Quan điểm phân tích diễn ngôn của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 33 - 34)

6. Bố cục của luận án

1.3. Quan điểm phân tích diễn ngôn của luận án

Từ tổng quan về phân tích diễn ngôn, có thế thấy rằng bức tranh phân tích diễn ngôn vô cùng phong phú, đa dạng và còn rất nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu. Để có thể khái luận tất cả các quan niệm về diễn ngôn và đưa ra một cách hiểu là việc làm ôm đồm và không tránh khỏi những mâu thuẫn trong quan niệm. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án - với việc phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân - chúng tôi áp dụng đồng thời hai phương pháp tiếp cận động và tĩnh cả trong phương pháp và khung lí luận để giải thích quá trình kiến tạo diễn ngôn và chức năng tác động, liên nhân của DNXL. Trên cơ sở luận điểm phân tích diễn ngôn là phân tích ngôn ngữ trong hành chức, là miêu tả các cơ chế cấu trúc của ngôn ngữ, phân tích được các chức năng ngôn ngữ, cách nó chi phối nhận thức, điều chỉnh tư tưởng và làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ - bối cảnh văn hoá - xã hội (ngữ cảnh diễn ngôn), luận án đề xuất một cách hiểu về phân tích diễn ngôn như sau:

Diễn ngôn là một chỉnh thể có cấu trúc xác định, nội dung hoàn chỉnh, tồn tại dưới cả hai dạng văn bản/phi văn bản; dùng để chỉ ngôn ngữ trong hoạt động, được sử dụng trong ngữ cảnh văn hoá - xã hội, chịu sự tác động của ngữ cảnh diễn ngôn hành chức. Phân tích diễn ngôn còn là giải mã diễn trình của nó, tái tạo các cấu trúc và chiến lược của diễn ngôn với vị thế của các bên tham gia: người phát, người nhận, mục tiêu mà diễn ngôn hướng đến, ngôn ngữ, thể loại, phong cách, các chủ đề, sự kiện và ngữ cảnh diễn ngôn. Thông qua phân tích diễn ngôn, có thể khảo sát các giá trị tư tưởng, mối quan hệ liên nhân, cách thức tổ chức diễn ngôn về mặt cấu trúc và thông tin như là một thước đo quan trọng để đánh giá đặc trưng bối cảnh ra đời của

Như vậy, diễn ngôn là để chỉ toàn bộ quá trình tương tác xã hội trong đó văn bản chỉ là một phần, chỉ là sản phẩm, ngoài ra còn có quá trình sản xuất, tổ chức văn bản, quá trình giải mã văn bản, mà bản thân văn bản là một tài nguyên. Vì thế, việc chỉ ra các đặc điểm của diễn ngôn, đường hướng phân tích diễn ngôn giúp luận án nhận diện những nội hàm của diễn ngôn và có phương pháp cụ thể để phân tích DNXL. Trên cơ sở đó, luận án xác định ba phương diện quan trọng của diễn ngôn là các từ ngữ, phương thức thể hiện chức năng tư tưởng của DNXL, chức năng liên nhân/tác động của diễn ngôn và chiến lược tổ chức thông điệp theo chủ đề của diễn ngôn thể hiện chức năng văn bản thông qua các từ ngữ, hiện tượng ngữ pháp biểu thị thời đại, mang giá trị kinh nghiệm, hệ thống tình thái, các hành động ngôn từ được thể hiện trong diễn ngôn. Đồng thời luận án tập trung vào vai trò của chủ đề và mạng quan hệ chủ đề trong diễn ngôn, những mối quan hệ giữa các bên tham gia diễn ngôn và được biểu hiện bằng dẫn chứng và phương thức, tri thức xã hội và kinh nghiệm để diễn giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng được thể hiện trong diễn ngôn. Vì thế, ngoài khung lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K. Halliday, luận án còn sử dụng một số cơ sở lí thuyết khác ứng dụng vào phân tích diễn ngôn xã luận, như: lí thuyết giao tiếp, hành động ngôn từ (Austin), nguyên tắc cộng tác (Grice), lí thuyết lập luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)