6. Bố cục của luận án
2.4. Các quá trình chuyển tác biểu thị chức năng tƣ tƣởng
2.4.2. Biểu hiện qua hệ thống các quá trình tinh thần
Các quá trình tinh thần phản ánh thế giới ý thức, bao gồm quá trình tri giác, tri nhận, tình cảm,... thể hiện trong DNXL bằng các động từ: mong muốn, hân hoan, hy
vọng, vui mừng, có trách nhiệm, giúp đỡ, hỗ trợ, ủng hộ, ghi nhớ,… Ví dụ:
- Chúng ta sung sướng và cảm động chào mừng tất cả các đơn vị và địa phương, các chiến sĩ và đồng bào ta … (số 3641, 18/3/1964)
- Chúng ta phấn khởi và tự hào chào mừng các chiến sĩ pháo cao xạ, không quân, hải quân, … (số 4694, 14/2/1967)
- Biết ơn Bác Hồ, tự hào được Bác giáo dục và bồi dưỡng, toàn thể thanh thiếu niên và nhi đồng chúng ta vô cùng sung sướng được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. (số 5058, 12/3/1970)
- Kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến, chúng ta xiết bao tự hào về nhân dân ta anh hùng, về đường lối sáng tạo của cách mạng Việt Nam ta. (số 6813, 19/12/1972)
Các quá trình tinh thần trong DNXL có xu hướng bày tỏ tình cảm, thái độ đánh giá, bình luận chủ quan của người phát - và trong DNXL đó cũng chính là tình cảm, thái độ của Nhân dân, của Đảng, của Nhà nước. Các quá trình tinh thần này được sử dụng thường xuyên trong các DNXL, đặc biệt là các diễn ngôn có chủ đề ngoại giao, quân sự. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Halliday, khi ông cho rằng quá trình tinh thần là một quá trình chính để mô tả kinh nghiệm. Trong DNXL, các quá trình tinh thần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng của người phát - ở đây chính là tư tưởng của Nhà nước, của Nhân dân. Bằng việc sử dụng các kiểu quá trình
DNXL đã thể hiện đường hướng tư tưởng mà người phát hướng đến - đó là lòng tự hào dân tộc, và niềm tin chiến thắng, thiện chí của một đất nước mong muốn hoà bình.