Mạng quan hệ lập luận tổn g phâ n hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 146)

6. Bố cục của luận án

4.3. Mạng quan hệ lập luận trong tổ chức thông điệp của diễn ngôn

4.3.3. Mạng quan hệ lập luận tổn g phâ n hợp

Trong mạng quan hệ này, người phát sử dụng kết hợp cả lối trình bày diễn dịch và quy nạp trong một lập luận để tăng sức thuyết phục và hiệu quả lập luận, theo mơ hình: kết luận - luận cứ - kết luận. Mạng quan hệ này địi hỏi các kết luận ln ln phải đồng hướng với nhau. Ví dụ:

(R1) Sự nổi dậy hàng loạt của các tầng lớp nhân dân... Sự nổi dậy đó chứng tỏ chính sách thực dân kiểu mới và những thủ đoạn lừa bịp chính trị xảo quyệt của

Mỹ, nguỵ hồn tồn phá sản. Sự nổi dậy đó chứng tỏ khơng có một thứ bạo lực phản cách mạng nào, dù là của một thế lực có trong tay hàng triệu quân… Hơn ai hết,

lần này là sự nổi dậy mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất, rộng khắp nhất và có sự đơng

đảo lực lượng tham gia nhất. (số 5045, 2/2/1968)

Ở đây, R1 và R2 đều hướng tới khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ nhất, là đòn sét

đánh của các tầng lớp nhân dân trong các vùng bị địch tạm kiểm sốt. Trong đó R1

đưa ra kết luận tổng kết, các phát ngôn sau bổ sung, làm rõ kết luận của R1 đưa ra và R2, trên cơ sở những luận cứ của các phát ngôn bổ sung, tổng kết, đồng thời nhắc lại kết luận của R1 bằng những từ ngữ khác, nhưng là sự tổng hợp được cụ thể hoá hơn trên mọi phương diện. Điều này vừa giúp khắc sâu chủ đề, vừa làm tăng sự thuyết phục mạnh mẽ của lập luận.

Mặt khác, trong ví dụ trên, để lập luận cho các nhân dân thành thị nổi dậy đấu

tranh mạnh mẽ và đông đảo, người phát đã sử dụng các thang độ đánh giá: đặc biệt là, hơn ai hết, nhất để người nhận thấy được sự đánh giá cao, tích cực, là nhất so với

mức thơng thường của sự việc hoặc trong sự đối chiếu với các cuộc nổi dậy trước đó về quy mơ, về tầm vóc,... Đồng thời, hàng loạt thủ pháp ngôn ngữ học khác cũng được sử dụng để lập luận thêm sức thuyết phục, thêm mạnh mẽ, lôi cuốn, như: thủ pháp lặp cụm từ sự nổi dậy, nhất (sự nổi dậy mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất, rộng

khắp nhất và có sự đơng đảo lực lượng tham gia nhất), chứng tỏ; phép thế đại từ: đó (sự nổi dậy đó) thay thế cho hàng loạt của các tầng lớp nhân dân...).

Ở ví dụ trên, người phát đưa ra kết luận trước, tiếp đến mới đưa ra những luận cứ để minh chứng cho kết luận ấy, rồi cuối cùng lại đưa ra một kết luận khác có nội dung, ý nghĩa tương đồng với kết luận trước để kết thúc lập luận. Như vậy, kết luận sau là sự bổ sung và nhấn mạnh về ý nghĩa cho kết luận trước. Điều này vừa giúp cụ thể hoá vấn đề được đưa ra, vừa tạo sự liên kết chặt chẽ giữa luận cứ và kết luận nhằm tăng lực lập luận cho luận cứ và hiệu lực lập luận cho kết luận.

Mạng quan hệ tổng - phân - hợp này vừa đơn giản trong cách lập luận, vừa dễ tiếp nhận, tuy nhiên, để đảm bảo lập luận mạng vịng trịn khép kín theo kiểu kết luận - luận cứ - kết luận thì địi hỏi người phát phải linh hoạt và mềm dẻo trong việc sử dụng ngôn ngữ để tránh sự lặp lại nhàm chán cho người nhận. Nghĩa là về mặt nội dung, ý nghĩa hai kết luận tương đồng nhau nhưng về mặt diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ trong hai kết luận phải có sự khác biệt, để vừa tránh sự lặp lại, vừa tăng sức thuyết phục của lập luận.

Việc phân xuất các cách thức, kiểu quan hệ lập luận trong DNXL giúp định dạng và nhận diện chúng một cách rõ ràng, mạch lạc hơn, còn trong mỗi DNXL, song song với việc sử dụng nhiều lí lẽ, luận cứ cho một lập luận, xã luận còn sử dụng đồng thời nhiều kiểu quan hệ lập luận, các quan hệ này có mối quan hệ khăng khít, bện chặt với nhau, tạo thành một mạng quan hệ lập luận. Vì thế, khi đọc xã luận, người nhận bao giờ cũng thấy tầng tầng lớp lớp các sự kiện lập luận lôi kéo, thuyết phục mạnh mẽ và cuốn theo “lớp sóng” ấy một cách rất tự nhiên. Mạng quan hệ lập luận này diễn ra ở hai cấp độ: cấp độ luận cứ - kết luận của một sự kiện và cấp độ giữa các sự kiện với nhau tạo thành mối quan hệ lập luận ở bậc cao hơn. Sự lập luận này được sử dụng đan xen, sự nhân đôi, nhân ba, mở rộng trong DNXL tạo thành một mạng quan hệ lập luận. Có thể hình dung như sau:

P1 = R1 p1 ` p2 pn R p1 P2 = R2 p2 pn Pn = Rn p1 pn

Cụ thể Kết luận trong bài xã luận số 7606, 1/3/1975 có tiêu đề Mỹ đang phá hoại Hiệp định và Định ước Pa-ri cũng chính là một kết luận rất tường minh. Để lập

luận cho người nhận thấy được căn cứ của kết luận này, người phát đã đưa ra hàng loạt chứng cứ, lí lẽ, số liệu để làm cơ sở cho lập luận. Các chứng cớ này không phải được liệt kê một cách khô khan mà được người phát tổ chức thành tầng, thành lớp liên kết chặt chẽ với nhau bằng các quan hệ lập luận như: câu hỏi biện luận, giải thích, tương phản, liên văn bản; và bằng các phương thức liên kết như: phép thế đại từ (Mỹ, chính quyền Pho, chúng,...), phép lặp (cam kết, chính Pho, chúng,...),...

(I) (P1) Ít lâu nay, chính quyền Pho khơng ngớt nói đến cam kết, nghĩa vụ, trách

nhiệm của Mỹ… (R1) Nhưng trong lúc đó, việc làm cũng như lời nói, Mỹ đang có những bước leo thang nghiêm trọng, phản bội những điều cam kết của họ.

Mỹ cam kết những gì khi kí kết?

(p1) Cam kết “tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của

Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận” (Điều 1).

(p2) Cam kết “sẽ khơng tiếp tục dính líu qn sự hoặc can thiệp vào công việc

nội bộ của miền Nam Việt Nam” (Điều 4).

(p3) Cam kết tôn trọng quyền tự quyết thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân

dân miền Nam…” (Điều 9).

(p4) Cam kết tơn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ và nền

trung lập của Cam-pu-chia và Lào, chấm dứt mọi hành động quân sự và can thiệp.

(p5) Cam kết đó Mỹ một lần nữa long trọng xác nhận bằng chữ ký của họ vào Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam... Định ước quốc tế đặt nghĩa vụ cho

Mỹ tôn trọng triệt để Hiệp định Pa-ri... Định ước quốc tế củng cố thêm vững chắc tính chất pháp lí quốc tế của Hiệp định Pa-ri.

(II) (R3) Chính quyền Ních-xơn vi phạm ngay từ đầu những cam kết ấy. (p1) Chúng đưa nhiều vũ khí, đạn dược,... (p2) Chúng dùng máy bay và tàu chiến xâm phạm

vùng trời, vùng biển của Việt Nam... (p3) Chúng vi phạm Điều 20, ra sức tiếp tay cho bọn Lon Non tiến hành chiến tranh... (p4) Chúng duy trì một lực lượng quân sự ở

Thái-lan và Đông-Nam Á…

(III) (R4) Mặc dù chính quyền Ních-xơn đã thất bại trong chính sách phá

hoại Hiệp định Pa-ri, chính quyền Pho vẫn ngoan cố đi theo vết xe đổ, vi phạm trắng trợn hơn những cam kết của Mỹ. (p1) Ngay sau khi nhậm chức, Pho khẳng định tiếp tục học thuyết Ních-xơn ở Đơng Dương. (p2) Cuộc chiến tranh thực dân mới của Ních-xơn ở miền Nam ... (p3) Chính Pho trực tiếp động viên bọn Thiệu và bọn Lon Non tiếp tục chiến tranh. (p4) Chính Pho trực tiếp kêu gào tăng cường viện trợ, gỡ nguy cho Thiệu và cứu vớt bọn Lon Non khỏi chết chìm…

Ví dụ trên, có thể được mơ hình hố như sau:

R: Mỹ đang phá hoại Hiệp định và Định ước Pa-ri

R: Mỹ đang phá hoại Hiệp định và Định ước Pa-ri

(P1=R1) : Mỹ đang có những bước leo thang nghiêm trọng, phản bội những điều cam kết

(P2=R2) : Chính quyền Ních-xơn vi phạm ngay từ đầu những cam kết ấy

(P3=R3): Chính quyền Pho vẫn ngoan cố đi theo vết xe đổ, vi phạm trắng trợn hơn những cam kết của Mỹ

Như vậy, để chứng minh cho kết luận Mỹ đang phá hoại Hiệp định và Định ước Pa-ri, người phát chỉ ra 3 căn cứ P1, P2, P3. Ở tầng bậc này, mỗi luận cứ lại triển khai một luận điểm của việc Mỹ đang phá hoại Hiệp định và Định ước Pa-ri. Ba chủ đề bộ phận này phát triển từ chủ đề lớn theo mơ hình phái sinh.

Đi vào tầng nhỏ hơn (I), ở lập luận P1: đối với Việt Nam và Đông Dương, cam kết duy nhất, nghĩa vụ, trách nhiệm duy nhất của Mỹ là những điều đã ghi trong Hiệp định Pa-ri, người phát đã chỉ ra hàng loạt các sự kiện, các điều khoản mà Mỹ đã cam

kết với Việt Nam, như: (p1): Tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất…; (p2): Sẽ khơng tiếp tục dính líu qn sự …; (p3): Tôn trọng quyền tự quyết thiêng liêng...

Đi sâu hơn nữa, đến tầng bậc sự kiện, các câu trong diễn ngơn lại được móc xích với nhau, biện minh và luận giải rõ hơn cho nhau. Trong đó phương pháp lặp từ khoá Định ước quốc tế được sử dụng để phát triển chủ đề diễn ngôn.

Trong (II) P2: vi phạm cam kết của chính quyền Ních-xơn; các chứng cứ vi phạm được người phát chỉ dẫn ra hàng loạt, với phương thức duy trì, phát triển chủ đề dựa trên biện pháp thế: chủ thể Chính quyền Ních-xơn, đã được chuyển sang chúng trong các sự kiện tiếp theo.

(R2) Chính quyền Ních-xơn vi phạm ngay từ đầu những cam kết. (p1) Chúng - đưa nhiều vũ khí, đạn dược…

(p2) Chúng - dùng máy bay và tàu chiến xâm phạm vùng trời… - Lập luận (III) trong ví dụ trên cũng được triển khai tương tự như vậy. Điều này cho thấy bức tranh mạng quan hệ lập luận trong DNXL - và đây cũng chính là cách thức triển khai chủ đề bằng cách duy trì và phát triển chủ đề thơng qua mối quan hệ lập luận trong diễn ngơn. Ở đó có vơ số những sự đan kết, những mối quan hệ tầng bậc xuyên thấm và bện chặt của lập luận ngôn ngữ.

Kết quả khảo sát DNXL trên báo Nhân Dân giai đoạn 1654-1975 cho thấy, đây

Định ước quốc tế về Việt Nam

Định ước quốc tề về Việt Nam

Định ước quốc tế đặt nghĩa vụ cho Mỹ tôn trọng triệt để Hiệp định Pa-ri,…

Định ước quốc tế đặt nghĩa vụ cho Mỹ tôn trọng triệt để Hiệp định Pa-ri,…

Định ước quốc tế củng cố thêm vững chắc tính chất pháp lí quốc tế của Hiệp định Pa-ri

Định ước quốc tế củng cố thêm vững chắc tính chất pháp lí quốc tế của Hiệp định Pa-ri

là cách thức lập luận được ưa dùng trong lập luận các vấn đề của DNXL. Có thể viện dẫn ra hàng loạt các bài: Bảo vệ trị an tốt, sản xuất, chiến đấu tốt, số 4200, 4/10/1965; Tất cả để đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, số 5013, 1/1/1968;

Địi hỏi cấp bách của cả lồi người, số 6786, 22/11/1972;

Việc phân xuất mạng quan hệ lập luận trong DNXL báo Nhân Dân là để thuận tiện và dễ dàng trong việc khảo sát, phân tích. Tuy nhiên, qua các ví dụ được viện dẫn cụ thể, có thể thấy rằng trong DNXL báo Nhân Dân, ngoài việc tổ chức, sắp xếp các luận cứ, kết luận theo tầng bậc với nhiều cách thức, nhiều kiểu quan hệ, người phát còn sử dụng rất nhiều phương thức liên kết diễn ngôn như lặp, thế, nối, để tăng cường sự chặt chẽ giữa các lập luận.

Lập luận trong DNXL cung cấp lượng lớn thông tin cho nhu cầu tìm hiểu đến nhận thức và hành động của đối tượng đích. Bằng việc lập luận, người phát làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn, các vấn đề tư tưởng được định hình rõ ràng hơn, vì thế gây hiệu quả tâm lí, nhận thức ở người tiếp nhận.

Với mục đích tác động, hướng dẫn, giáo dục để người nhận hiểu, chia sẻ, chung tay hành động,... nên DNXL sử dụng nhiều phương thức, kiểu dạng lập luận khác nhau. Để có thể tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ, tác động, thuyết phục được đơng đảo bạn đọc, địi hỏi mỗi bài xã luận phải là một tác phẩm chính luận mẫu mực, nội dung rõ ràng, lập luận sắc bén, ngơn từ trong sáng, giản dị nhưng vẫn đầy tính nghệ thuật,… Nói cách khác, xã luận phải tác động được tới người tiếp nhận cả về mặt lí trí lẫn tình cảm thì mới có thể thuyết phục được họ nghe và làm theo. Chỉ khi ấy, một bài xã luận mới làm trịn sứ mệnh của mình, và khi ấy “chiến lược giao tiếp” mà người phát đặt ra mới đạt được hiệu quả, và ngơn ngữ mới hồn thành chức năng của chính nó. Vì thế, ngồi những lập luận vững chắc, lí lẽ sắc bén, lập luận DNXL báo Nhân Dân còn được sử dụng linh hoạt, khéo léo, vừa thể hiện quan điểm, chính kiến của người phát, sự định hướng của người phát đối với người nhận vừa có sự mềm dẻo trong lập luận để đạt được các chiến lược giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, với những câu hỏi lập luận, người phát ngoài việc chi phối, chất vấn để làm rõ vấn đề còn hướng người nhận theo những định hướng kết luận của mình. Mặt khác, trong DNXL người phát thường sử dụng đan xen đồng thời nhiều phương thức lập luận để lập luận cho vấn đề mình đưa ra. Vì thế, lập luận trong DNXL hết sức mạnh mẽ, thuyết phục và chặt chẽ.

Bằng việc kết hợp các phương thức, quan hệ lập luận, trên cơ sở cộng hưởng áp lực của các kết luận từ các lập luận đứng trước, mạng lập luận trong DNXL được tăng thêm sức mạnh, hiệu lực lập luận cho kết luận chủ đề - tuyên ngôn chung của bài xã luận. Cách tổ chức kết nối, đan xen linh hoạt các cách tổ chức luận cứ và kết luận thành mạng lập luận này giúp cho lập luận chủ đề của diễn ngôn trở nên hết sức thuyết phục, có sự tác động mạnh mẽ đến người nhận. Hơn nữa, điều này giúp cho các bài DNXL mặc dù vẫn được tổ chức trong khuôn khổ, thể loại và mang tính chính trị, kêu gọi nhưng khơng bị sáo rỗng, hơ hào mà nó dễ dàng đi vào lịng người nhận bởi sự dễ hiểu, trong sáng, rõ ràng và minh bạch, và hơn hết, nó thể hiện được nguyện vọng, ý chí chung của nhân dân, của tất cả mọi người.

4.4. Tiểu kết

Trong chương này, luận án tập trung phân tích những phương thức thể hiện chức năng văn bản của DNXL báo Nhân Dân. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành khảo sát cấu trúc tổ chức, mạch lạc trong triển khai thông điệp, và mạng quan hệ lập luận trong tổ chức thông điệp của DNXL báo Nhân Dân. Kết quả khảo sát cho thấy, về

mặt cấu trúc tổ chức, DNXL báo Nhân Dân, ngồi phần Tiêu đề có cấu trúc gồm ba phần chính với những đặc điểm đặc trưng khác nhau là Mở đầu, Triển khai vấn đề và

Kết luận. Theo đó, Tiêu đề là thành tố đầu tiên của bài báo mà người nhận tiếp xúc. Tiêu đề thường là ngữ (động ngữ, danh ngữ, tính ngữ, giới ngữ) hay câu (câu trần

thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn). Tiêu đề có thể thể hiện trực tiếp

hay gián tiếp nội dung của bài xã luận. Tiêu đề tóm tắt nội dung chính của bài xã luận và do vậy nó có vai trị như Sapo. Phần Mở đầu thường ngắn gọn, súc tích và có chức năng dẫn dắt, giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, thu hút sự quan tâm, chú ý của người nhận. Phần Triển khai vấn đề có cấu trúc gồm nhiều block sự kiện và có chức năng phát triển nội dung vấn đề đã được đề cập đến ở phần Mở đầu. Phần Kết luận

có nhiệm vụ tóm tắt, tổng kết lại chủ đề chính của diễn ngơn, đồng thời đưa ra những bình luận tổng qt và có thể đề ra phương hướng nhận thức và hành động.

Về vấn đề mạch lạc trong triển khai thơng điệp thì mạch lạc trong DNXL báo

Nhân Dân được biểu hiện cụ thể trong cách duy trì và triển khai chủ đề. Để duy trì

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)