6. Bố cục của luận án
1.5. Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong quá trình giao tiếp
xã luận báo Nhân Dân
Các nhà ngữ pháp chức năng hệ thống cho rằng người ta không thể hiểu được ý nghĩa của diễn ngôn nếu không biết về ngữ cảnh xung quanh nó, hoặc nếu có thể hiểu được diễn ngơn thì có thể hình dung ra được ngữ cảnh của nó, nghĩa là phải viện dẫn đến những yếu tố bên ngồi thơng điệp để làm rõ/làm chắc chắn thêm thông tin được phát đi trong thơng điệp. Vì vậy, “ngữ cảnh” dùng để chỉ một loại môi trường nào đó, là những gì xảy ra xung quanh mà ngơn ngữ có liên quan đến” và “mơi trường phi ngơn mà trong đó ngơn ngữ được sử dụng”. Phân tích diễn ngơn, dù tiếp
Trong lí thuyết phân tích diễn ngơn, ngữ cảnh có vai trò đặc biệt trong việc nhận diện sự tác động, liên nhân và quyền lực của diễn ngôn. Các nhà nghiên cứu phân biệt thành hai loại ngữ cảnh là ngữ cảnh văn hố và ngữ cảnh tình huống. Ngữ
cảnh văn hố được hiểu là ngữ cảnh ngoài của văn bản, thể hiện những đặc điểm của
nền văn hố sử dụng ngơn ngữ, bao gồm những đặc điểm về cách xưng hơ, nghi thức lời nói, chiến lược lịch sự, v.v. Bên trong ngữ cảnh văn hoá, người phát sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể hơn, được gọi là ngữ cảnh tình huống. Ngữ cảnh tình
huống bao chứa những thứ diễn ra trong thực tế đời sống, làm cho ngơn bản trở nên có
nghĩa. Ở vào những ngữ cảnh khác nhau, con người buộc phải có những suy nghĩ, lựa chọn cách hành xử phù hợp với các giá trị, các khuôn mẫu xã hội, “lựa lời mà nói” để làm sao người nhận chấp nhận và thích nghi với những khn mẫu hành xử đó - nghĩa là chấp nhận, phối hợp với chiến lược giao tiếp mà người phát đưa ra.
1.5.1. Ngữ cảnh chung
Giai đoạn 1964-1975 là giai đoạn mà bối cảnh lịch sử, xã hội, tình hình chính trị, của thế giới nói chung, của nước ta nói riêng vơ cùng đặc biệt, là giai đoạn ghi dấu quá trình đấu tranh gian khổ mà hào hùng của cả dân tộc, ghi dấu sự thắng lợi trên mọi mặt trận xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao của đất nước. Đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta. Quân và dân miền Nam giữ vững và phát triển thế tiến công, càng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, liên tục tiến công và giành thắng lợi. Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đảm bảo sản xuất và đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam. Với hàng loạt cuộc tiến công, tổng tiến công liên tiếp thành công, cuộc kháng chiến chống Mỹ của đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân Việt Nam ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - cả nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất.
1.5.2. Ngữ cảnh riêng, cụ thể
đề tổng thể của giai đoạn và sự biến động về chủ đề, tập trung nội dung thông tin chủ đề, thông tin sự kiện theo giai đoạn, như các năm: 1964, 1968, 1972, 1975.
- Năm 1964: Hoa Kỳ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để có một cái cớ ném bom miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu chiến lược hàng đầu của Hoa Kỳ là làm suy giảm ý chí của quân dân ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong quá trình leo thang đánh phá miền Bắc, Hoa Kỳ xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giao bằng nhiều con đường và thủ đoạn khác nhau, nhằm buộc miền Bắc ngừng chi viện cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh và quân các nước đồng minh của Hoa Kỳ vào xâm lược miền Nam, mặt khác tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Từ đây, lịch sử của cả hai miền Nam - Bắc chuyển vào thời kỳ mới: cả nước trực tiếp chống Mỹ, cứu nước.
- Năm 1968: là năm đánh dấu một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có vai trị, hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam - sự kiện Tết Mậu Thân - cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền của quân và dân ta trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng hồ. Cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy này đã đập tan ý chí xâm lược miền Nam của Hoa Kỳ, buộc Hoa Kỳ phải ngồi đàm phán với Việt Nam ở bàn Hội nghị, buộc Hoa Kỳ chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện và phải thay đổi chiến lược ở miền Nam. Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang thời kì lịch sử mới.
- Năm 1972: Những thắng lợi trên chiến trường miền Nam cùng với chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của địch ở miền Bắc, đặc biệt chiến thắng đập tan đợt tập kích B52 của Hoa Kỳ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 đã trở thành “Điện Biên Phủ trên không”, buộc địch phải kí Hiệp định Paris, lập lại hồ bình ở Việt Nam và Đơng Dương.
- Năm 1975: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm đấu tranh kiên cường chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, kết thúc hơn 100 năm đô hộ của đế quốc thực dân. Thắng lợi đó mở ra thời kì mới cho lịch sử Việt Nam: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
trị, xã hội, về các chủ trương đường lối, mục tiêu, kế hoạch hành động,… từ đó kêu gọi, tác động đến đông đảo nhân dân, thúc đẩy trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ của nhân dân, tạo sự đồng thuận, đồng lịng trong cơng cuộc chiến đấu thống nhất đất nước và xây dựng đất nước. Đây cũng chính là cơ sở, động lực và mục tiêu của các bài xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975. Bởi mỗi bài xã luận bao giờ cũng phải gắn chặt với những thời điểm đang có những biến cố quan trọng và ý nghĩa rộng lớn - mà theo lí luận báo chí thì đó phải là những vấn đề thuộc dịng thời sự chủ lưu. Trong giai đoạn lịch sử hào hùng ấy, mỗi sự kiện, diễn biến của mỗi trận đánh, biến động lớn trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, thời khắc chuyển giao lịch sử,… đều được các phản ánh kịp thời và sống động trong các bài xã luận của giai đoạn này.