Hệ thống trường từ vựng thể hiện chủ đề, biểu thị giá trị thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 45 - 47)

6. Bố cục của luận án

2.2. Từ ngữ, phƣơng thức thể hiện giá trị kinh nghiệm, tƣ tƣởng

2.2.1. Hệ thống trường từ vựng thể hiện chủ đề, biểu thị giá trị thời đại

Thế giới kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday là kinh nghiệm của các tham thể về thế giới tự nhiên và xã hội, là nội dung thông báo, tri thức và niềm tin. Kinh nghiệm phản ánh những gì xảy ra trong tư duy của người tạo lập diễn ngôn, gắn với kinh nghiệm của họ về thế giới bên ngồi. Có thể thấy trong DNXL giai đoạn này, một số từ, ngữ điển hình của thời đại 1964-1975, mà do hồn cảnh lịch sử thay đổi, nay đã khơng cịn phù hợp để sử dụng.

- Trường diễn ngơn thể hiện chủ đề chính trị

Đối với các DNXL thuộc trường diễn ngơn chính trị, có thể thấy nhiều từ vựng thuộc về lĩnh vực này như: cách mạng, đồng chí, quần chúng, tổ chức, thanh niên trí

thức, miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, giác ngộ chính trị, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chính phủ cách mạng lâm thời; học thuyết Ních-xơn, Việt Nam hoá chiến tranh, hiệp định Giơ-ne-vơ, hiệp định Pa-ri, thất bại chính trị, đế quốc Mỹ, xâm lược Mỹ, chính quyền Sài Gịn, chủ nghĩa thực dân mới..

Vấn đề chính trị là vấn đề có tính thời sự cao. Vì thế, các giá trị kinh nghiệm, giá trị tư tưởng của con người thay đổi theo hoàn cảnh thực tiễn xã hội. Thế giới thay đổi, hồn cảnh xã hội thay đổi, thực tiễn diễn ngơn cũng đương nhiên thay đổi, vì thế các giá trị phản ánh kinh nghiệm của diễn ngôn cũng không thể không thay đổi. Rất nhiều các từ ngữ trong giai đoạn lịch sử 1964-1975, đến nay đã khơng cịn được sử dụng nữa. Mặt khác, trong các bản tin thời sự, hay trong các DNXL chính trị hiện nay người phát ưa dùng các từ ngữ mang sắc thái trung tính, lịch sự hơn.

- Trường diễn ngôn thể hiện chủ đề quân sự

Mỗi sự vật, hiện tượng được nói đến trong diễn ngơn là cái đã biết đối với người phát, tuy nhiên, để hiểu được diễn ngôn, người nhận phải hiểu được ngữ cảnh mà diễn ngôn hành chức. Hệ thống các từ trong DNXL giai đoạn này phản ánh tính thời đại, phản ánh hiện thực lịch sử - văn hoá, phản ánh tinh thần chiến tranh. Điều đó được thể hiện qua:

- Những từ ngữ chỉ con người: người lính, đồng chí, đồng đội, dân quân, tự vệ,

thanh niên xung phong, quân nhân, giặc lái, đồng bào vùng tạm chiến, quân viễn chinh Mỹ,...

- Những từ ngữ chỉ tổ chức: đơn vị chiến đấu, đơn vị sản xuất, quân đoàn, sư đoàn, pháo đài chiến đấu, lực lượng xung kích trên mặt trận, ...

- Những từ ngữ chỉ không gian, thời gian: hậu phương, tiền tuyến, mặt trận, pháo đài, trận địa, căn cứ, sào huyệt Mỹ,...

- Những từ ngữ chỉ phương tiện, sự vật, sự việc: chiến tranh, bom đạn, siêu pháo đài bay, cánh cụp cánh xoè, chiến đấu, toạ độ lửa, máy bay, tập kích, vũ trang nhân dân, chiến tranh nhân dân, tiến công, chiến công, đánh chiếm, gây chiến, xung kích, ra quân, kháng chiến,...

- Trường diễn ngơn thể hiện chủ đề văn hố - xã hội - giáo dục

Giáo dục giai đoạn này cũng thể hiện giá trị kinh nghiệm, giá trị tư tưởng của thời đại, mang tư tưởng giáo dục cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng chính trị cách mạng,... Chẳng hạn: giáo dục cách mạng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng, phong trào ba đảm đang, ba đảm nhiệm, cuộc vận động "ba xây, ba chống", mỗi người làm việc bằng hai, hành động cách mạng, được thể hiện ngay tại các tiêu đề của các bài xã luận:

+ Thanh niên nêu cao quyết tâm "Ba sẵn sàng" (số 3978, 22/2/1965)

+ Thanh niên "Ba sẵn sàng" thừa thắng xông lên trên chiến trường đồng ruộng (số 5085, 13/3/1968)

Để hiểu mỗi từ, mỗi khái niệm phải gắn với các điều kiện lịch sử hình thành hay ra đời của chúng mới có thể quy chiếu với nội dung trong từng bài xã luận. Dưới đây là một số ví dụ:

+ “Ba sẵn sàng” là một cuộc vận động lớn khởi đầu từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó trở thành phong trào thi đua chung của thanh niên, sinh viên thành phố Hà Nội và cả nước trong bối cảnh cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ; vừa tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Phong trào "Ba sẵn sàng" có nội dung: Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn

Những giai đoạn sau, để phù hợp với tình hình đất nước, nội dung của khẩu hiệu có sự điều chỉnh, bổ sung. Năm 1965, phong trào “Ba sẵn sàng” được bổ sung và nâng cao thành: vừa chiến đấu, sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống. Sau năm 1965, phong trào “Ba sẵn sàng” là: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, cơng tác và học tập trong bất kì tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.

+ Phát triển và bồi dưỡng phong trào "Ba đảm nhiệm" (số 4044, 29/4/1965)

Phong trào Ba đảm nhiệm được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất năm 1965, trong khơng khí cả nước đang sục sơi thi đua đánh giặc Mỹ, vận động phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với nội dung: Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con n tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết”. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị sửa tên thành phong trào “Ba đảm đang” có ý nghĩa giản dị, phù hợp với truyền thống của phụ nữ Việt Nam, làm tăng thêm sức mạnh động viên, lôi cuốn mọi tầng lớp phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động; đoàn kết cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, ngữ cảnh văn hoá của diễn ngôn chi phối, tác động mạnh mẽ tới người nhận. Trên cơ sở văn hố cộng đồng, trình độ của người nhận mà người phát có thể lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)