Chiến lƣợc lịch sự thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 110 - 115)

6. Bố cục của luận án

3.5. Chiến lƣợc lịch sự thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn

3.5. Chiến lƣợc lịch sự thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân báo Nhân Dân

tiếp, các bên tự thân đều đã mang một vị thế xã hội nhất định. Vị thế này được xác lập thông qua các đặc điểm về tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội,... Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp thì vị thế của mỗi bên lại có thể thay đổi nhằm đạt đến mục đích giao tiếp nào đó. Người ta vẫn sử dụng các chiến lược khác nhau để thay đổi vị thế giao tiếp, từ đó thay đổi (duy trì, rút ngắn, kéo giãn) khoảng cách giao tiếp,... DNXL là quá trình giao tiếp một chiều, vì thế, việc xác lập vị thế cũng từ một phía người phát. Mặt khác, tuỳ vào đối tượng người nhận, đối tượng/sự kiện được nói đến mà người phát lựa chọn cách xác lập vị thế phù hợp và đạt hiệu quả nhất với mục đích mà họ hướng đến. Theo nguyên tắc này, người phát có thể tuỳ theo hồn cảnh, đối tượng, tính chất của cơng việc tương lai mà có những biểu thức điều biến phù hợp. Chẳng hạn, để tăng tính áp đặt, bắt buộc, người phát thêm vị từ tình thái phải, cần phải,… vào câu lệnh (như: Phải đặc biệt chú trọng giáo dục thanh niên, bồi dưỡng ý chí chiến đấu,…). Nguyên tắc lịch sự này được thể hiện rất rõ trong DNXL báo Nhân Dân. Ví dụ:

- Chúng ta còn phải ra sức tăng cường công tác bảo vệ trị an, chống chiến tranh gián điệp và chiến tranh tâm lí của địch... Chi bộ ở nơng thôn phải là người

lãnh đạo sản xuất nơng nghiệp trong tình hình mới, nắm vững cơng tác quản lí... Mỗi địa phương cần phải dùng hết những khả năng tiềm tàng của mình xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật... Đi đôi với lãnh đạo và sản xuất chiến đấu, chi bộ còn phải vận động nhân dân hết sức thực hành tiết kiệm... đồng thời phải chăm lo bồi dưỡng nhân dân... (số 4207, 11/10/1965)

Theo nguyên tắc lịch sự, người phát phải hạn chế thực hiện những hành động đe doạ thể diện của người nhận, phải cố gắng bù đắp những hao tổn, thiệt thịi do hành động ngơn từ của mình gây ra bằng việc thêm vào diễn ngơn những từ ngữ có tác dụng làm gia tăng hoặc giảm nhẹ lực ngôn trung. DNXL, một mặt sử dụng những vị từ tình thái phải, cần phải, buộc phải,… để tăng tính áp đặt cho người nhận, nhưng mặt khác, lại sử dụng những từ ngữ nhân xưng theo lối quan hệ thân mật, gần gũi chúng ta, đồng bào, nhân dân ta,… nhằm giảm nhẹ tính áp đặt, mà mang tính

Hay như: Chúng ta hãy thấu suốt hơn nữa đường lối chiến tranh nhân dân,

trau dồi... Chúng ta hãy tăng cường cơng tác phịng không nhân dân... Chúng ta hãy đẩy mạnh hơn nữa các phong trào quần chúng.... (số 4256, 29/1/1965)

Với cách sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng người nhận, người phát đã tác động vào mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa người yêu cầu, và người tiếp nhận. Chính sự mềm hố này đã giúp DNXL đến được với đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi, thói quen và tập quán của người Việt Nam là coi trọng tình cảm, coi trọng gia đình, người thân, ưa sự gần gũi, hồ đồng.

Trong DNXL báo Nhân Dân, các yếu tố văn hố, ngữ cảnh có ảnh hưởng và tác động lớn đến việc lựa chọn chiến lược giao tiếp của người phát. Như phân tích ở trên, với đối tượng là đế quốc Mỹ xâm lược, người phát thể hiện thái độ căm ghét, xem thường, chế giễu, kiên quyết,... Nhưng với nhân dân ta, khi muốn nhân dân hưởng ứng, thực hiện một việc nào đó, người phát sử dụng hành vi kêu gọi, thể hiện thái độ gần gũi, hoà đồng, tin tưởng. Đồng thời, từ việc nhận diện các nhóm đối tượng giao tiếp này, người phát đã đưa ra những lợi ích, mục tiêu chung cho cả người nhận - người phát, nhằm tăng cường quan hệ liên nhân: đó là lợi ích chung cho tồn thể dân tộc, những niềm vui chung mà cả dân tộc hướng đến. Chẳng hạn:

Trước đây, nhân dân ta tưng bừng mở hội tiễn thanh niên lên đường ra tiền

tuyến giết giặc, cứu nước. Ngày nay, chúng ta lại hân hoan đón tiếp những chiến sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu trở về, với tất cả tấm lòng quý mến và tinh thần trách nhiệm. (số 7905, 27/12/1975)

Mỗi một cán bộ quản lí, mỗi một giáo viên hãy nhận thức sâu sắc nhiệm vụ vẻ

vang của mình mà phấn đấu, xứng đáng là người thầy giáo của nước Việt Nam anh hùng, của chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp. (số 7741, 15/7/1975)

Như vậy, chiến lược giao tiếp lịch sự trong DNXL báo Nhân Dân chính là sử dụng những yếu tố văn hoá nhằm tạo sự gần gũi, thiện cảm ban đầu với người nhận trong diễn ngơn có nội dung hướng đến đối tượng là “ta”. Chẳng hạn, trong các diễn ngơn có chủ đề ngoại giao, DNXL thường sử dụng các từ ngữ như: gửi đến… lời chào thân thiết nhất, lời chúc mừng nồng nhiệt nhất,…

Các kết hợp này nhằm thể hiện sự chân thành, cảm tạ và trân trọng với những tình cảm của bạn bè quốc tế - đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam.

Người Việt Nam trong giao tiếp gia đình hay xã hội đều rất chú ý đến tính lịch sự. Chính tính lịch sự trong giao tiếp đã thể hiện rõ nét văn hoá của người phát, đồng thời góp phần tăng cường, thể hiện mục đích quan hệ giữa người với người trong xã hội. Trong giao tiếp, có lịch sự dương tính và lịch sự âm tính. Diễn ngơn chính trị thường chú ý đến lịch sự dương tính. Lịch sự dương tính chú ý đến các mục tiêu chung, giúp thu hẹp khoảng cách giữa người phát - người nhận nhằm làm giảm sự bất đồng, bất lợi giữa hai bên. Nhưng trong DNXL, người phát cũng sử dụng rất nhiều chiến lược lịch sự âm tính nhằm đe doạ thể diện của đối tượng. Chẳng hạn, khi với đối tượng là nhân dân ta, người phát sử dụng ngôn từ kéo gần khoảng cách giữa người phát và người nhận (sử dụng từ xưng hô chung, sử dụng các từ cảm, sử dụng các phát ngơn cầu khiến) thì khi nói với đối tượng là phía bên “địch”, người phát sử dụng ngơn ngữ cần nói trống khơng (khơng sử dụng từ xưng hơ); sử dụng phát ngôn mệnh lệnh, đe doạ thể diện; tăng các ngơn từ tình thái mang hàm ý tiêu cực.

Ngoài ra, để nâng cao vị thế của mình đồng thời hạ thấp vị thế của đối tượng, DNXL cịn sử dụng các cụm từ mang tính đe doạ thể diện, có yếu tố tiêu cực như:

nghiêm khắc lên án, lên án nghiêm khắc, kịch liệt tố cáo,… khi nói về những hành

động, thái độ của Mỹ đối với nhân dân ta.

Ví dụ: Lồi người nghiêm khắc lên án giặc Mỹ dã man. (số 5812, 16/3/1970) Với việc sử dụng kết hợp nghiêm khắc lên án, người phát đã nâng cao quyền

thế của chủ thể (loài người, trong đó bao gồm cả người phát), vì thường để có thể phê phán, buộc tội đối tượng thì chủ thể phải có vị thế cao hơn đối tượng.

Sử dụng chiến lược lịch sự là một nhu cầu, đồng thời thể hiện văn hoá của người tham gia giao tiếp. Nó tác động, chi phối đến q trình và hiệu quả giao tiếp. Trong DNXL, chiến lược lịch sự được sử dụng như là nhân tố để duy trì và thúc đẩy quan hệ tương tác đối với các mối quan hệ phía “ta”; và như là nhân tố nhằm đe doạ thể diện, vị thế của các đối tượng có quan hệ đối lập với “ta”. Vì thế, chiến lược lịch

sự cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ, có tác dụng chi phối, liên nhân đến quá trình cũng như kết quả giao tiếp của DNXL.

3.6. Tiểu kết

Trên đây là kết quả khảo sát các phương thức thể hiện chức năng liên nhân trong DNXL báo Nhân Dân. Về cơ bản, các DNXL báo Nhân Dân có các phương

thức thể hiện chức năng liên nhân là: 1/ Thể hiện bằng các phương tiện biểu thị tình thái, 2/ Thể hiện bằng các hành động ngôn từ, 3/ Thể hiện bằng các thức, 4/ Thể hiện bằng các quan hệ xưng hô, và 5/ Thể hiện bằng các chiến lược lịch sự. Một số phương thức trên lại được hiện thực bằng những hình thức cụ thể nhất định. Chẳng hạn, các phương tiện biểu thị tình thái có thể thể hiện chức năng liên nhân trong DNXL báo Nhân Dân là các phương tiện như phụ từ tình thái, vị từ tình thái, quán từ/ngữ tình thái và tiểu từ tình thái. Đối với phương thức thể hiện bằng hành động ngơn từ, đó là các hành động cầu khiến/điều khiển (directives), hành động kết ước (commisives) và hành động biểu cảm/bộc lộ (expressives). Hay các thức có thể thể hiện chức năng liên nhân trong DNXL báo Nhân Dân là thức nghi vấn, Thức cầu khiến và thức cảm thán.

Một điểm đáng lưu ý nữa là các phương thức biểu thị liên nhân trong DNXL báo Nhân Dân trên thường được sử dụng kết hợp, đan cài vào với nhau chứ không phải là dùng riêng lẻ từng phương thức một. Trong quá trình tổ chức diễn ngơn, người phát có thể vừa sử dụng các phương tiện biểu thị tình thái, vừa sử dụng các từ xưng hô khác nhau hay sử dụng các hành động ngôn từ khác nhau,… để đạt được mục đích tác động đến người nhận của mình.

Chƣơng 4

CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN TRONG DIỄN NGÔN XÃ LUẬN BÁO NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)