Mạng quan hệ lập luận diễn dịch/quy nạp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 144 - 146)

6. Bố cục của luận án

4.3. Mạng quan hệ lập luận trong tổ chức thông điệp của diễn ngôn

4.3.2. Mạng quan hệ lập luận diễn dịch/quy nạp

Trong quan hệ lập luận này kết luận có thể đứng phần đầu/ hoặc phần cuối của diễn ngôn, các luận cứ sẽ được triển khai theo hướng phân tích, chứng minh hoặc bình luận nhằm đưa ra các luận cứ, lí lẽ xác thực, nhằm làm sáng rõ kết luận đó. Đây là quan hệ lập luận theo kiểu quy nạp hay diễn dịch. Diễn dịch và quy nạp có quan hệ mật thiết với mạch lạc, tuy nhiên, ở đây chỉ bàn đến đến cách trình bày luận cứ theo phương thức quy nạp hay diễn dịch, khơng đi sâu vào các phép suy lí theo logic học;

hơn nữa ở đây đi vào khảo sát mối quan hệ giữa các lập luận và cách thức lập luận để đi đến một kết luận trong DNXL. Mạng quan hệ lập luận này có mơ hình:

P1 hay P1

R P2 P2 R

P3 P3

Pn Pn

Ví dụ: (R) Loạt trận tiến cơng đã và đang diễn ra của quân và dân miền Nam là

thắng lợi rất to lớn của các chiến sĩ và đồng bào ta, là thất bại rất to lớn của bọn xâm lược Mỹ và tay sai. (P1) Đó là những trận đánh của lịng căm thù sơi sục đối với

bọn xâm lược và bè lũ bán nước đã gây biết bao tai hoạ cho nhân dân ta. (P2) Đó là những trận đánh phối hợp nhịp nhàng giữa nhân dân giải phóng, đồng bào,… (P3)

Đó là những trận thắng lớn cả về về quân sự và chính trị…” (số 5044, 1/2/1968)

Trong ví dụ trên, để cung cấp luận cứ cho kết luận là thắng lợi rất to lớn của các chiến sĩ và đồng bào ta, là thất bại rất to lớn của bọn xâm lược Mỹ và tay sai,

người phát đưa ra hàng loạt các luận cứ, cụ thể:

Đó là - trận đánh của lịng căm thù sơi sục…

Đó là - trận đánh phối hợp nhịp nhàng giữa nhân dân giải phóng... Đó là - trận thắng lớn cả về về quân sự và chính trị…

Tương tự, trong ví dụ: (P1) Nước Việt Nam ta kéo liền một dải gần một nghìn bảy trăm ki lơ mét, từ 8,5 đến 23,2 độ vĩ Bắc. (P2) Địa hình nhiều vẻ, từ những đồng bằng xấp xỉ mặt biển đến những cao nguyên và triền núi cao... (P3) Sơng, ngịi đưa

phù sa thường xuyên bồi đắp ... (P4) Bờ biển dài hơn 3.200 ki lô mét. (P5) Vùng biển

giàu hải sản. (P6) Rừng có nhiều gỗ quý và lâm sản có giá trị. (P7) Khí hậu chia làm nhiều vùng,... (P8) Tự nhiên ấy, khí hậu ấy cộng thêm sức lao động sáng tạo của nhân dân ta dưới chế độ xã hội tiên tiến là nguồn tài ngun vơ cùng q báu... (R) Đó là

những điều kiện đủ cho chúng ta tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó nghề nơng, nghề cá, nghề rừng đều phát triển. (số 7873, 25/1/1975)

Trong ví dụ này, nếu xét từ (P1) đến (P8) theo phép quy nạp (đi từ những sự kiện riêng lẻ đến sự kiện chung) thì (P8) có thể làm câu chủ đề của đoạn văn bản trên, tuy nhiên nó khơng chứa một kết luận tường minh hay hàm ẩn nào, vì thế khơng thể nói là nó được trình bày theo lối quy nạp của lập luận - ở đây gọi là phái sinh. Ở

đây, (R) mới là kết luận của đoạn văn trên, khẳng định các sự kiện được nêu ở P1 đến P8 là các điều kiện đủ cho chúng ta tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự

chủ, trong đó nghề nơng, nghề cá, nghề rừng đều phát triển. Như vậy, kết luận của

diễn ngơn có thể trùng với câu chủ đề trong văn bản, tuy nhiên không phải bao giờ câu chủ đề của đoạn văn/văn bản cũng là kết luận của một lập luận.

Đối với mạng quan hệ lập luận này các luận cứ có thể có mối quan hệ đồng hướng hoặc nghịch hướng với nhau. Trong trường hợp các luận cứ nghịch hướng nhau thì luận cứ nào đồng hướng với kết luận thì chính là luận cứ có lực lập luận. Vì mạng quan hệ lập luận này đưa ra luận cứ và kết luận một cách rõ ràng, trực tiếp, có sự liên kết chặt chẽ, dễ tiếp nhận, tính thuyết phục cao nên thường được ưu tiên trong thể loại DNXL - một thể loại diễn ngôn mà lập luận là một đặc trưng bắt buộc. Mặc dù vậy, luận án không chủ trương đi sâu đến mạng quan hệ lập luận này, vì chúng có mơ hình cấu tạo đơn giản nhất nhưng có cũng có tính linh hoạt và tuỳ biến cao nhất. Hơn nữa, đây là dạng lập luận phổ biến trong mọi dạng văn bản luận thuyết, khơng mang tính “đặc trưng riêng” của xã luận. Bởi xã luận báo Nhân Dân, ngồi việc trình bày, đưa thơng tin về một vấn đề mang tính thời sự cấp thiết hoặc giải thích cho một chủ trương, đường lối mới của Đảng, Nhà nước thì hơn thế, nó cịn định hướng dư luận, tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của quần chúng, kêu gọi sự đồng lịng, quyết tâm của tồn thể nhân dân thực hiện sứ mệnh cao cả trong giai đoạn này là chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)