Các phương thức lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 72 - 85)

6. Bố cục của luận án

2.6. Các phƣơng thức lập luận thể hiện giá trị tƣ tƣởng

2.6.2. Các phương thức lập luận

Là một phương thức lập luận ngôn ngữ, để đạt được mục đích tuyên truyền, tác động, giác ngộ và giáo dục quần chúng nhân dân, DNXL báo Nhân Dân sử dụng nhiều phương thức lập luận khác nhau, với nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Ở đây, ngoài những phép suy luận theo logic nội dung mệnh đề và logic vị từ thì chúng tơi quan niệm những quan hệ logic dẫn tới những phép suy luận cũng là những lập luận. Đó là những lập luận để tạo lập, làm thay đổi hay củng cố lòng tin và nhận thức của người nghe. Chẳng hạn như phép luận suy trong diễn ngơn nhằm giải thích, hoặc thuyết phục để người nhận biết, hiểu, đi đến cùng thống nhất trong tư duy, trong hành động với người phát.

2.6.2.1. Lập luận theo quan hệ nhân quả

a) Lập luận theo điều kiện cần

Hình thức ngơn ngữ của loại quan hệ lập luận này là: “Nếu A là có thể B (được)” trong đó A là lí do, là điều kiện cần để dẫn đến B.

- “Lúa là loại lương thực chính. Chúng ta phải tận dụng đất đai, cố gắng khơi

phục diện tích cây lúa, tiến dần lên đạt những mức cao nhất trước đây, và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.” (số 7554, 7/1/1975)

- “Xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của kế hoạch Nhà

nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phục vụ sản xuất, chiến đấu và nâng cao đời sống nhân dân.” (số 6159, 3/3/1971)

b) Lập luận theo điều kiện tất yếu (điều kiện đủ nhưng không là duy nhất)

Loại quan hệ lập luận này có hình thức cơ bản là “Nếu A thì B”, trong đó A là điều kiện, là lí do tất yếu để dẫn đến B.

“Thanh niên học sinh chúng ta cùng với giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, vô

cùng căm thù đế quốc Mỹ xâm lược, càng nêu cao hơn nữa tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa... Sôi sục căm

thù, nhân dân ta càng chiến đấu anh dũng để trả thù cho những giáo viên, học sinh ta bị đế quốc Mỹ giết hại.” (số 4209, 13/10/1965)

Lập luận: - A: căm thù đế quốc Mỹ -> B: càng nêu cao tinh thần quyết chiến,

quyết thắng,.. sẵn sàng chiến đấu;

- A: sôi sục căm thù -> B: càng chiến đấu anh dũng.

Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, chiến sĩ và đồng bào ta đang vươn lên với sức

vươn cao của thời đại, quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ chủ tịch,...

Càng chiến đấu quyết liệt, những tập thể và người anh hùng xuất hiện càng nhiều, phẩm chất cao quý của dân tộc anh hùng kết tinh trong mỗi người dân Việt Nam ta

càng ngời sáng. (số 6822, 29/12/1972)

Ngồi hình thức lập luận theo điều kiện tất yếu, người phát còn sử dụng cặp phụ từ “càng - càng” nhằm làm tăng mức độ cần thiết của các các luận cứ, khẳng định kết quả tất yếu được đưa ra, đồng thời tăng mức độ thuyết phục của các luận cứ.

Càng...càng được người phát dùng để diễn đạt sự bổ sung, gia tăng giữa các luận cứ

theo mức độ sự việc trước biến đổi bao nhiêu thì sự việc sau biến đổi theo bấy nhiêu. Ở đây là sự biến đổi thuận chiều giữa các sự việc với nhau, khiến lập luận càng thêm mạnh mẽ: càng chiến đấu -> càng nhiều tập thể và người anh hùng -> phẩm chất cao quý … trong mỗi người dân Việt Nam càng ngời sáng.

c) Lập luận theo điều kiện duy nhất

Hình thức ngơn ngữ biểu hiện của loại quan hệ lập luận này là: “Chỉ A mới B” hoặc “Không A nếu khơng B”, trong đó A là nguyên nhân, là điều kiện duy nhất của B. Ví dụ:

(R) Khơng có con đường nào khác, đồng bào và chiến sĩ ta ở miền Nam phải

chiến đấu để hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. (P1) Sau gần hai tháng tiến công và nổi dậy long trời lở đất, đồng bào và chiến sĩ ta đã đập nát tan tành bộ máy chiến tranh và bộ máy đàn áp của địch ở hai quân khu của chúng,... (P2) Thắng lợi đó tạo nên một cục diện mới hết sức tốt đẹp. (P3) Lực lượng mọi mặt của nhân dân ta đã mạnh áp đảo so với lực lượng của địch. (P4) Trái lại, nguỵ quân, nguỵ quyền bị đánh gãy từng mảng, đang tan rã và sụp đổ. (P5) Tình thế của chúng đã tuyệt vọng.

(P6) Chưa cam chịu thất bại, đế quốc Mỹ lại âm mưu đưa một số người mới ra

cầm đầu ngụy quyền để hòng đánh lừa dư luận. Nhưng đây cũng chỉ là một vở kịch cũ dích,… (số 7663, 27/4/1975)

Trong ví dụ trên, lần lượt các phát ngơn đều trở thành các luận cứ để lập luận cho vấn đề được đặt ra. Các luận cứ tiếp sau được sản sinh trên cơ sở kế thừa luận cứ trong phát ngôn đứng trước. Sự liên hệ này được thể hiện một cách trực tiếp bởi vì chúng cùng quy chiếu tới một đối tượng nhất định. Trong đó (R) đã chỉ ra điều kiện tất yếu (khơng có con đường nào khác - phải chiến đấu hoàn thành sự nghiệp giải

phóng đất nước). Từ kết luận, các phát ngôn lần lượt được đưa ra để lập luận, chứng

minh cho kết luận tất yếu đó.

- Chỉ có một phong trào quần chúng sâu mạnh mới xố bỏ được tàn tích của xã

hội cũ, đẩy tới sự nghiệp xây dựng nền kinh tế, chế độ mới,... (số 7209, 23/1/1974) - Làm theo Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch kính u, vì tương lai rạng rỡ của dân tộc, nhân dân ta quyết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên trì và đẩy

mạnh cuộc chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn. Phối hợp với đồng bào miền Nam, quân và dân miền Bắc nhất định bẻ gãy mọi bước leo thang tuyệt vọng của

giặc Mỹ, tiếp tục làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn... (số 6824, ngày 30/12/1972)

2.6.2.2. Lập luận theo quan hệ giải thích

Giải thích là tìm các lí lẽ nhằm giảng giải, làm rõ vấn đề được nêu ra để người nhận hiểu đúng vấn đề, vì thế nó cũng là một kiểu lập luận. Ví dụ:

Sản xuất là một mặt trận chiến đấu của chúng ta, một mặt trận vĩ đại bao gồm

mười mấy triệu con người hoạt động trong khắp các lĩnh vực từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng, một mặt trận quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong cả nước. (số 4489, 22/7/1966)

Hay trong ví dụ: (R) Loạt trận tiến cơng đã và đang diễn của quân và dân miền

Nam là thắng lợi rất to lớn của các chiến sĩ và đồng bào ta, là thất bại rất to lớn của bọn xâm lược Mỹ và tay sai. (P1) Đó là những trận đánh của lịng căm thù sơi sục đối với bọn xâm lược và bè lũ bán nước... (P2) Đó là trận đánh phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng,... (P3) Đó là những trận thắng lớn về quân sự và chính trị. (số 5044, 1/2/1968)

Đây chính là quan hệ lập luận giải thích theo kiểu diễn dịch. Người phát đưa ra kết luận (R): là thắng lợi rất to lớn của các chiến sĩ và đồng bào ta, là thất bại rất to

lớn của bọn xâm lược Mỹ và tay sai.

Trong diễn ngôn Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người, người phát đã sử

dụng rất nhiều luận cứ để giải thích cho kết luận của mình. Cụ thể là mỗi luận cứ tác giả lại đưa ra một phương diện, một nét tinh thần - tính cách Hà Nội bằng cách điểm những nét tiêu biểu nhất trong tinh thần - tính cách của con người trên khắp mọi

miền Tổ quốc của đất nước.

Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội, đó là tổng hợp tất cả những cái gì tốt đẹp

nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quý. Người Hà Nội đã học cái hào khí chỉ chờ dịp là bùng nổ của Sài Gòn và Huế bất khuất, cái lạc quan trong sáng của Củ Chi đất thép, cái quật khởi của đồng bằng sông Cửu Long, cái kiên cường của dải đất chân núi Trường Sơn, cái kiên trì khơng bờ bến của Tây Nguyên, gan vàng dạ sắt

của những người làm nên những sự tích anh hùng ở đường số 13 và Quảng Trị. Hà Nội khơi dậy tự trong lịng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với

truyền thống nghìn xưa quyện trong khơng khí và mỗi tấc đất thấm máu anh hùng

của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. (số 6820, 26/12/1972)

(R): Tinh thần Hà Nội, tính cách

Hà Nội

tổng hợp tất cả những cái gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quý cái hào khí chỉ chờ dịp là bùng nổ Sài Gòn và Huế bất khuất

cái lạc quan trong sáng Củ Chi đất thép

cái quật khởi đồng bằng sông Cửu Long

cái kiên cường dải đất chân núi Trường Sơn

cái kiên trì khơng bờ bến Tây Nguyên

gan vàng dạ sắt những người làm nên những sự tích anh hùng ở đường số 13 và Quảng Trị khơi dậy tự trong lịng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên

kết hợp với truyền thống nghìn xưa Ở đây, để giải thích cho kết luận của mình, tác giả đã khéo léo lồng ghép tất cả những nét tính cách của con người khắp vùng miền để khắc hoạ cho tinh thần và tính

được tính cách, tinh thần Hà Nội; mặt khác quan trọng hơn người phát đã lồng ghép được hình ảnh của mỗi người dân trên khắp mọi miền trong hình ảnh của người thủ đơ - trái tim của đất nước. Sự kết hợp này mang lại ấn tượng và tác động mạnh mẽ tới người nhận. Ví dụ:

Tội ác của chúng đêm 26-12 thật ghê tởm. Bọn quỷ dữ đã rải bom dọc những

phố đông dân nhất của thủ đô Hà Nội, các thành phố Hải Phòng, Gia Lâm,… Khâm Thiên là những khu vực tập trung đông nhân dân lao động đã bị đánh phá rất dã man. Bệnh viện Bạch Mai,.. Trường Đại học Bách khoa, chợ Khâm Thiên, … nhà giữ trẻ,… đều trở thành mục tiêu bắn phá của bọn khát máu Mỹ. (số 6822, 28/12/1972)

Để giải thích cho kết luận tội ác ghê tởm của chúng, người phát đã viện dẫn đến những sự kiện thực tiễn đã xảy ra: đó là chúng đã rải bom, bắn phá ở những phố đông dân nhất, những khu vực tập trung đông nhân dân lao động, các khu vụ tập trung dân cư, trẻ em, học sinh, sinh viên,… Những con người vô tội ấy đã trở thành mục tiêu của

bọn chúng - bọn khát máu Mỹ. Lập luận này vừa liệt kê, giải thích cho người nhận thấy

sự dã man, điên cuồng của bọn giặc Mỹ khi trong một đêm 26-12 đã bắn phá, ném bom khắp nơi từ Hà Nội, đến Hải Phòng, Thái Nguyên và nhiều nơi khác; vừa cho thấy bộ mặt ghê tởm của chúng - khi lựa chọn những điểm ném bom là những nơi tập trung dân cư, trẻ em, học sinh, sinh viên. Với những chứng cớ xác thực ấy, người phát đã thực sự tác động mạnh mẽ tới người nhận, khiến người nhận cảm thấy được rất rõ ràng mức độ tàn sát của giặc Mỹ, và ghê tởm tội ác của chúng.

2.6.2.3. Lập luận theo quan hệ thuyết phục

Ví dụ: (1) Giai cấp công nhân tiếp tục truyền thống cách mạng qua cuộc đấu

tranh chống tư bản và đế quốc, qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp..., đang

nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu... (2) Giai cấp công nhân của chúng ta,

được tôi luyện qua ngọn lửa cách mạng, mãi mãi là một giai cấp anh hùng... (3) Giai cấp nơng dân tập thể hình thành và lớn mạnh... (4) Nông dân ta cần cù và đầy

trí tuệ, gắn bó thịt xương với giai cấp công nhân và với Đảng tiên phong, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch càng cố gắng làm trọn nhiệm vụ vẻ vang... (5)

Chúng ta đã chiến thắng và đang chiến thắng trên mặt trận quân sự... (6) Chúng ta đã thắng lợi và nhất định sẽ càng thắng lợi vẻ vang... (số 4489, 22/7/1966)

Ở đây, người phát dựa trên quan hệ tăng tiến ngữ nghĩa, thể hiện sự tin tưởng, sự chắc chắn về tương lai để thuyết phục người nhận theo người phát: (5) đã chiến thắng

và đang chiến thắng → (6) đã thắng lợi và nhất định sẽ càng thắng lợi vẻ vang.

Mặt khác, ở đây người phát còn sử dụng lối sắp xếp song hành phần đề và phần thuyết giữa các phát ngôn. Các phát ngôn tương tự về cấu tạo giữa các phần đề và phần thuyết (về phương diện liên kết, lối sắp xếp song hành thường sử dụng phương thức lặp và phương thức phối hợp từ ngữ). Như trong diễn ngôn trên, các phát ngôn (1), (2), (3), (4) song hành với nhau; các phát ngôn (5), (6) song hành với nhau (được đánh dấu bằng phần in đậm). Việc sử dụng các song hành đề thuyết theo cấp độ tăng tiến ngữ nghĩa này giúp cho các phát ngơn gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo âm hưởng mạnh mẽ, lôi cuốn và tăng sức thuyết phục của diễn ngôn.

2.6.2.4. Lập luận bằng cách đưa câu hỏi

Là hình thức người phát tự đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề cần giải quyết và tự trả lời hoặc để người nhận tự trả lời trên cơ sở suy luận từ những vấn đề người phát đã đặt ra. Trên cơ sở đó, người phát vừa định hướng tư tưởng cho người nhận, vừa khẳng định sự thật, lẽ phải, bản chất vấn đề được nêu ra. Những câu hỏi lập luận này có giá trị như những lời khẳng định, lời kết luận; còn câu trả lời là những luận cứ dẫn đến kết luận ấy: Đó phải chăng là “hình ảnh hấp dẫn của bày trẻ em khoẻ mạnh trong lớp

học” mà tên khát máu Giôn-xơn từng rêu rao?; Vấn đề đặt ra là Mỹ dứt khoát chọn con đường nào? Thử kiểm điểm lại xem những việc làm sai trái… đã đem lại gì cho lợi ích chân chính của nước Mỹ? Tại sao những cuộc oanh tạc đó vẫn tiếp tục ...? Làm sao có thể bịt những bằng chứng rành rành như việc tướng Mơ-rây đến Play-cu để bàn kế hoạch lấn chiếm Chư Nghé?... Thấy chưa, bọn đế quốc Mỹ? Chúng bay khơng thể làm mưa làm gió! (số 3786, 11/8/1964)

Trong nhiều lập luận của DNXL, người phát đưa ra hàng loạt những câu hỏi và tự biện luận để trả lời. Chẳng hạn, để lập luận về việc “nói một đằng, làm một nẻo” của đế quốc Mỹ, trong bài: Chặn đứng hành động tội ác của đế quốc Mỹ đối với trường học và học sinh, người phát đã đặt ra câu hỏi và đưa ra hàng loạt câu trả lời

với những chứng cứ xác thực để vạch trần bộ mặt của đế quốc Mỹ.

của đế quốc Mỹ tìm mọi cách xuyên tạc trắng trợn…”. Sự thật cũng lại là, đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá liên tục, theo kế hoạch định sẵn,… phá hoại sự nghiệp phát triển giáo dục của chúng ta. Điều đó chứng tỏ đế quốc Mỹ khát máu và dã man đến cực độ. (số 4209, 13/10/1965)

Ở đây, người phát không đặt vấn đề trực tiếp, khẳng định kết luận của mình, mà thay vào đó, đặt ra những câu hỏi nhằm tạo sự gắn kết và tin tưởng giữa người phát – người nhận, từ đó mới đi đến kết luận để tạo sự khách quan trong lập luận của mình. Như vậy, người phát cùng đứng về phía người nhận, đặt ra những vấn đề và làm rõ vấn đề đó để tác động, định hướng nhận thức, tư tưởng của người nhận nhằm có những hành động kịp thời, phù hợp, đúng đắn. Ví dụ:

Một câu hỏi lớn được đặt ra là: nếu chính quyền Ních-xơn thật sự muốn hồ

bình thì họ ráo riết chuyên chở phương tiện chiến tranh đến miền Nam Việt Nam để

làm gì? Họ đã nói rằng có khó khăn từ Sài Gịn” thế thì tại sao họ lại cung cấp thêm

vũ khí cho Nguyễn Văn Thiệu - là kẻ đang điên cuồng hò hét tiếp tục chiến tranh? Có ba cách trả lời cho câu hỏi này, cũng là giải thích cho chính quyền Ních- xơn ồ ạt đưa vũ khí đến Sài Gịn:

(P1) Một là, Mỹ khơng muốn tìm một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề

Việt Nam, mặc dù đã thoả thuận về một hiệp định, vẫn ngoan cố tiếp tục...

(P2) Hai là, Mỹ muốn tạo thêm điều kiện nhằm “thương lượng trên thế mạnh”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)