Các cơ sở lí luận đƣợc áp dụng để phân tích diễn ngơn xã luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 34 - 37)

6. Bố cục của luận án

1.4. Các cơ sở lí luận đƣợc áp dụng để phân tích diễn ngơn xã luận

1.4.1. Ba siêu chức năng ngôn ngữ của Halliday

Thực tiễn phân tích CDA những năm qua cho thấy Lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday là khung lí thuyết phù hợp, là một căn cứ ngơn ngữ quan trọng để phân tích CDA. Theo Halliday, ngữ pháp là một hệ thống, chứ không phải là một quy tắc, và ngôn ngữ là một nguồn lực tạo nghĩa. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp, đảm nhiệm ba siêu chức năng: chức năng kinh nghiệm; chức năng liên nhân; chức năng tạo văn bản diễn đạt hợp phần nghĩa có được qua việc tổ chức câu trong văn bản và trong ngữ cảnh tình huống.

Theo đó, chức năng kinh nghiệm là sự thể hiện kinh nghiệm của con người về

thế giới xung quanh và trong bản thân người tạo lập diễn ngơn. Có thể chia chức năng này thành hai mặt là kinh nghiệm và logic. Mặt kinh nghiệm là các thông tin về

logic là các thông tin sắp xếp giữa các câu dựa trên các mối quan hệ, ví dụ: quan hệ nhân quả, quan hệ điều kiện, quan hệ lập luận,...

Trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ được sử dụng không chỉ để truyền tin, mà hơn thế, chúng được dùng để “liên nhân”. Con người sử dụng ngôn ngữ trong các chiến lược giao tiếp liên nhân nhằm giảm thiểu sự xung đột, duy trì và tăng cường mối quan hệ xã hội. Chức năng liên nhân làm cho người nói can dự vào một ngữ

cảnh tình huống nào đó, biểu đạt thái độ và suy đốn của họ và tính tốn khả năng tác động tới thái độ và hành vi của người nghe. Vì vậy, nó cũng biểu đạt vai quan hệ với tình huống có liên quan, tức là vai quan hệ giữa các bên tham gia chiến lược giao tiếp. Trong chiến lược này, chức năng liên nhân đồng thời thể hiện vị thế xã hội, tơn ti, thể hiện uy quyền, tính bình đẳng và bất bình đẳng trong giao tiếp, sự chi phối của quyền lực trong giao tiếp. Để phân tích chức năng này, cịn cần phải viện dẫn đến các nội dung: ngữ cảnh, tương tác các vai giao tiếp, hành động ngôn từ, quyền lực trong phát ngôn,...

Với chức năng tạo văn bản, nhiệm vụ của phân tích diễn ngơn là xác định và phân tích các thành tố tham gia tổ chức diễn ngơn, xác định vị trí của các yếu tố cấu thành, xem xét các cách thức tổ chức diễn ngơn (tổ chức hình thức và tổ chức nội dung) để phù hợp với mục đích giao tiếp.

1.4.2. Hành động ngơn từ

Với hệ chức năng luận, phân tích diễn ngơn có nhiệm vụ xác định và phân tích các hành động nói của người phát nhằm thực hiện các mục đích giao tiếp nhất định cũng như hiểu các ý nghĩa xã hội, văn hố hay cá nhân. Theo Austin, nói năng cũng là một loại hành động và nó có tác động đến người nhận. Trong khi nói, người ta đồng thời thực hiện ba hành động nói: hành động tại lời, hành động tạo lời, hành động mượn lời. Hành động nói thể hiện ý định, mục đích của người nói, chẳng hạn:

để hỏi, để u cầu, khẳng định, phủ định, giải thích, cảm ơn, xin lỗi,… Tiếp tục lí

thuyết của Austin, dựa trên bốn tiêu chí để phân loại hành động tại lời như: đích ở lời, hướng của sự khớp ghép, trạng thái tâm lí được biểu hiện, nội dung mệnh đề, Searle đã đi sâu nghiên cứu và phân loại thành năm hành động ngôn từ: i) Hành động biểu hiện: trình bày những gì người nói tin là đúng hoặc khơng đúng, bao gồm các hành động ngôn từ: miêu tả, kể, tự sự, trần thuật, báo cáo, thuyết minh,...; ii) Hành

động điều khiển/cầu khiến: dùng để làm cho người nghe làm một việc gì đó, bao gồm các hành động ngôn từ: yêu cầu, đề nghị, xin, xin phép, ra lệnh, sai khiến, hỏi,

khuyên, kêu gọi,...; iii) Hành động cam kết: dùng để ràng buộc chính bản thân người

nói vào một việc nào đó trong tương lai, bao gồm các hành động ngôn từ: hứa, thề, cam kết, đảm bảo, thỏa thuận, tình nguyện,...; iv) Hành động biểu cảm: trình bày

trạng thái tâm lí của người nói do cảm nhận được sự vật nào đó, bao gồm các hành động ngơn từ: than, than thở, cảm ơn, xin lỗi, khen, chê,...; v) Hành động tuyên bố: làm thay đổi thế giới từ ngữ trong nội dung mệnh đề, bao gồm các hành động ngôn từ: tuyên bố, tuyên án, buộc tội,...

1.4.3. Lập luận

Lập luận từ rất lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm vì nó xuất hiện và góp mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. “Lập luận là một hoạt động ngơn

từ. Bằng cơng cụ ngơn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó [Nguyễn Đức Dân, 1998: 165]. Trong DNXL báo Nhân Dân, sự

vận động lập luận góp phần làm thay đổi nhận thức của người nhận, làm cho người nhận từ chưa biết đến biết, từ chưa hiểu đến hiểu, từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ khác biệt đến tương đồng,... cuối cùng đi đến thống nhất nhận thức để hình thành niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của nhân dân, nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra của đất nước. Có nhiều định nghĩa về lập luận, tuy có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất với nhau về bản chất và các yếu tố cấu thành lập luận. Ba yếu tố đó là luận cứ, lí lẽ và kết luận.

+ Luận cứ: là những căn cứ để rút ra kết luận. Một phát ngôn chỉ được xem

như là một luận cứ khi người nói có ý định dùng nó làm luận cứ cho một lập luận nào đó, phát ngơn tự thân nó khơng phải là luận cứ mà nó chỉ tạo nên lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đi đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó. Chính mục đích này khiến cho một phát ngơn, một sự kiện có thể được nhìn nhận như là một luận cứ hay khơng.

+ Lí lẽ: là những yếu tố mà nhờ đó từ những luận cứ chúng ta suy ra được kết luận. Lí lẽ được xem là những nguyên tắc lập luận và được hình thành từ những suy

nhiên, xã hội, về hành vi, tâm sinh lí của con người,… Hệ thống giá trị, quy tắc chung này mặc nhiên được đa số thành viên trong một xã hội chấp nhận, được xem như là tri thức nền của xã hội.

+ Kết luận: là một khẳng định đích hay một khẳng định mục tiêu được suy ra từ những luận cứ và lí lẽ. Một lập luận tốt là một lập luận phục vụ tốt cho mục đích của người phát.

Trong kiến giải lập luận, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi người nhận càng phải luận suy nhiều, càng phải huy động nhiều nhân tố để tìm ra được những thành phần hàm ẩn của lập luận thì lập luận càng hấp dẫn. Vì thế, lập luận khơng chỉ khó hiểu ở ý nghĩa mà cịn phức tạp trong tổ chức lập luận, trong các mối quan hệ giữa các luận cứ - kết luận, giữa lập luận này với lập luận khác trong diễn ngôn.

Ngồi các lí thuyết cơ bản trên, luận án còn sử dụng lí thuyết lịch sự với các

nhân tố tác động chi phối quá trình giao tiếp và kết quả giao tiếp, như: thể diện - vốn là sự tự tơn trọng mình trước mặt mọi người và trong chốn riêng tư, gồm thể diện âm tính - vốn là mong muốn được tự do hành động, không bị người khác áp đặt và dương tính - vốn là nhu cầu, mong muốn hồ đồng…

Các lí thuyết này được đưa ra để tạo khung, và làm cơ sở quan trọng cho việc tiếp cận tư liệu, đồng thời đưa ra đường hướng phân tích diễn ngơn của luận án. Tuy nhiên, trong q trình phân tích các diễn ngơn cụ thể, các bình diện này khơng tách rời mà giao thoa, đan bện vào nhau, soi chiếu và biện giải lẫn nhau nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho diễn ngôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)