Mạng quan hệ lập luận chuyển tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 142 - 144)

6. Bố cục của luận án

4.3. Mạng quan hệ lập luận trong tổ chức thông điệp của diễn ngôn

4.3.1. Mạng quan hệ lập luận chuyển tiếp

Mạng quan hệ này được thể hiện qua việc các luận cứ được lập luận trên cơ sở luỹ tiến với nhau, trong đó mỗi luận cứ tiếp sau là kết quả của sự phát triển luận cứ trước đó. Trong đó, kết luận của lập luận thứ nhất chuyển thành luận cứ cho lập luận

Như vậy, cả xã luận là một chuỗi móc xích rất nhiều luận cứ, các luận cứ tăng cường và bổ sung cho nhau, cùng hướng tới và làm gia tăng tính xác thực cho kết luận. Ví dụ:

“(P1) Khơng có con đường nào khác, đồng bào và chiến sĩ ta ở miền Nam phải

chiến đấu để hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. (P2) Sau gần hai tháng tiến công và nổi dậy long trời lở đất, đồng bào và chiến sĩ ta đã đập nát tan tành bộ máy chiến tranh... (P3) Thắng lợi đó tạo nên một cục diện mới hết sức tốt đẹp. (P4) Lực lượng mọi mặt của nhân dân ta đã mạnh áp đảo... (P5) Trái lại, nguỵ quân, nguỵ

quyền bị đánh gãy từng mảng, đang tan rã... (P6) Tình thế của chúng đã tuyệt vọng.

(P7) Chưa cam chịu thất bại, đế quốc Mỹ lại âm mưu đưa một số người mới ra

cầm đầu nguỵ quyền để hòng đánh lừa dư luận. (R) Nhưng đây cũng chỉ là một vở kịch cũ dích,.…” (số 7663, 27/4/1975)

Như trong ví dụ, các luận cứ được phối hợp, liên kết với nhau trên cơ sở kế thừa ngữ nghĩa, hoặc bằng cách hình thức liên kết văn bản để vận động/chứng minh cho một lập luận lớn. Chúng ta có thể hình dung hệ thống mạng lập luận trong ví dụ trên bằng cách tóm lược như sau:

1. Khơng có con đường nào khác đồng bào ... phải chiến đấu để hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước 2. Sau gần hai tháng tiến công và nổi dậy long

trời lở đất

đồng bào... đập

nát tan tành bộ máy chiến tranh và bộ máy đàn áp

của địch....

3. Thắng lợi đó tạo nên một cục diện mới hết sức tốt đẹp 4. Lực lượng mọi mặt của nhân dân ta mạnh áp đảo so với lực lượng của địch

5. Trái lại nguỵ quân, nguỵ quyền ...đang tan rã và sụp đổ

Đồng thời, hai đoạn văn này cũng được tổ chức theo mạng lập luận chuyển tiếp với nhau:

Đoạn 1: Ta đánh – địch tan rã, sụp đổ, lâm vào tình thế tuyệt vọng.

Đoạn 2: Thua nhưng Mỹ chưa cam chịu – bày ra âm mưu mới… Phương thức này được sử dụng với mật độ cao trong xã luận báo Nhân Dân bởi tính linh hoạt cao, luận cứ và lập luận xuất hiện ngay trong diễn ngơn, do đó có tác động trực tiếp tới người nhận và dễ hiểu, phù hợp với đông đảo người nhận, phù hợp với trình độ tiếp nhận của đại chúng độc giả báo Nhân Dân. Mặt khác, với sự cộng hưởng của các luận cứ -> kết luận -> luận cứ làm gia tăng sức mạnh, sự thuyết phục của lập luận. Quan hệ lập luận theo mạng lập luận này giúp cho mỗi lập luận tiếp theo được thêm sức mạnh và hiệu lực lập luận từ kết luận của lập luận trước, khiến cho sức thuyết phục của kết luận cuối cùng được tăng lên rất nhiều.

Quan hệ lập luận không thể vắng mặt trong lập luận, tuy nhiên, luận cứ và kết luận không phải bao giờ cũng hiện diện đầy đủ trong lập luận, mà chính người phân tích phải tự nhận diện để xác lập được quan hệ lập luận trong diễn ngôn. Qua khảo sát một số DNXL báo Nhân Dân, chúng tôi nhận thấy trong thể loại phong cách

này các kết luận thường được đặt ở đầu diễn ngơn, sau đó mới đưa các luận cứ để bảo vệ, ủng hộ cho kết luận đó. Đồng thời, các thể loại diễn ngôn này thường sử dụng các luận cứ cùng hướng lập luận trong quan hệ lập luận của mình. Mặt khác, các phân tích trên cũng cho thấy rằng, việc sử dụng ngơn từ một cách chính xác, có chiến lược sắp xếp, lập luận chặt chẽ thì diễn ngơn được tạo ra sẽ có hiệu quả vơ cùng to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)