Hiện tượng chuyển nghĩa từ mang tính thời đại, những kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 47 - 49)

6. Bố cục của luận án

2.2. Từ ngữ, phƣơng thức thể hiện giá trị kinh nghiệm, tƣ tƣởng

2.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa từ mang tính thời đại, những kết hợp

Do ảnh hưởng của thời đại, của thể chế, của thói quen tư duy trong giai đoạn lịch sử cả nước kháng chiến chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mà những DNXL có nội dung chủ đề về văn hoá, kinh tế,… vẫn “đầy ắp” các từ ngữ được thuộc chủ đề quân sự, chiến đấu.

+ Các từ ngữ chỉ con người, sự vật: mỗi người là một người lính, mỗi người là

một chiến sĩ,…

- Mỗi chi bộ là một pháo đài chiến đấu kiên cường. (số 6765, 1/11/1972) - Tay cày tay súng đang trở thành nếp sống hàng ngày. Cả nước quân sự hoá,

mỗi đơn vị sản xuất và công tác đồng thời là một đơn vị chiến đấu. Mỗi người lao động đồng thời là một người lính... (số 3786, 11/8/1964)

Ở đây, ngồi nghĩa định danh, nghĩa từ điển, cịn có những nghĩa phát triển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu trưng của các tổ chức lao động này trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

+ Các từ ngữ chỉ không gian: sử dụng các từ ngữ chỉ mặt trận, như: công tác học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng,… cũng trở thành mặt trận.

Ví dụ:

- Phát huy vai trị xung kích của thanh niên trên mặt trận sản xuất nơng nghiệp (số 4227, 31/10/1965)

- Khí thế cách mạng trên mặt trận lao động sản xuất. (số 6864, 9/2/1973)

- Lao động sản xuất là mặt trận chính của lớp người lao động trẻ tuổi hiện

nay. (số 7017, 13/7/1973)

- Xây dựng là một mặt trận quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế... Mặt trận xây dựng phải hết lòng thực hiện những chủ trương lớn do Đảng và Nhà nước ta đề ra… (Mặt trận xây dựng, số 7110, 16/10/1973)

+ Các từ ngữ chỉ tính chất, như: đồng ruộng cũng bừng bừng ý chí chiến đấu,

quyết thắng, cây lúa sẵn sàng, ngòi bút đấu tranh,… Ví dụ: Đồng ruộng ta bừng bừng ý chí chiến đấu (số 6767, 3/11/1972).

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ này địi hỏi khi phân tích DNXL, người tiếp nhận phải hiểu nghĩa sử dụng của nó trong ngữ cảnh, chứ khơng đơn thuần chỉ là nghĩa từ điển của từ ngữ. Nghĩa chuyển được phát triển trong những hồn cảnh xã hội nhất định. Nghĩa mới khơng chỉ hướng đến cái quy chiếu mà còn biểu hiện tinh thần, mang tính văn hố, tính thời đại. Vì thế, hệ thống từ ngữ này phản chiếu giá trị kinh nghiệm, tư tưởng đời sống văn hố, chính trị, xã hội Việt Nam giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, DNXL giai đoạn 1964-1975 một mặt bao chứa hệ thống những từ ngữ phản ánh kinh nghiệm về thế giới của các tham thể trong lĩnh vực chính trị, quân

người về thế giới xã hội và chính trị, lịch sử mà trong ngữ cảnh hiện nay khơng cịn sử dụng. Đó cũng chính là sự thay đổi trong nhận thức của con người, phản ánh kinh nghiệm về cuộc sống của con người. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi dẫn đến tư duy thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi để phù hợp với hồn cảnh lịch sử đó.

Ngơn ngữ phản ánh và điều chỉnh tư tưởng, vì thế nó hàm chứa sức mạnh của thể chế, vị thế của chủ thể diễn ngôn và sức mạnh nội tại của tri thức mà nó mang lại. Khi giao tiếp, ngôn ngữ được coi là cơng cụ để truyền đạt, thể hiện tư tưởng. Vì thế, phân tích diễn ngơn cũng mang lại sự hiểu biết về mối quan hệ tư tưởng, quyền lực của ngơn ngữ và vai trị của ngơn ngữ trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực, thể hiện tư tưởng của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)