Hiện tƣợng danh hoá trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 64 - 66)

6. Bố cục của luận án

2.5. Hiện tƣợng danh hoá trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

Nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức cho rằng “trong khái niệm danh từ có mặt không chỉ những từ chỉ sự vật mà còn có những từ khác nữa, tuy không chỉ sự vật nhưng được người bản ngữ tri giác một cách độc lập, và nhờ trừu tượng hoá mà được hình dung như sự vật được sự vật hoá, nói đúng hơn, được “thực thể hoá”. Đó là hiện tượng danh hoá trong tiếng Việt. “Ý nghĩa danh từ là ý nghĩa của một từ loại chỉ sự vật (bản chất) và những khái niệm được người bản ngữ tri nhận một cách độc lập như

mang bản chất từ vựng - ngữ pháp. Ý nghĩa phi sự vật là loại ý nghĩa chức năng, nó cùng với ý nghĩa sự vật làm thành ý nghĩa thực thể, được biểu đạt bằng danh từ”. Ông cũng chỉ ra rằng, trong tiếng Việt, “mỗi động từ, tính từ có khả năng danh hoá do kết quả của cách thức tri nhận, bởi một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với một chỉ tố ngữ pháp nào đó” [Đinh Văn Đức, 2015: 319-320].

Trên cơ sở đó, chúng tôi khảo sát hiện tượng danh hoá trong ngữ liệu DNXL báo

Nhân Dân giai đoạn 1964-1975, và thấy có các hiện tượng danh hoá sau:

* Kết hợp động từ với quán từ một tạo thành các danh ngữ. Ví dụ:

- Một sự ủng hộ tập thể rất quý báu của các nước anh em đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược (số 4476, 9/7/1966)

- Một trận đánh hay, một kinh nghiệm tốt (số 5093, 21/3/1968)

Trong các tiêu đề DNXL thường sử dụng từ chỉ lượng “một” (với nghĩa bất định) kết hợp với một động từ để tạo thành các danh ngữ nhằm thực thể hoá sự việc, hiện tượng được nói tới.

* Kết hợp với sự, cuộc, việc,... với động từ để danh hoá động từ và danh hoá

mệnh đề. Hiện tượng danh hoá này trong DNXL đã tạo ra những danh từ hay những khái niệm trừu tượng mới, mang lại nhiều cách biểu hiện cho các sự vật, sự việc được thể hiện trong diễn ngôn. Đây cũng chính là “một nguồn lực tạo nghĩa” trong tiếng Việt, mang lại sự đa dạng, phong phú trong các sắc thái biểu hiện nghĩa của từ dựa trên kinh nghiệm của người sử dụng, và trong ngữ cảnh cụ thể mà chúng hành chức. Các kết hợp danh hoá này đã tạo ra một tổ hợp danh từ có ý nghĩa định danh cho loại thực thể định loại quá trình hay hoạt động mang tính trừu tượng, giúp người nhận tri nhận sự việc một cách cụ thể hơn dựa trên kinh nghiệm được đúc kết, được rút ra từ thực tế sử dụng. Chẳng hạn:

- Sự phẫn nộ của lương tri loài người. (số 6772, 8/11/1972)

- Sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, quý báu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; sự đồng tình và ủng hộ của cả loài người tiến bộ cổ vũ mạnh mẽ quân và dân cả nước ta hăng hái xông lên ... (số 6772, 8/11/1972)

dụng đa dạng và uyển chuyển trong DNXL, đặc biệt là kết hợp với các động từ chỉ cảm giác, tri giác.

- Cuộc chiến đấu dũng cảm và thắng lợi của ta tỏ rõ lòng son dạ sắt của miền Bắc quyết tâm làm tròn nghĩa vụ của mình. (số 6813, 19/12/1972)

- Cuộc vận động xây dựng cuộc sống mới, con người mới đang trở thành một phong trào quần chúng…

- Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri là một cuộc đấu tranh lâu dài, gay go, phức tạp. (số 7574, 27/1/1975)

Ở đây, các từ ngữ mang ý nghĩa vận động đặc trưng của thực thể như: chiến đấu, vận động, đấu tranh,..., dựa trên khả năng tri nhận độc lập của người, trong khi

phản ánh thực tại, đã được kết hợp với cuộc nhằm "thực thể hoá” và theo đó, chúng đã được danh hoá. Ở đây, các động từ không còn giữ nguyên ý nghĩa từ vựng của bản thân mà được hiểu theo ý nghĩa ngữ pháp mới hình thành do mối quan hệ giữa động từ và danh từ trong diễn ngôn. Ví dụ sau cũng tương tự:

- Việc cung cấp ồ ạt các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh cho nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu, là hành động nghiêm trọng thể hiện ý đồ đen tối của chính quyền Ních-xơn. (số 6773, 9/11/1972)

Khảo sát hiện tượng danh hoá trong DNXL cho thấy phổ biến hơn là các danh hoá động từ, cụm động từ, tính từ. Thêm vào đó, các động từ được danh hoá phần lớn là các động từ chỉ quá trình, chỉ hành động để tạo nên một tổ hợp định danh mới cho một loại thực thể. Vì thế, việc sử dụng danh hoá này đã mang lại cho danh từ những nghĩa mới, hoặc mở rộng phạm vi nghĩa của danh từ. Đây cũng chính là phương thức, là nguồn lực tạo nghĩa vô cùng hiệu quả, vừa dễ hiểu lại vừa đơn giản. Ngoài ra, nó còn mang lại sự uyển chuyển và phong phú, tinh tế trong biểu hiện các sắc thái ngữ nghĩa của các hiện tượng được phản ánh trong DNXL, thể hiện rõ ràng, cụ thể tư tưởng được phản ánh trong diễn ngôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)