Hệ thống từ ngữ biểu cảm, mang sắc thái đánh giá, nhận định

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 49 - 54)

6. Bố cục của luận án

2.2. Từ ngữ, phƣơng thức thể hiện giá trị kinh nghiệm, tƣ tƣởng

2.2.3. Hệ thống từ ngữ biểu cảm, mang sắc thái đánh giá, nhận định

Trong DNXL, chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục của ngôn ngữ là chức năng trọng tâm. DNXL nhằm tác động tới người tiếp nhận cả về lí trí và tình cảm, từ đó đạt được mục đích định hướng, cổ vũ lôi cuốn,… và cuối cùng là thuyết phục được người nhận biến những chủ trương, đường lối, lời kêu gọi đó thành hành động. Vì vậy, ngơn ngữ của xã luận mang tính biểu cảm, có sắc thái đánh giá, nhận định rõ ràng để dễ dàng tác động đến nhận thức, ý chí của quần chúng nhân dân, đến tâm tư tình cảm của họ, để họ cùng chia sẻ và hành động.

2.2.3.1. Sử dụng hệ thống các từ ngữ mang nghĩa đối lập, trái ngược

Ngơn ngữ trong xã luận có tính bình giá cơng khai, biểu thị một cách rõ ràng và trực tiếp thái độ của người phát đối với sự kiện, đối tượng được đề cập đến. Ở đây, DNXL khơng chỉ đưa thơng tin sự tình mà cịn là sự đánh giá, thể hiện quan điểm

giữa các bên, chỉ ra sự đối lập, tương phản giữa các đối tượng được đề cập đến

trong xã luận. Vì vậy, mặc dù đối tượng tiếp nhận chung của DNXL là nhân dân nói chung nhưng các nội dung ln có thể thể hiện sự bình giá mang tính hai chiều cơ bản, chiều tích cực và chiều tiêu cực, thể hiện sự ca ngợi, khen tặng, đánh giá cao và đối lập là sự miệt thị, chê bai, đánh giá thấp đối với những sự kiện, sự việc hoặc đối tượng nào đó. Đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, sự đối lập trong đánh giá giữa bên ta (nhân dân Việt Nam hoặc bè bạn quốc tế) /bên địch (đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai) là một đối lập nổi lên rất rõ, mang tính bao trùm (trong luận án, chúng tơi sử dụng bên Ta/bên Địch).

Đó là hiện tượng cùng biểu đạt một nội dung, hoặc đề cập đến một đối tượng, tuy nhiên dưới nhãn quan tư tưởng và mục đích giao tiếp của người phát, ngơn ngữ đã được khốc những “chiếc áo” biểu đạt khác nhau. Điều này thể hiện sự đối lập trong thái độ và cách nhìn nhận vấn đề, sự kiện của người phát. Trong DNXL, khi đề cập đến đối tượng là “phía ta”, người phát sử dụng những từ ngữ trang trọng, chính thống, mang sắc thái tích cực để nâng cao vị thế; trong khi nói về phía địch thì dùng những từ ngữ miệt thị, coi thường, mang sắc thái tiêu cực nhằm hạ thấp vị thế, thể diện. Kết quả khảo sát cho thấy, DNXL được tổ chức theo một chiến lược, một quan điểm và tư tưởng nhất định.

Chẳng hạn, cùng một tổ chức, một chức vị, một hành động nhưng trong DNXL lại được diễn đạt bằng các từ ngữ mang sắc thái khác nhau, bộc lộ sự nhận diện chủ quan để thể hiện rõ thái độ đánh giá đối với các sự việc, hiện tượng, đối tượng được đề cập.

Khảo sát dữ liệu DNXL giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy các giá trị kinh nghiệm, tư tưởng bộc lộ trong diễn ngôn được phân chia thành hai tuyến khác nhau.

- Thể hiện sự đánh giá qua từ ngữ chỉ người, chỉ tổ chức:

Về phía ta Về phía địch

Bộ đội; quân và dân

Các lực lượng vũ trang nhân dân Các tầng lớp nhân dân

Lính, bọn xâm lược

Bọn tay sai, lính đánh thuê Bộ phận phản động, hiếu chiến Tên thực dân xâm lược

Bọn đế quốc, bọn thực dân Cơ quan chỉ huy, cơ quan đầu não Bọn cầm quyền, bọn cầm đầu

Lãnh đạo Bọn đầu sỏ

Đội quân tiên phong Lũ chó săn Các nước xã hội chủ nghĩa anh em Bè lũ bốn tên

Ví dụ:

+ Bộ mặt thực dân xâm lược bẩn thỉu ngày càng bộc lộ rõ trước toàn thế giới. (số 4202, 6/10/1965)

+ Bọn Giơn-xơn đang giật mình hoảng sợ. (số 4233, 6/11/1965)

+ Bọn đế quốc Mỹ đã bộc lộ nguyên hình là một tên khổng lồ chân đất sét.

Ở đây, với việc sử dụng từ bọn, người phát đã bộc lộ thái độ đánh giá coi thường các đối tượng được đề cập đến như bọn Giôn xơn, bọn đế quốc Mỹ, bọn cầm quyền,…

- Thể hiện sự đánh giá qua từ ngữ chỉ hành động:

Về phía ta Về phía địch

Dũng mãnh xơng lên Liều lĩnh leo thang

Tiến công vũ bão Tấn công điên cuồng, đàn áp đẫm máu

- Thể hiện sự đánh giá qua từ ngữ chỉ tính chất:

Về phía ta Về phía địch

Nhân danh Núp dưới tên

Căn cứ cách mạng Sào huyệt, hang ổ Cuộc kháng chiến thần thánh,

Cuộc kháng chiến vĩ đại

Cuộc xâm lược đẫm máu

Chiến dịch khủng bố phát xít đẫm máu Bản lĩnh kiên cường Thái độ ngoan cố

Ví dụ: Thanh thế của Mỹ, nguỵ ở các thành thị, ngay tại hang ổ của chúng, cũng bị đánh bại khắp nơi. (số 5069, 26/2/1968)

Mượn hình ảnh ẩn dụ hang ổ để chỉ nơi trú ngụ của Mỹ, nguỵ, người phát đã

hàm ý chỉ bọn Mỹ, nguỵ như lồi mng thú, cơn trùng hay như bọn trộm cướp. Cách thức chuyển nghĩa này làm cho hình ảnh của đối tượng được thể hiện một cách cụ thể, đồng thời bộc lộ được sắc thái đánh giá của người phát, gia tăng tính biểu cảm cho bài xã luận.

2.2.3.2. Sử dụng hệ thống các từ ngữ có tính biểu cảm, đánh giá; tính hình tượng

Kết quả khảo sát cho thấy, DNXL sử dụng rất phổ biến những từ ngữ có sắc thái biểu cảm; hoặc thành ngữ, cụm từ có tính hình tượng cao, như: sáng ngời chính

nghĩa, bão táp cách mạng, lồng lộn điên cuồng, cà cuống chết đến đít cịn cay hoặc

từ ngữ mang sắc thái đánh giá: thắm thiết, nhiệt tình, dã man, hi sinh cao cả, phẫn nộ,… Đồng thời trong DNXL người phát đã dùng các kết hợp từ ngữ để miêu tả cụ

thể hố, hoặc sắc thái hố, hình tượng hố những đặc điểm cụ thể của sự vật, hiện

tượng, sự kiện. Cụ thể:

+ Với danh từ: sử dụng các cụm danh từ hố để biểu thị tính chất của sự vật, sự việc, như các kết hợp: cơn bão táp cách mạng dữ dội, bão táp cách mạng,...

- Suốt ba ngày qua, một cơn bão táp cách mạng dữ dội đã dấy lên trên khắp

miền Nam nước ta. (số 5045, 2/2/1968)

Ở đây, để chỉ sự dữ dội, mạnh mẽ của những cuộc chiến đấu của quân và dân ta, của cách mạng ta, người phát đã sử dụng hình ảnh hình tượng bão táp cách mạng để người nhận dễ dàng hình dung, tượng tưởng ra được sức mạnh dữ dội của cuộc chiến đấu, của sự công phá bất ngờ đối với kẻ địch.

- Luận điệu kẻ cướp của bọn Giôn-xơn đã bị vạch trần. (số 3976, 20/2/1965)

- Nam - Ngạn một bản anh hùng ca. (số 4157, 21/8/1965)

+ Với động từ: sử dụng khả năng kết hợp linh hoạt của động từ, dựa trên hiện thực mà diễn ngôn phản ánh để tạo nên nghĩa miêu tả. Chẳng hạn, đối với bên ta thì sử dụng các từ bình giá mang tính tích cực, trang trọng, mạnh mẽ, thể hiện vị thế bề trên, vị thế của người chiến thắng.

- Miền Nam đang vùn vụt lướt tới trên đà liên tục tiến công và chiến thắng. (số

5138, 6/5/1968)

Bằng kết hợp động từ lướt tới với trạng từ vùn vụt, người phát đã thể hiện hình ảnh phát triển mạnh mẽ của một cuộc đấu tranh chính nghĩa. Người nhận, bằng sự mơ tả ngắn gọn và súc tích này đã cảm nhận được sự mạnh mẽ, sự quyết thắng của miền Nam. Cảm xúc này cũng được tiếp nhận trong câu:

- Quân và dân ta đã giáng cho đế quốc Mỹ những đòn quyết liệt. (số 4051,

7/5/1965)

Giáng ở đây đã bao hàm sự bình giá của người phát, hàm ý đế quốc Mỹ đáng bị

đánh những địn đau - bất thình lình, và chúng đáng bị những trận như vậy, còn quân và dân ta đang ở thế chủ động, thế bề trên. Nếu thay thế từ “giáng” bằng một từ khác, như: Quân và dân ta đã đánh cho đế quốc Mỹ những đòn quyết liệt. thì phát ngơn trên đã giảm hẳn sự tác động vào người nghe, khơng cịn sắc thái bình giá nữa mà chỉ mang tính miêu tả, trần thuật lại. Cảm xúc cũng tương tự như vậy đối với nhiều thông tin mang tính đánh giá khác:

- Mỹ và tay sai lồng lộn điên cuồng trong tình thế cơ lập tuyệt vọng. (số 4007, 23/3/1965)

Cịn đối với bên địch, thì sử dụng những từ ngữ mang sắc thái bình giá tiêu cực, coi thường, thậm chí là miệt thị, sự đánh giá với thái độ “bề trên”, như:

- Giặc Mỹ đã trắng trợn ném bom, bắn phá ngay trong dịp lễ Nô-en và Tết

Dương lịch. Ngày 4 tháng 1, chúng lại liều lĩnh leo thang bắn bừa bãi vào cảng Hải Phòng. (số 5018, 6/1/1968)

- Vào hùa với đế quốc Mỹ chỉ rước lấy thất bại nhục nhã. (số 3938, 11/1/1965) Diễn ngôn này cho thấy người nói cố ý nhấn mạnh về khả năng xấu (rước lấy thất bại nhục nhã) mà đối tượng sẽ gặp phải khi thực hiện hành động (vào hùa với đế quốc Mỹ), vì thế nó vừa mang tính đe doạ, vừa thể hiện vị thế quyền lực và quyền uy của người phát đối với đối tượng được đề cập trong diễn ngơn. Hay:

+ Với tính từ: Tương tự động từ, các tính từ cũng thường xuyên được dùng kèm các từ ngữ miêu tả để làm cụ thể hoá các biểu hiện của hành động, tính chất của các chủ thể khác nhau, với các sắc thái khác nhau. Điều này làm tăng tính hình ảnh, hình tượng hố cho ngơn ngữ xã luận. Ví dụ:

- Hành động của In-đơ-nê-xi-a sáng ngời chính nghĩa. (số 3940, 13/1/1965) - Tiền tuyến đang náo nức khí thế lập cơng. (số 6479, 18/1/1972)

Sử dụng từ náo nức, người phát đã đánh giá thái độ tích cực, mang tính ngợi ca đối với những hoạt động mà tiền tuyến đang thực hiện.

+ Kết quả khảo sát DNXL cho thấy trong những diễn ngơn có nội dung đề cập đến phía đế quốc Mỹ, quân nguỵ và liên quân,... người phát sử dụng hàng loạt các từ ngữ như: nhục nhã, trắng trợn, liều lĩnh, hòng, điên cuồng, thủ đoạn tàn bạo, kẻ cướp, hiếu chiến, đánh lừa dư luận, ngoan cố và quỷ quyệt, láo xược, trơ trẽn, rêu rao trơ tráo, thủ đoạn bạo ngược, thái độ ngoan cố, cuồng chiến,…

- Để đánh lừa dư luận Mỹ và nhân dân thế giới, chúng đang tung ra bức màn khói hồ bình hịng che đậy những kế hoạch tội ác mới của chúng. Sự ngoan cố và

quỷ quyệt của bọn xâm lược làm cho cả loài người tiến bộ sục sôi căm phẫn. (số

6490, 29/1/1972)

- Chính quyền Nich-xơn lại vừa láo xược doạ dẫm tăng cường ném bom nước ta. (số 6532, 12/3/1972)

Việc sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm và đánh giá đã mang lại cho người nhận một ấn tượng sâu sắc về các sự kiện, đồng thời tác động trực tiếp đến ý chí, tình cảm của người nhận với sự kiện được nêu ra.

Đối với diễn ngôn mà đối tượng được nói đến là “địch”, người phát sử dụng những từ ngữ có thái độ đánh giá xấu, tiêu cực, đe doạ thể diện của đối tượng. Như vậy, ngôn ngữ thể hiện vị thế hay quyền lực của người phát, mặt khác ngôn ngữ cũng chính là cơng cụ thực thi quyền lực xã hội.

Để q trình tạo lập/phân tích diễn ngơn hiệu quả, đúng với diễn trình mà nó tham gia, người phát và người nhận đều phải xem xét, đặt nó trong ngữ cảnh, và nhờ đó có thể so sánh diễn ngơn đang xét với kinh nghiệm về ngơn ngữ mà họ có. Trên cơ sở kinh nghiệm đó, người nhận có thể đánh giá, luận giải chính xác cái gì đang được nói tới, mục đích của diễn ngơn, từ đó có sự tương tác hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)