Mạch lạc biểu hiện trong cách duy trì và triển khai chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 136 - 142)

6. Bố cục của luận án

4.2. Mạch lạc trong triển khai thông điệp của diễn ngôn xã luận

4.2.2. Mạch lạc biểu hiện trong cách duy trì và triển khai chủ đề

ngôn xã luận báo Nhân Dân

Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài - chủ đề của diễn ngôn được thực hiện theo hai cách là duy trì chủ đề và phát triển chủ đề, biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu hay các mệnh đề, hay biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói, biểu hiện trong quan hệ lập luận,... Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, mục này tập trung khảo sát các phương tiện liên kết chỉ dẫn, đánh dấu các mối quan hệ mạch lạc trong việc duy trì, phát triển chủ đề diễn ngôn như: phép lặp từ vựng, phép thế, phép tỉnh lược, phép phối hợp, đối lập từ ngữ, phép nối,... Riêng mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận - là một phương thức đặc trưng của DNLX - sẽ được luận án nghiên cứu chi tiết trong phần sau.

4.2.2.1. Mạch lạc biểu hiện trong cách duy trì chủ đề của diễn ngơn xã luận

DNXL có dung lượng lớn, bao gồm nhiều block. Mỗi block được triển khai chứa đựng một chủ đề bộ phận và sự thống nhất chủ đề trong diễn ngơn thường thể hiện ở tính truy hồi, lặp lại thường xuyên của các từ khố có liên quan đến chủ đề của diễn ngơn. Tính truy hồi của các từ khoá được thể hiện ra ở những phương thức hoặc là lặp lại nguyên văn của chúng, hoặc là sử dụng các từ ngữ gần nghĩa với chủ đề, hoặc là các hiện tượng dùng đại từ hoá thay thế, hoặc là dùng hiện tượng kéo theo dựa trên mối quan hệ toàn thể - bộ phận, sự kiện - giải thích, đối tượng - đặc trưng của đối tượng.

- Phép lặp từ vựng: Đây là phương thức duy trì chủ đề khi một đối tượng được lặp lại nguyên tên gọi, hay nói khác đi là chủ ngôn và kết ngôn đều sử dụng một từ,

hay một cụm từ. Ví dụ:

Kiểm điểm tình hình thi hành Hiệp định Pa-ri, chúng ta đưa ra bản cáo trạng về hàng loạt tội ác dã man mà Mỹ và chính quyền Sài Gịn tiếp tục gieo rắc ở miền Nam. Tội ác giết người bằng bom đạn, bằng hoá chất độc, na pan, bằng cả cách chôn sống. Tội ác triệt hạ hàng chục thơn xóm, san bằng hàng nghìn nóc nhà, hàng

nghìn mẫu hoa màu, phá huỷ bệnh viện,... Tội ác đàn áp, bóc lột nhân dân, bóp

nghẹt mọi quyền tự do,... (số 7100, 6/10/1973)

Ở đây, các từ khoá: tội ác, bằng, hàng,... được sử dụng lặp đi lặp lại ở các phát ngôn khác nhau để duy trì chủ đề của diễn ngơn. Phương thức này dễ nhận diện và được sử dụng nhiều nhất trong DNXL (chiếm 34,5% số liệu khảo sát). Nó thể hiện đặc trưng của DNXL là thơng tin chính xác, rõ ràng, chặt chẽ về mặt ngữ nghĩa, đảm bảo được độ chính xác của khái niệm, của sự tương ứng một đối một giữa hình thức và nội dung. Đồng thời, phương thức này giúp nhấn mạnh những thành tố quan trọng, làm tăng tính thuyết phục cho diễn ngôn và thu hút sự chú ý, tác động mạnh mẽ đến người nhận. Bên cạnh đó, hiện tượng lặp từ vựng thường đi kèm với lặp cấu trúc cú pháp của các câu tạo nên các kiểu câu song hành, làm tăng tính nhạc điệu, âm hưởng hào hùng của mỗi bài xã luận, đặc biệt khi được đọc trên đài phát thanh.

Ví dụ: Nơi xưa kia chỉ có lối mịn khơng đủ cho vó ngựa và chân người len lỏi,

nay là đường xe hơi rải nhựa hai chiều. Nơi trước đây suốt nghìn năm chỉ có tiếng chim kêu, vượn hú và sương mù bao phủ nay đã ngời sáng ánh điện và rộn rã tiếng

nhạc truyền thanh. (số 7168, 13/12/1973)

Với cấu trúc song hành kết hợp với thủ pháp so sánh: xưa kia – nay là; trước

đây – nay đã đi kèm với hình ảnh tương phản lối mịn khơng đủ cho vó ngựa và chân người len lỏi - đường xe hơi rải nhựa hai chiều; tiếng chim kêu, vượn hú và sương mù bao phủ - ngời sáng ánh điện và rộn rã tiếng nhạc truyền thanh người phát đã

mang lại ấn tượng sâu sắc, sự xúc cảm mạnh mẽ cho người nhận.

- Vinh quang trước hết thuộc về các chiến sĩ phịng khơng không quân đã

nâng cao nghệ thuật chiến tranh nhân dân đất đối khơng chưa từng có...!

Vinh quang trước hết thuộc về lực lượng tự vệ, công nhân và thanh niên...! Vinh quang trước hết thuộc về lực lượng đông đảo dân quân nam nữ..!

Vinh quang trước hết thuộc về tất cả những công dân của những thành phố anh hùng, một nửa đời người, bốn lần ra đi sơ tán...! (số 7184, 29/12/1973)

Bằng kết cấu song hành cấu trúc đề với điệp ngữ Vinh quang trước hết thuộc về bài xã luận đã mang lại một âm hưởng mạnh mẽ, lan toả cảm hứng hân hoan đến người nhận. Nó tác động, thuyết phục người nhận vừa bằng những luận điểm (mỗi đề lại cung cấp những thông tin về thuyết mới), vừa bằng tình cảm hùng hồn được lan truyền trong bài xã luận. Thủ pháp này cũng mang đến cho DNXL tính nhịp nhàng, cân đối, giàu nhạc tính, thể hiện được sự náo nức, nhiệt huyết, hấp dẫn, đồng thời nhấn mạnh được những thành tố quan trọng, gia tăng tính thuyết phục, hiệu quả tác động, liên nhân của diễn ngơn.

- Phép thế: là phương thức duy trì mạch lạc chủ đề diễn ngôn thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một đại từ hoặc một đại từ hoá để thay thế ngữ đoạn nào đó trong chủ ngơn. Ngữ đoạn có thể là một từ, một ngữ, một câu. Có hai phương thức thế là: thế đồng nghĩa và thế đại từ.

Số liệu khảo sát cho thấy các đại từ được sử dụng trong DNXL chủ yếu là các từ ngữ có khả năng liên kết hiện diện. Tức là những yếu tố mà nó thay thế bắt buộc phải xuất hiện trong diễn ngơn.

Ví dụ, thế đồng nghĩa: Bọn xâm lược Mỹ chưa bao giờ từ bỏ dã tâm gây chiến

và xâm lược. Máy bay của chúng tiếp tục xâm phạm vùng trời miền Bắc nước ta. Từ

toà nhà trắng và lầu năm góc ở Hoa thịnh-đốn còn tung ra những lời hiếu chiến

hỗn hào. Muốn bảo vệ hồ bình, chúng ta phải sẵn sàng đánh bại những kẻ gây chiến dã man. (số 3786, 11/8/1964)

Trong ví dụ trên, các từ in đậm cùng chỉ về một đối tượng, đó là bọn xâm lược

Mỹ trong những thời điểm, với những sự tình khác nhau. Về mặt từ ngữ chúng khác

nhau, nhưng thực tế đều chỉ một đối tượng, vì vậy có tác dụng duy trì chủ đề. Sự thay đổi từ vựng này giúp cho bài xã luận tránh sự lặp lại đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán, cứng nhắc. Hơn nữa về mặt nghĩa từ vựng, các từ ở đây, từ bọn xâm lược

Mỹ → chúng → toà nhà trắng và lầu năm góc ở Hoa thịnh-đốn → kẻ gây chiến có

sự tăng tiến trong hàm ý xem thường, coi khinh đối tượng được nói đến, bộc lộ được nhiều sắc thái đánh giá với đối tượng. Trong trường hợp này, nếu sử dụng phương thức duy trì chủ đề bằng phép lặp từ vựng bọn xâm lược Mỹ thì ý nghĩa tác động của

diễn ngôn sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều.

Ngoài phương thức thế đồng nghĩa trên, trong DNXL còn sử dụng phương thức thế đại từ, như:

Những sự kiện dồn dập vừa xảy ra ở Mỹ đánh dấu một thời kỳ đầy rẫy khó khăn và khủng hoảng của nước này. Chính Giê-rơn Pho phải thừa nhận rằng đây là cơn

ác mộng của nước Mỹ. Cơn ác mộng ấy không phải bắt đầu từ vụ Oa-tơ-ghết. Nó bắt đầu từ khi các chính quyền Mỹ… (số 7411, 15/8/1974)

Trong ví dụ trên, người phát sử dụng các đại từ thay thế đây, ấy, nó để duy trì

sự mạch lạc của chủ đề. Dựa vào thực tế của diễn ngôn người nhận biết được đây

thay cho thời kì đầy rẫy khó khăn và khủng hoảng¸ ấy thay cho nước Mỹ, nó thay cho

cơn ác mộng. Trong trường hợp này, các đại từ thay thế ngoài chức năng liên kết,

duy trì sự mạch lạc của diễn ngơn cịn có chức năng rút ngắn diễn ngơn mà khơng làm ảnh hưởng đến nghĩa của nó, đồng thời cịn tránh sự lặp lại một cách cứng nhắc và nhàm chán trong diễn ngôn.

- Phép tỉnh lược: Đây là phương thức duy trì mạch lạc của diễn ngơn bằng cách một yếu tố của phát ngôn trước xuất hiện lại ở câu sau, nhưng dưới hình thức vắng mặt của chính yếu tố đó, mà việc khơi phục lại yếu tố này chỉ có thể dựa vào phát ngơn đứng trước nó. Ví dụ:

(1) Chính quyền Nich-xơn đã lại tự vạch trần bản chất ngoan cố, lá mặt lá

trái. (2) Khi mới lên cầm quyền thì (¢) hứa hẹn hồ bình, đổ tội cho chính quyền…

(3) Khi buộc phải kí Hiệp định chấm dứt chiến tranh thì (¢) hứa hẹn tơn trọng những điều đã kí kết và cam kết, chấm dứt dính líu và can thiệp, nhưng thực tế (¢) vẫn tiếp tục chương trình “Việt Nam hoá”, cài lại “cố vấn”,…” (số 7100, 6/10/1973)

Trong ví dụ trên, ở (1), chủ thể được nói đến là chính quyền Nich-xơn và sự

việc tự vạch trần bản chất ngoan cố, lá mặt lá trái. Các phát ngôn sau (2, 3), khi đề cập đến các chi tiết minh chứng cho chủ đề được nêu ở (1) thì chủ thể bị tỉnh lược (được đánh dấu bằng (¢)), tuy vậy dựa vào chủ đề và ngữ nghĩa ở (1), người nhận

vẫn hiểu đây là chính quyền Nich-xơn. Khơi phục lại (2, 3) ta có: Khi mới lên cầm quyền thì chính quyền Nich-xơn hứa hẹn hồ bình… Khi buộc phải kí Hiệp định chấm dứt chiến tranh thì chính quyền Nich-xơn hứa hẹn tơn trọng… nhưng thực tế chính quyền Nich-xơn vẫn tiếp tục chương trình...

Mặc dù đây là phương pháp duy trì chủ đề được sử dụng với tần số lớn trong các thể loại văn bản báo chí như: kí, phóng sự, hoặc gần với xã luận hơn như diễn ngôn nghị luận xã hội nhưng tư liệu khảo sát DNXL của chúng tôi cho thấy, việc duy trì chủ đề bằng phép tỉnh lược rất ít khi được sử dụng (chỉ chiếm 7,7%). Đây cũng là một đặc điểm điển hình của DNXL, đó là vì thể loại này có đối tượng bạn đọc là đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều tầng lớp, nhiều trình độ, hơn nữa thông điệp trong DNXL cần rõ ràng, minh bạch, chỉ rõ việc, chỉ rõ người nên người phát ít sử dụng phép tỉnh lược.

4.2.2.2. Mạch lạc biểu hiện trong cách triển khai chủ đề của diễn ngôn xã luận

Để phát triển chủ đề của DNXL, có rất nhiều phương thức nhằm tổ chức, mở rộng, bổ sung phần thông tin đề tài mới. Các đề tài mới này phải có sơ sở nghĩa và cơ sở logic nhất định. Những phương thức phát triển chủ đề mà quan hệ ngữ nghĩa được xác định trong bản thân diễn ngôn phải đảm bảo phù hợp, logic về nghĩa. Bản thân quan hệ ngữ nghĩa cũng rất đa dạng và biểu hiện qua nhiều phương thức, tuy nhiên, để phục vụ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát hai phương thức phổ biến trong DNXL, đó là phép phối hợp, đối lập từ ngữ và phép nối.

- Phép phối hợp, đối lập từ ngữ:

Qua khảo sát DNXL báo Nhân Dân, cách sử dụng các từ ngữ mang nghĩa đối

lập, trái ngược có tác dụng thể hiện sự đối lập trong thái độ, cách nhìn nhận của người phát. Ví dụ:

Chúng ta biết rằng đế quốc Mỹ, mặc dầu thất bại, chưa chịu từ bỏ âm mưu đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và tăng cường những hành động khiêu

khích, gây chiến đối với miền Bắc nước ta. Trong bất cứ tình hình khó khăn nào, sự kiên quyết, bình tĩnh, sẵn sàng chiến đấu của nhân dân và các lực lượng vũ trang

của ta, và sự đoàn kết, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới đối với chúng ta là những yếu tố bảo đảm cho thắng lợi của chúng ta. Nếu bọn đế

quốc Mỹ liều lĩnh tiếp tục xâm phạm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhất định

chúng sẽ thất bại nặng nề hơn nữa. (số 3783, 8/8/1964)

Ở đây, người phát đã sử dụng phép đối lập từ ngữ: thắng lợi/thất bại, khiêu khích, gây chiến/kiên quyết, bình tĩnh, sẵn sàng chiến đấu,... để phát triển chủ đề theo hai tuyến đối lập nhau. Trong đó, tuyến Việt Nam dân chủ cộng hoà, các nước

xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới thì kiên quyết, bình tĩnh, sẵn sàng chiến đấu, thắng lợi; cịn tuyến đế quốc Mỹ thì khiêu khích, gây chiến, thất bại. Phương thức đối

lập ngữ nghĩa vừa giúp mở rộng nội dung, mở rộng phạm vi chủ đề, vừa làm nổi bật chủ đề, cái này làm nền cho cái kia trong tương quan so sánh đối lập, giúp người nhận nhận diện rõ hơn mục đích định hướng, tác động của người phát.

- Phép nối: là cách thức sử dụng các từ nối hay các từ ngữ có chức năng chuyển tiếp để biểu thị những quan hệ định vị về thời gian, khơng gian như: sau đó, đồng thời, sau + các thông số về thời gian cụ thể, hoặc các từ ngữ biểu thị các quan hệ logic sự việc, như: bởi thế, vì vậy, cho nên, nhưng,…

Để phát triển chủ đề, trong DNXL báo Nhân Dân thường sử dụng các từ ngữ

làm phép nối sau: tuy vậy, đi đôi với, song song với, thứ nhất là, thứ hai là, ngoài ra,

hơn nữa, nhưng, vì vậy, tóm lại, nói chung,… Ví dụ:

Tuy vậy, nhìn chung, khí thế cách mạng ở miền núi vẫn chưa được mạnh mẽ, ở

một số nơi phong trào vẫn chưa thốt được tình trạng trì trệ. (số 4671, 21/1/1967) Tuy vậy, được sử dụng ở đây chỉ quan hệ “nghịch hướng” với phần văn bản trước đó, chỉ sự kết nối về ngữ nghĩa giữa hai phần văn bản trước và sau nó. Mặc dù nó đứng ở đầu câu sau nên có tác dụng nối mệnh đề sau nó với câu trước, nhưng do không phải là một bộ phận của sự việc được diễn đạt trong mệnh đề đứng sau (để phân biệt với phép thế) nên nó vẫn có chức năng liên kết của phép nối. Bằng phương thức này, nghĩa của diễn ngôn được trải rộng ra, phát triển hơn.

Qua khảo sát các phép liên kết biểu hiện mạch lạc duy trì và phát triển chủ đề trong 24 bài lựa chọn ngẫu nhiên (gồm 960 câu), chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 4.2.1. Một số phép liên kết biểu hiện mạch lạc trong duy trì, phát triển chủ đề của DNXL báo Nhân Dân

Các phép liên kết Tần số (trên 960 câu) Tỉ lệ

Phép lặp từ vựng 331 34,5%

Phép thế (thế đồng nghĩa, thế đại từ) 275 28,6%

Phép tỉnh lược 74 7,7%

Phép phối hợp, đối lập từ ngữ 149 15,5%

Như vậy, số liệu thống kê cho thấy mức độ phân bố các phương tiện liên kết có sự chênh lệnh đáng kể. Các phương thức lặp từ vựng, phép thế, phép phối hợp đối lập từ ngữ có tần số sử dụng cao nhất. Còn các phép tỉnh lược, phép nối chiếm tần số ít hơn, đặc biệt phép tỉnh lược chỉ chiếm 7,7% trên tổng số tư liệu khảo sát. Điều này thể hiện đặc trưng của DNXL là rõ ràng, rành mạch về ngữ nghĩa, nội dung phải chịu sự áp đặt, định hướng của người phát. Người phát đã lựa chọn các phương thức biểu thị hiển ngôn, chặt chẽ quan hệ nghĩa để thơng qua đó giúp người nhận nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất, theo đúng định hướng mà họ đã đặt ra. Khảo sát các biểu hiện mạch lạc của DNXL báo Nhân Dân cũng cho thấy sự đa dạng, phong phú về kiểu câu, kiểu triển khai chủ đề trong diễn ngơn. Điều đó làm cho ngơn ngữ của xã luận rất uyển chuyển, linh hoạt và dễ tiếp nhận, và dù mang tính chỉ đạo, định hướng, DNXL vẫn không bị khô khan, nhàm chán.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)