh. Rất đông thương binh, bệnh binh sau khi sức khoẻ được khôi phục đã hăng hái trở lại ...

Block 3: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cũng chăm sóc các gia đình liệt sĩ, gia đình qn nhân. Nhiều địa phương có kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng ...

Block 4: Chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân là nghĩa vụ của toàn dân ta. Những việc làm ấy góp phần cổ vũ các chiến sĩ...

Block 5: Cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước càng gần thắng lợi càng đòi hỏi

nhân dân ta cố gắng hết sức mình chi viện đầy đủ ... Bè lũ Ních-xơn khát máu đang tỏ ra cực kỳ ngoan cố kéo dài chiến tranh xâm lược. Cuộc chiến đấu thiêng liêng...

trông nom, giáo dục và sắp xếp việc làm và tổ chức đời sống ổn định cho thương binh. Các đồng chí thương binh, bệnh binh đã trải qua chiến đấu...

Block 7: Một cơng tác quan trọng nữa địi hỏi toàn đảng, toàn dân ta làm tốt hơn nữa là chăm sóc, giải quyết nhanh, gọn, chu đáo quyền lợi của gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân. Thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp, trợ cấp, chăm sóc từ đời sống đến việc học tập của con bộ đội,...” (số 6533, 13/3/1972)

Các block 2, 3, 6, 7 là các block giao tiếp định hình văn bản, có nhiệm vụ triển khai các chủ đề bộ phận của chủ đề chung, như: (2) chăm sóc ni dưỡng thương binh, bệnh binh; (3) chăm sóc các gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân; (6) tiếp nhận, nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục và sắp xếp việc làm và tổ chức đời sống ổn định cho thương binh; (7) chăm sóc, giải quyết nhanh, gọn, chu đáo quyền lợi của gia đình liệt sĩ, gia đình qn nhân. Đây chính là các block có nhiệm vụ tạo khung cho toàn

văn bản, đề cập đến các nội dung cứng của văn bản mà người nhận, lần theo nội dung khung này sẽ nắm được mạch chung, xương sống của văn bản. Còn các block 4, 5 là các block định hình văn bản nhằm làm rõ thêm nội dung chủ đề chung của văn bản, đồng thời làm đầy văn bản, cụ thể hoá nội dung chủ đề được triển khai.

Trong DNXL, mỗi block sự kiện gồm một hay một số đoạn văn cùng tiểu chủ đề. Sự phân đoạn các block sự kiện dựa trên sự thay đổi thông số các chủ thể, sự chuyển đổi chủ đề bộ phận, đối tượng tồn tại trong các khoảng không gian, thời gian xác định. Hệ thống sự kiện trong DNXL được chia thành một số lớp sự kiện (block sự kiện) kế tiếp nhau. Sự chia lớp này căn cứ vào mối quan hệ thời gian và vào tính tương hợp về giá trị của một nhóm sự kiện trong q trình tạo lập, phát triển chủ đề tổng thể của DNXL. Vì thế sự chuyển đổi từ lớp (block) sự kiện A sang sự kiện B có tác dụng đánh dấu sự chuyển biến chủ đề của DNXL. Điều này giúp các yếu tố nghĩa, các mạng quan hệ nghĩa trong DNXL có được một quá trình diễn biến và được định hình về mặt cấu trúc. Qua khảo sát, có thể nhận thấy một số dấu hiệu hình thức thường xuyên được sử dụng như một chỉ tố đánh dấu sự chuyển chủ đề từ block sự kiện này sang block sự kiện khác. Chẳng hạn như các chỉ định về thời gian, nơi chốn… trong DNXL, và có những trường hợp, sự chuyển chủ đề trong diễn ngơn khơng có các dấu hiệu ngơn ngữ hình thức để đánh dấu, báo hiệu trước, mà người

nhận phải căn cứ vào sự thay đổi trong hướng phát triển của luận điểm, hay sự luận suy của mình để giải thuyết sự chuyển chủ đề trong DNXL.

Trong đó, có thể nhận thấy rất rõ sự thay đổi thơng số các chủ thể: các ngành, các địa phương → Đảng, Nhà nước, nhân dân ta... → Toàn dân ta; thông số về đối

tượng tiếp nhận: thương binh, bệnh binh → gia đình liệt sĩ... → con liệt sĩ → con bộ

đội; thông số về chuyển đổi chủ đề con: chăm sóc, ni dưỡng thương binh (hồi phục sức khoẻ trở lại chiến đấu, khơng đủ sức khoẻ được tiếp đón về địa phương) → chăm sóc gia đình liệt sĩ... (giáo dục, bồi dưỡng, ,...)→ tiếp nhận, nuôi dưỡng… làm cho thương binh → chăm sóc, giải quyết nhanh gọn,. ..(chế độ phụ cấp, trợ cấp…).

Có thể sơ đồ hố ví dụ trên như sau:

Sự chuyển đổi chủ đề có thể là chủ đề bộ phận của diễn ngơn, có thể là chủ đề trong các block sự kiện, chủ đề sự kiện,..., được gọi là sự chuyển chủ đề được đánh

dấu và sự chuyển chủ đề không được đánh dấu trong DNXL. a) Sự chuyển chủ đề được đánh dấu

(1) Đánh dấu bằng hình thức in rất lớn các chữ cái bắt đầu phần Mở đầu, phần

Thân, phần Kết luận và bắt đầu một chủ đề bộ phận trong diễn ngôn: Để phù hợp

với đối tượng người nhận là đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời cũng để người nhận tiếp nhận nhanh, cụ thể các đường hướng chỉ đạo được đưa ra trong xã luận, phương thức đánh dấu, chỉ dẫn bằng hình thức này thường được sử dụng trong DNXL báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975. Ví dụ:

(I) “Đầu năm nay giặc Mỹ hí hửng thảo ra kế hoạch chiến lược năm 1968 gồm

sáu điểm: tiêu diệt hoặc phân tán chủ lực quân giải phóng;…. Sau hơn 6 tuần tiến công và nổi dậy không ngừng, quân và dân miền Nam đã thực hiện...

Chấp hành tốt chính sách hậu phương Chấp hành tốt chính sách hậu phương Đảng, Nhà nước và nhân dân... chăm sóc gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân Đảng, Nhà nước và nhân dân.. chăm sóc gia đình liệt sĩ, gia đình qn nhân

Toàn Đảng, toàn dân… giải quyết nhanh gọn, chu đáo quyền lợi của gia đình liệt sĩ, gia đình

quân nhân

Toàn Đảng, toàn dân … giải quyết

nhanh gọn, chu đáo quyền lợi của gia đình

liệt sĩ, gia đình qn nhân Các ngành, địa phương … chăm sóc, ni dưỡng thương, bệnh binh Công tác lớn cần làm là tiếp nhận, trông nom… sắp xếp việc làm cho thương binh Công tác lớn cần làm là tiếp nhận, trông nom… sắp xếp việc làm cho thương binh

(1) Hơn 15 vạn tên địch bị tiêu diệt, trong đó có gần 4 vạn 5 ngàn tên lính Mỹ …

(2) Chương trình “bình định” của chúng tan tành thành mây khói. Hệ thống dân vệ và các đội bị quét gần hết. Phần lớn “ấp chiến lược” đã bị phá tan tành…

(II) Giặc Mỹ đã vấp phải những thất bại nặng nề và toàn diện. Cục diện chiến

tranh đã thay đổi nhanh chóng có lợi cho quân và dân ta,…

(III) Hơn sáu tuần chiến đấu oanh liệt ấy của quân và dân ta đã tạo ra những

khả năng mới rất to lớn. Đó là những khả năng: liên tục tiến cơng, liên tục,…

(3) Đó là những nét mới tiêu biểu sự phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đó là bước ngoặt mới của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đó là sự phát triển nhanh chóng, đầy phấn khởi tạo ra thế và lực mạnh,…

(IV) Chặng đường chiến thắng vẻ vang vừa qua đã mở ra một cục diện mới,

tạo điều kiện cho những chiến sĩ và đồng bào ta tiến lên…

(4) Trái lại, cái thế của địch đã suy yếu đi. Chúng đang thu mình lại trong các cứ điểm, các thành thị và một số trục giao thông. Chúng đang lún sâu vào…

(V) Nhưng bọn xâm lược gần thất bại hăng máu làm liều. Chúng đang mưu tính những bước phiêu lưu mới. Quân và dân ta sẵn sàng…” (số 5095, 23/3/1968)

Chủ đề lớn xuyên suốt của diễn ngôn là về Chặng đường chiến thắng lừng lẫy

của quân và dân ta, trong đó các chủ đề bộ phận là (I): Sau hơn 6 tuần tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam đã thực hiện một bước phát triển mới nhảy vọt; (II) Giặc Mỹ đã vấp phải những thất bại nặng nề và toàn diện; (III) Sáu tuần chiến đấu oanh liệt ấy của quân và dân ta đã tạo ra những khả năng mới rất to lớn; (IV) Chặng đường chiến thắng vẻ vang vừa qua đã mở ra một cục diện mới. Mỗi chủ đề bộ phận

được người phát đánh dấu bằng cách in hoa to, đậm chữ đầu tiên bắt đầu chủ đề. Các câu/đoạn không bắt đầu chủ đề mới như (1), (2), (3), (4), dù vẫn bắt đầu cho một đoạn văn bản nhưng khơng được tác giả đánh dấu hình thức như các đoạn bắt đầu cho một chủ đề mới.

Qua khảo sát DNXL báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975, chúng tơi nhận thấy hình thức đánh dấu này được người phát sử dụng thường xuyên, phổ biến. Điều này giúp người nhận nhận diện được các chủ đề bộ phận của diễn ngơn được dễ dàng, chính xác.

(2) Đánh dấu bằng bằng các trạng ngữ đứng ở đầu chủ đề bộ phận, với các

thông số về sự thay đổi thời gian, nơi chốn,… như: đầu năm nay, hơn 6 tuần tiến công và nổi dậy khơng ngừng, chặng đường vừa qua. Ví dụ:

20 năm vừa qua là 20 năm cần cù lao động và chiến đấu dũng cảm…

Sau 20 năm, Hà Nội đang từng bước thay đổi. Chiến công oanh liệt 12 ngày

đêm tháng chạp năm 1972 đánh thắng không quân chiến lược Mỹ là sự kế tục…

Sau cuộc chiến tranh chống Mỹ, Hà Nội phải tập trung cố gắng vào việc thực

hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hàn gắn,… (số 7465, 10/10/1974)

Ở đây, người phát sử dụng các trạng ngữ chỉ phạm vi thời gian như: 20 năm vừa qua, sau 20 năm, sau cuộc chiến tranh chống Mỹ để đánh dấu sự kiện xảy ra

trong khoảng thời gian đó. Ứng với mỗi thơng số thời gian người phát lại cung cấp những thông tin, sự kiện mới bổ sung, làm rõ chủ đề chung của diễn ngôn.

(3) Đánh dấu sự thay đổi của chủ đề bộ phận bằng các phương tiện ngôn ngữ, với các từ ngữ chỉ quan hệ, như: nhưng, may thay, trái lại, ngồi ra, bên cạnh đó,…

Ví dụ: Ở chủ đề bộ phận (V), ngồi sự đánh dấu hình thức in ấn như các chủ đề bộ phận khác, chủ đề này còn được đánh dấu bằng nhưng. Điều này đã báo hiệu điều sắp nêu ra trong chủ đề này ngược với các tiểu chủ đề được đề cập trước đó, nghĩa là đã hàm ý bắt đầu một chủ đề mới. Hay:

“(I) Các thế lực xâm lược Mỹ đã phạm một sai lầm tội lỗi mà nghìn đời sau vết

nhơ này khơng tài nào xóa bỏ được. Ních-xơn, con quỷ dữ của thời đại, …

(1) Ních-xơn đã gây ra một cuộc đụng đầu cực kỳ nguy hiểm. Sử dụng đến mức cao nhất sức mạnh tàn bạo của không quân Mỹ…

(II) Nhưng dân tộc Việt Nam anh hùng đã chấp nhận một cuộc thách thức và trả lời đích đáng. Thử hỏi, nếu chẳng may có một vài biểu hiện của sự yếu đuối và lùi bước, thì sẽ ra sao? Kẻ thù hung hãn sẽ lấn tới ở nước ta…

(2) May thay, thời đại đã tạo nên sức mạnh Việt Nam, một sức mạnh thần kỳ có thể chấp nhận mọi sự thách thức… (số 6824, 30/12/1972)

Sự chuyển chủ đề bộ phận từ (I): Sai lầm tội lỗi của các thế lực xâm lược Mỹ trong cuộc chiến tranh với Việt Nam; sang (II): Dân tộc Việt Nam anh hùng chấp nhận thách thức và kiên cường chiến đấu, cũng được đánh dấu bằng nhưng, may thay. Điều

(4) Đánh dấu bằng cách chỉ ra những thay đổi trong hướng phát triển của chủ

đề tổng thể, theo đó, các chủ đề bộ phận triển khai một hướng của chủ đề chung, và

các từ khoá được lặp lại trong các chủ đề bộ phận sẽ là từ ngữ đánh dấu sự chuyển chủ đề đó.

Ví dụ: “(I) Tình thế của bọn Lon Non sa sút từng ngày. Chỉ trong bốn ngày

qua, chúng mất thêm vị trí lớn Xi-ê-ra… bị bao vây, căn cứ Prech Phiêu…

Tình thế tuyệt vọng của bọn Lon Non phản ánh đầy đủ tình thế tuyệt vọng của

chính quyền Pho trong chính sách xâm lược Cam-pu-chia và Đơng Dương.

Pho than vãn: “Thời gian gấp lắm rồi! Thời gian sắp hết rồi!”. Ở Đông Dương, chưa bao giờ thời gian ủng hộ bọn xâm lược. Cái bãi lầy Đơng Dương của Mỹ vẫn cịn lớn, cịn sâu….” (Chế độ Lon Non đang giãy chết, số 7616, 11/3/1975)

Ở đây, cụm từ tình thế của bọn Lon Non được xem là từ khoá đánh dấu sự chủ đề chung Chế độ Lon Non đang giãy chết theo các hướng khác nhau, đó là: (I) sự sa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)