Tiêu đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 115 - 120)

6. Bố cục của luận án

4.1. Cấu trúc tổ chức diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

4.1.1. Tiêu đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

4.1.1.1. Về phương diện hình thức

Tiêu đề của DNXL là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời nhưng cũng có tính độc lập tương đối với phần nội dung chính của DNXL nên yêu cầu chung cho một tiêu đề là vừa phải đảm bảo truyền tải được nội dung chính của bài viết lại vừa phải hấp dẫn để thu hút người nhận. Tiêu đề xã luận được đặt theo hướng nêu đề tài hoặc phản ánh trực tiếp vào đối tượng và nội dung của diễn ngôn. Chúng thường biểu đạt hiển ngôn ý đồ của người phát và linh hoạt trong cấu trúc biểu hiện. Để khái quát được bức tranh chung của tiêu đề DNXL về mặt cấu trúc hình thức và nội dung biểu hiện, luận án lựa chọn 250 tiêu đề của DNXL báo Nhân Dân. Tuy nhiên, chúng tôi không lựa chọn theo chủ để diễn ngôn của từng năm mà lựa chọn 250 tiêu đề theo một khoảng thời gian cụ thể, như: Quý 1/1965, Quý 4/1968, Quý 4/1972, Quý 1/1975. Điều này nhằm mục đích so sánh sự phân bố cấu trúc chủ đề tiêu đề theo từng thời điểm cụ thể trong giai đoạn khảo sát mà không bị phụ thuộc vào nội dung chủ đề phản ánh. Qua khảo sát 250 tiêu đề bài xã luận báo Nhân Dân, chúng tôi nhận thấy, tiêu đề của DNXL có đặc điểm về mặt cú pháp như sau:

* Tiêu đề của DNXL chỉ có kiểu cấu trúc là câu và ngữ, khơng có kiểu cấu trúc là

một từ. Trong đó, động ngữ, danh ngữ và câu trần thuật chiếm số lượng chủ yếu. Còn

tiêu đề thể hiện bằng các kiểu cấu trúc khác không nhiều.

+ Kiểu tiêu đề có cấu trúc là một câu: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.

Các tiêu đề có cấu trúc là một câu trần thuật:

- Quảng Nam - Đà Nẵng: chiến trường xuất sắc (số 5357, 12/12/1968)

- Các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược (số 6816, 22/12/1972)

Các tiêu đề có cấu trúc là một câu cầu khiến:

- Mỹ và tay sai phải chấm dứt ngay hành động mở rộng chiến tranh ở Lào (số 3947, 19/1/1965)

- Công nhân mỏ anh dũng tiến lên! (số 5323, 8/11/1968)

- Thanh niên sẵn sàng! (số 6768, 4/11/1972)

- Hãy chặn đứng chiến dịch khủng bố điên cuồng của Mỹ và tay sai (số 6799, 5/12/1972)

Các tiêu đề có cấu trúc là một câu cảm thán:

- Một năm thắng lợi toàn diện vô cùng vĩ đại! (số 4208, 24/12/1968) - Tuyệt vời những chiến công của chúng ta! (số 6819, 25/12/1972)

Các tiêu đề có cấu trúc là một câu nghi vấn:

- Trách nhiệm sẽ thuộc về ai? (số 6797, 3/12/1972)

- Mỹ nguỵ muốn gì? (số 6807, 13/12/1972)

- Vì sao khơng đẩy mạnh được sản xuất hoa màu? (số 7619, 14/3/1975)

+ Kiểu tiêu đề có cấu trúc là một ngữ: động ngữ, danh ngữ, tính ngữ, giới ngữ. Các tiêu đề có cấu trúc động ngữ nêu sự kiện trong quá trình phát triển, hoạt động,… của sự tình được nêu ra trong diễn ngơn. Ví dụ:

- Giành thắng lợi hơn nữa cho nông nghiệp năm 1965. (số 3930, 3/1/1965) - Vào hùa với đế quốc Mỹ chỉ rước lấy thất bại nhục nhã (số 3938, 11/1/1965)

- Đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, phát triển có sản xuất nơng nghiệp ở miền núi.

(số 3942, 15/1/1965)

- Củng cố và phát triển hợp tác xã mua bán (số 3999, 15/3/1965)

Khảo sát cho thấy các tiêu đề DNXL thường sử dụng nhiều động từ mạnh vừa nêu rõ hành động là hạt nhân của sự kiện, hiện tượng, vừa có khả năng gây ấn tượng mạnh với người nhận, như: hùa, đẩy mạnh, giành thắng lợi, đập tan, quật lại,…

Các tiêu đề có cấu trúc danh ngữ có giá trị nêu chủ đề/đề tài, mơ tả, định danh sự kiện. Ví dụ:

- Một mặt trận xuất sắc toàn diện (số 6735, 2/10/1972) - Sự phẫn nộ của lương tri loài người (số 6751, 18/10/1972)

Bảng 4.1.1. Khảo sát cấu trúc tiêu đề diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân Cấu trúc tiêu đề Quý

1/1965 Quý 4/1968 Quý 4/1972 Quý 1/1975 Tổng số Câu trần thuật 27 19 14 9 69

Câu cầu khiến 5 2 1 0 8

Câu cảm thán 1 1 1 1 4 Câu nghi vấn 0 0 1 1 2 Động ngữ 41 18 17 25 101 Danh ngữ 2 16 26 20 64 Tính ngữ 0 0 1 0 1 Giới ngữ 0 0 1 0 1 Số lƣợng theo năm 76 56 62 56 250

Khảo sát cho thấy loại tiêu đề có cấu trúc là một ngữ chiếm tỉ lệ lớn, với 167/250 (70%)[CVT1], gấp gần hai lần loại tiêu đề có cấu trúc là một câu 83/250 (30%)[CVT2]. Với việc sử dụng các cấu trúc ngữ đặt tiêu đề cho bài xã luận, người phát nhằm định danh những sự kiện có ý nghĩa quan trọng và nhấn mạnh vào hành động, công việc, nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước kêu gọi quân, dân, các tổ chức xã hội thực hiện, từ đó tác động trực tiếp tới cảm quan, nhận thức và hành động của người nhận, khơi dậy sự đồng thuận của toàn xã hội trước những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Mặt khác, số liệu thống kê cấu trúc là một câu chiếm 83/250 (30%)[CVT3] cũng cho thấy sự khác biệt của thể loại diễn ngôn so với các thể loại báo chí khác. Bởi trong diễn ngơn báo chí nói chung, như tin, phóng sự, bình luận,, việc sử dụng cấu trúc câu làm tiêu đề rất hạn chế.

Kiểu tiêu đề có cấu trúc câu được sử dụng chủ yếu là câu trần thuật, chiếm đa số là trong chủ đề ngoại giao. Điều này cũng phản ánh đặc điểm thể loại của xã luận - là một phát ngơn chính thức của Đảng, Nhà nước có chức năng thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, cổ vũ, động viên - vì thế tiêu đề xã luận thường được biểu đạt rõ ràng, đầy đủ về hình thức và nội dung cần truyền tải.

Ngồi ra, để thu hút sự quan tâm đồng thời định hướng, tác động tới tình cảm người nhận, ngay từ tiêu đề DNXL đã sử dụng các yếu tố từ ngữ thể hiện sự đánh giá hoặc thái độ biểu cảm.

- Tiêu đề sử dụng các tính từ giàu giá trị biểu cảm, như:

+ Thắng lợi rực rỡ của nhân dân các nước Đơng-dương đồn kết chống Mỹ (số

3995, 12/3/1965)

+ Bão táp dữ dội đang nổi lên ở các thành thị miền Nam (số 5371, 26/12/1968)

+ Tám tháng chiến đấu kiên cường (số 6796, 2/12/1972)

+ Sức mạnh to lớn của tình bạn chiến đấu (số 7254, 9/3/1974)

+ Chiến công vĩ đại làm thay đổi cả thế giới (số 7675, 9/5/1975)

Thủ pháp sử dụng các tính từ biểu cảm làm cho DNXL vừa gần gũi với đời thường, vừa thể hiện rõ nét thái độ, tình cảm của người phát đối với sự kiện, hiện tượng (giòn giã, rực rỡ, bất diệt, kiên cường, to lớn, vĩ đại, phấn khởi, tin tưởng,…), vì thế nó mang đến cho người nhận ấn tượng sâu sắc về các sự kiện được phản ánh.

- Tiêu đề sử dụng các từ ngữ, cấu trúc chào mừng, hô hào, tung hô:

+ Hoan nghênh bản tuyên bố chung Việt Nam - Liên Xô (số 3967, 11/2/1965)

+ Nhận rõ tình hình và nhiệm vụ trước mắt: Tồn thể cán bộ, đảng viên chúng ta hãy dũng cảm phấn đấu vươn lên! (số 3986, 2/3/1965)

+ Công nhân Mỏ anh dũng tiến lên! (số 5327, 12/11/1968)

Những từ ngữ: hoan hô, vẻ vang, hoan nghênh,… bộc lộ sắc thái vui sướng, hân hoan, ngợi ca của người phát. Các từ ngữ, cấu trúc chào mừng, hô hào, tung hô thể hiện ở hai điểm nổi bật, đó là vừa cổ vũ những sự kiện, vấn đề được đề cập đến, vừa lan toả, chia sẻ những thái độ, tình cảm đó đến người nhận, vừa giúp người nhận nắm bắt thông tin; vừa tác động đến nhận thức, tình cảm của người nhận và thúc giục người nhận hành động.

4.1.1.2. Về phương diện nội dung

Tiêu đề là thành tố đầu tiên của bài báo mà người nhận tiếp xúc, tiêu đề nhàm chán sẽ làm cho bài báo khó tiếp cận người nhận. Vì thế, tiêu đề cần hấp dẫn, đưa được thơng tin cốt lõi mà vẫn đảm bảo súc tích, ngắn gọn; đồng thời có tính độc lập và đơi khi người nhận chỉ cần đọc tiêu đề đã biết được thơng điệp chính của bài báo. Kết quả phân tích số liệu cho thấy các tiêu đề xã luận có chức năng thể hiện thơng tin chung. Mặt khác, để

kiện hay hành động chính, thể hiện tư tưởng hay thái độ của người phát nhằm định hướng hành động cho người nhận.

* Tiêu đề thể hiện trực tiếp nội dung, tức là diễn đạt một cách tường minh chủ đề, nội dung mà văn bản muốn truyền tải. Đọc tiêu đề, người nhận có thể hình dung ra bài xã luận đó bàn về vấn đề gì. Ví dụ:

- Nhân ngày học sinh, sinh viên toàn quốc nâng cao chí khí cách mạng của thanh niên (số 3936, 9/1/1965)

- Đế quốc Mỹ càng liều lĩnh, điên cuồng thì thất bại hồn tồn của chúng càng nặng nề và nhanh chóng (số 3988, 4/3/1965)

- Mỹ càng mở rộng chiến tranh xâm lược, nhân dân ta càng kiên quyết đánh bại chúng (số 4139, 8/3/1965)

- Thất bại chưa từng có trong chính sách xâm lược và can thiệp của Mỹ (số 7650, 14/4/1975)

* Tiêu đề có vai trị như Sapo, nghĩa là thể hiện tóm tắt nội dung chính, xác

định chủ đề và có thể là một nội dung quan trọng của bài xã luận; gây được ấn tượng mạnh nhằm thu hút sự chú ý của người nhận. Ví dụ:

- Nhận rõ tình hình và nhiệm vụ trước mắt: Toàn thể cán bộ, đảng viên chúng ta hãy dũng cảm phấn đấu vươn lên! (số 3986, 2/3/1965)

- Các lực lượng vũ trang nhân dân kiên quyết đập tan mọi hành động điên cuồng của đế quốc Mỹ (số 6460, 30/12/1971)

Kiểu tiêu đề này cho người nhận những thông tin cốt lõi nhất liên quan đến nội dung bài xã luận, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề, sự kiện được phản ánh. Đồng thời, để thu hút sự chú ý của người tiếp nhận, người phát đã sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện: hãy dũng cảm

phấn đấu vươn lên, kiên quyết đập tan,…

* Tiêu đề thể hiện gián tiếp nội dung, cụ thể:

+ Tiêu đề lấy một sự kiện hoặc đặt vấn đề về sự kiện được nêu ra trong nội dung, từ đó chỉ ra đường lối, kêu gọi hành động. Ví dụ:

- Củng cố chi bộ về tư tưởng và tổ chức (số 3773, 29/7/1964) - Đánh mạnh, đánh thắng lớn hơn! (số 4101, 26/6/1965)

- Chăm lo đời sống gia đình chiến sĩ (số 6280, 3/7/1971)

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống mới (số 7585, 7/2/1975)

+ Song cũng có khi một bài xã luận mở đầu bằng một ý kiểu đột ngột đáng lẽ phải để trong thân bài. Ví dụ: Bài xã luận về sự tráo trở và những luận điệu quanh co của Mỹ về một giải pháp hồ bình cho vấn đề của Việt Nam lại có tiêu đề mang tính bình giá, nhận xét về sự việc: Thái độ lật lọng và ý đồ đen tối của Mỹ (số 6769, 5/11/1972), hay bài xã luận về sự căm thù của nhân dân ta khi giặc Mỹ càng thua đau ở miền Nam thì càng điên cuồng tấn cơng miền Bắc, có tiêu đề: Căm thù là sức mạnh (số 4453, 16/6/1966),…

Khảo sát cũng cho thấy tiêu đề DNXL có xu hướng định danh, bình giá các sự kiện hay hành động, đối tượng được đề cập đến trong diễn ngôn hơn là đưa ra các thông số như thời gian, địa điểm của sự kiện.

Như vậy, tiêu đề DNXL được người phát sử dụng như một tiêu điểm để thể hiện rõ lập trường, tư tưởng, tình cảm, thái độ của người phát đối với những vấn đề, sự kiện,… được đề cập tới trong bài, từ đó góp phần định hướng nhận thức, tình cảm cho người nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)