Phụ từ tình thái tính “hãy”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 85 - 87)

6. Bố cục của luận án

3.1. Phƣơng tiện biểu thị tình thái thể hiện chức năng liên nhân

3.1.1. Phụ từ tình thái tính “hãy”

Phụ từ tình thái hãy, trong DNXL báo Nhân Dân, vừa đảm nhận chức năng hô, gọi, vừa là yếu tố liên nhân ngầm ẩn để kết nối giữa người phát và người nhận. “Khi sử dụng hãy, người nói đã hàm ý sự tham gia của chính bản thân họ vào cùng với người nhận, thể hiện thái độ ra lệnh, thúc giục, kêu gọi, đề nghị người nhận thực hiện hành động mà người nói cho là cần thiết” [Đào Thanh Lan, 2012: 109].

Khảo sát tư liệu cho thấy, hãy trong DNXL báo Nhân Dân được sử dụng rất rộng rãi. Chẳng hạn, hãy có thể kết hợp với động từ, như:

- Cán bộ và công nhân ngành than hãy cố gắng khai thác 5.000.000 tấn than

năm 1965. (số 3932, 5/1/1965)

- Miền núi hãy phấn đấu đạt 5 tấn thóc một héc ta. (số 4041, 26/4/1965) - Chúng ta hãy đánh mạnh hơn nữa. (số 4085, 10/6/1965)

- Các ngành công nghiệp hãy góp phần tích cực hơn nữa đẩy mạnh nông

nghiệp tiến lên. (số 4214, 18/10/1965)

- Nhận rõ tình hình và nhiệm vụ trước mắt: Toàn thể cán bộ, đảng viên chúng ta hãy dũng cảm phấn đấu vươn lên! (số 3986, 2/3/1965)

- Với khí thế mới, chúng ta hãy hăng hái tiến lên! (số 4170, 4/9/1965)

Trong DNXL, hãy thường được kết hợp với các động từ biểu thị ý yêu cầu mang tính mệnh lệnh, thuyết phục, động viên hoặc bộc lộ thái độ đối với vấn đề được đặt ra (hãy cố gắng, hãy dũng cảm, hãy phấn đấu, hãy hăng hái, hãy coi chừng,…). Khi sử dụng những kết hợp này, người phát đã đặt người nhận vào trạng thái nào đó theo ý muốn chủ quan của người phát, vì thế, sự kết hợp đó thể hiện sự tương tác liên cá nhân trong giao tiếp. Ở đó, hãy mang ý nghĩa cầu khiến đối tượng thực hiện hành

động được nêu ở vị từ. Kết cấu thông dụng:

(Chủ thể) + hãy + động từ (biểu thị ý yêu cầu mang tính mệnh lệnh, thuyết phục, động viên)

(Chủ thể ở đây có thể hiển ngôn hoặc hàm ẩn; Chủ thể ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều) hoặc ở ngơi thứ nhất số nhiều.)

Ví dụ: Chúng ta hãy thấu suốt hơn nữa đường lối chiến tranh nhân dân, trau dồi hơn nữa... Chúng ta hãy tăng cường công tác phịng khơng nhân dân ở tất cả các nơi... Chúng ta hãy đẩy mạnh hơn nữa các phong trào quần chúng thi đua.

- Mọi người hãy đem hết tinh thần và nghị lực phấn đấu... Các đơn vị phịng

khơng, khơng qn, pháo binh bờ biển của đội và dân quân tự vệ hãy ra sức luyện hay, đánh giỏi… Nêu cao truyền thống anh hùng, các lực lượng vũ trang nhân dân

ta hãy anh dũng tiến lên! (số 4256, 29/1/1965)

- Chúng ta hãy thừa thắng xông lên. Chúng ta hãy cống hiến tất cả cho sự

Hãy trong các kết hợp này vừa thể hiện tính mệnh lệnh của phát ngôn, khẳng

định quyền uy của chủ thể phát ngôn, vừa thể hiện sự kêu gọi, thúc giục, hô hào người nhận thực hiện hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)