Chủ đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 42 - 45)

6. Bố cục của luận án

2.1. Chủ đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975

Chủ đề của DNXL giai đoạn 1964-1975 thể hiện trực tiếp các vấn đề cấp thiết của đất nước giai đoạn này. Thông qua chủ đề bao trùm là cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược cùng các hoạt động trên những lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, ngoại giao,… xã luận giai đoạn này phản ánh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đó là những vấn đề quan trọng của đất nước cho Nhân Dân như: tình hình ở các mặt trận Tây Nguyên, Nam Bộ,… với các chiến thắng của quân và dân ta; sự suy yếu của Mỹ ở chiến trường ba nước Đông Dương; sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa; tình hình phát triển kinh tế của đất nước; các chính sách cho vùng mới giải phóng, chính sách để phát triển y tế, giáo dục,… Cùng với việc cung cấp tin tức, xã luận cũng trực tiếp đưa ra quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng dư luận, kêu gọi quân và dân thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để tiến tới đạt được mục tiêu chung: giành độc lập dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Kết quả khảo sát 3787 bài xã luận giai đoạn 1964-1975 cho thấy về cơ bản chủ đề tập trung vào 7 lĩnh vực chính, được phân bố theo các tỉ lệ như sau:

Bảng 2.1. Chủ đề chính của DNXL báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 Chủ đề diễn ngôn Tỷ lệ % Kinh tế 25,72% Chính trị 22,26% Quân sự 18,10% Ngoại giao 13,81% Xã hội 13,30% Văn hoá 3,69% Giáo dục 3,12% Tổng số 100%

Như vậy, mặc dù DNXL có chủ đề bao trùm 7 lĩnh vực, nhưng số lượng bài đề cập đến lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, Qn sự có tỉ lệ lớn hơn cả. Điều này cũng phản ánh chủ trương, sự ưu tiên mũi nhọn của Nhà nước, của Đảng trong thời điểm lịch sử này là cả nước đang tập trung kháng chiến chống Mỹ, vừa xây dựng kinh tế miền Bắc để chi viện cho miền Nam, vừa xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, thơng tin đầy đủ, kịp thời tình hình chính trị, qn sự cho nhân dân là một yêu cầu thiết yếu, đồng thời góp phần động viên, khích lệ quân và dân ta tiến lên giành thêm nhiều thắng lợi mới trên tất cả các mặt trận. Trong khi đó, số lượng xã luận đề cập đến các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục tuy vẫn xuất hiện thường xuyên nhưng tỉ lệ ít hơn nhiều.

Mặt khác, tuỳ thuộc vào diễn biến ngữ cảnh lịch sử, thời đại, sự kiện mà theo từng năm sự phân bố chủ đề này cũng có những biến động rất rõ rệt. Chẳng hạn, năm 1967, 1968, 1972 do những hoạt động quân sự của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ trở thành hoạt động chính của đất nước nên chủ đề Quân sự có xu hướng được tập trung nhiều hơn (năm 1967: 31,96%, năm 1968: 27,55%, năm 1972: 28,19%). Trong khi đó năm 1975, đến ngày 30/4/1975 đất nước mới được độc lập, thống nhất, nên Quý 1 DNXL vẫn chủ yếu tập trung vào chủ đề Quân sự. Đến các Quý 2, 3, 4/1975, đất nước tập trung phát triển kinh tế, ổn định văn hoá, giáo dục, mở rộng quan hệ ngoại giao với nước ngoài để củng cố vị thế của một quốc gia độc lập nên chủ đề Chính trị (24,63%), Kinh tế (24,26%), Ngoại giao (16,91%), Xã hội (15,07%) lại cao hơn Quân sự (12,13%).

Bảng 2.2. Sự phân bố chủ đề theo tiêu đề DNXL giai đoạn 1964-1975 Chủ đề 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975 Tổng bài 339 342 264 363 363 325 315 261 337 305 303 272 Chính trị 23,60% 20,76% 21,21% 23,42% 20,66% 21,85% 21,59% 17,62% 22,85% 24,92% 20,46% 24,63% Kinh tế 29,50% 25,73% 22,35% 19,56% 22,87% 31,38% 31,43% 29,12% 15,73% 25,25% 29,70% 24,26% Ngoại giao 15,34% 16,08% 10,23% 9,37% 8,82% 11,69% 18,41% 19,16% 9,79% 18,03% 11,88% 16,91% Quân sự 3,24% 28,36% 27,65% 31,96% 27,55% 12,62% 7,94% 17,24% 28,19% 12,79% 6,60% 12,13% Xã hội 22,71% 5,56% 12,88% 12,67% 13,77% 12,62% 10,79% 10,73% 17,21% 11,80% 19,47% 15,07% Giáo dục 0,88% 2,34% 3,41% 2,20% 1,93% 4,92% 3,17% 1,53% 2,37% 4,59% 4,95% 4,78% Văn hoá 4,72% 1,17% 2,27% 0,83% 4,41% 4,92% 6,67% 4,60% 3,86% 2,62% 6,93% 2,21%

Số liệu khảo sát chủ đề DNXL giai đoạn 1964 - 1975 cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa thực tế lịch sử và chủ đề trong diễn ngôn. Điều này cũng phản ánh một thực

tế lịch sử của đất nước thời điểm đó. Năm 1967, sau thất bại mùa khơ lần thứ nhất, Mỹ tiếp tục tăng cường lực lượng vào chiến trường miền Nam và ném bom bắn phá miền Bắc. Mỹ có gần 40 vạn quân viễn chinh, hơn 5 vạn lính chư hầu cùng hơn nửa triệu quân nguỵ, tập trung mở nhiều cuộc tiến công vào chiến trường trọng điểm ở miền Đông Nam Bộ, với 3 trận càn lớn vào căn cứ chiến lược của ta ở Tây Ninh. Các lực lượng vũ trang miền Nam đã đánh trả 895 cuộc hành quân lớn, nhỏ của địch, tiêu diệt và làm bọn địch thiệt hại không nhỏ. Năm 1968 là thời điểm diễn ra cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Năm 1972 là thời điểm Mỹ ném bom rải thảm khắp miền Bắc. Đó là những thời điểm mà cả nước tập trung sức người, sức của để chiến đấu. So sánh trong ba năm này cũng cho thấy sự chênh lệnh khá lớn giữa các chủ đề. Năm 1967, tập trung vào chủ đề Quân sự (31,96%) và chủ đề Chính trị (23,42%), các chủ đề khác chiếm số lượng không đáng kể. Năm 1968, chủ đề Quân sự chiếm 27,55%, gấp 2 lần chủ đề Xã hội (chiếm 13,77%), và chủ đề Ngoại giao (chiếm 8,82%).

Giai đoạn 1964-1975, đế quốc Mỹ liên tục gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta. Vì thế, trong suốt chặng đường lịch sử này, cả nước dồn về một phía, đó là chiến đấu trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao để giành chiến thắng. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng 2.2. Cụ thể, các chủ đề quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao luôn chiếm số lượng lớn: Kinh tế: năm 1964 chiếm 29,50%, năm 1968: chiếm 22,87%, năm 1969 chiếm: 31,38%, năm 1970 chiếm: 31,43%. Trong khi đó các bài DNXL có chủ đề về Văn hố, Giáo dục rất ít, hầu như khơng đáng kể. Điều này có thể giải thích là thực tế thời điểm này cả nước đang phải tập trung chiến đấu giải phóng miền Nam, xây dựng kinh tế ở miền Bắc nên cơng tác văn hố, giáo dục chưa được tập trung, chưa phải là chủ trương mũi nhọn của Đảng, Nhà nước.

Như vậy, từ thông số chủ đề của diễn ngôn giai đoạn này cho ta thấy được bức tranh tổng thể lịch sử, mặt khác diễn biến tỉ lệ chủ đề cũng phản ánh các ưu tiên trong chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta ở mỗi thời điểm nhất định. Có thể thấy, thực tế lịch sử xã hội cũng là nhân tố quyết định sự lựa chọn chủ đề được phản ánh trong diễn ngôn. Điều này cũng chứng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa ngữ cảnh xã hội, ngôn ngữ và tư tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)