Dấu hiệu nhận diện lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 67 - 72)

6. Bố cục của luận án

2.6. Các phƣơng thức lập luận thể hiện giá trị tƣ tƣởng

2.6.1. Dấu hiệu nhận diện lập luận

Khi tổ chức một văn bản, người phát luôn luôn xây dựng một “chiến lược giao tiếp” để nhằm thông báo, tác động tới người nhận sao cho đạt hiệu quả nhất, có sức thuyết phục nhất. Vì thế, bất kì một diễn ngơn nào cũng mang dấu ấn và sắc thái riêng của người phát. Nghĩa là các văn bản được xây dựng mang tính hướng đích

chung mang tính quy ước. Lập luận cũng là một hành động có tính quy ước. Tính quy ước này được thể hiện ở những dấu hiệu giá trị học ở các tác tử và các kết tử lập luận, và vì thế những từ ngữ mang tính đánh giá tăng - giảm mức độ của sự kiện, để thang độ hoá sự kiện cũng được xem là những dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu cho sự lập luận. Từ phương diện diễn ngơn, lí thuyết lập luận đã chỉ ra rằng khi ngôn ngữ trong tư thế lập luận thì diễn ngơn phải là một chuỗi ngơn từ biểu hiện nghĩa sự tình, nhận xét, bình luận,… Điều quan trọng là chuỗi ngơn từ đó phải diễn giải được những lí lẽ xác đáng của logic, biện minh cho những kết luận. Tính chất cơ bản của lập luận là tính logic, vì thế DNXL dù cấu trúc theo kiểu quy nạp hay diễn dịch thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc là đi từ luận cứ đến kết luận. Tuy nhiên, trong DNXL lập luận thường dựa trên nguyên tắc logic, lí luận và suy luận theo kiểu diễn dịch - suy lí từ cái chung đến cái cụ thể. Trên cơ sở logic của các sự kiện được lập luận, dựa vào nội dung chủ đề sự kiện (lập luận về vấn đề gì) để thấy được nhân quả của sự kiện được lập luận, hướng tác động (mục đích viết cho ai, viết để làm gì), sự đánh giá tăng hay giảm mức độ của sự kiện, sự định vị thang độ của các sự kiện trong DNXL, có thể nhận thấy các dấu hiệu nhận diện lập luận sau:

2.6.1.1. Lẽ thường – cơ sở của lập luận trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân

Là những lập luận dựa trên mối quan hệ nhân quả (gồm: nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, nguyên nhân - mục đích, giải thích, sự giả định) của sự kiện/hành động được đề cập. Lẽ thường là những chân lí thơng thường mang tính kinh nghiệm, khơng mang tính tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic. Lẽ thường mang tính ngữ cảnh và văn hố, được cộng đồng ngơn ngữ văn hố đó cơng nhận. Vì thế, giá trị nội dung sự kiện trong lập luận theo lẽ thường khơng thể đánh giá theo tiêu chí đúng/sai của logic mà phải dựa trên giá trị lập luận của nó, nghĩa là nó được phát ngơn nhằm dẫn dắt người nhận đến một kết luận R nào đó.

Xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 thể hiện sự thông tin kịp thời tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước cho nhân dân, đồng thời đưa ra những ý kiến chỉ đạo sát sao nhằm định hướng dư luận, kêu gọi quân và dân thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để tiến tới đạt được mục tiêu chung: giành độc lập dân tộc, thống nhất đất

cũng chính là những sự kiện được lập luận trong DNXL. Tư tưởng chủ đề trong mỗi DNXL chính là một kết luận tường minh hay hàm ẩn. Sự lập luận ở đây dựa trên cái ĐÚNG, cái CHÂN LÍ, là cái ĐẸP, là LẼ THƯỜNG,… đã được người nhận tiếp nhận một cách mặc nhiên, tự nhiên như là lẽ thường. Các giá trị kinh nghiệm biểu thị tri thức, mong muốn, nguyện vọng chung của NHÂN DÂN đã được sử dụng trong DNXL để làm cơ sở tác động, kêu gọi người nhận hành động. Ví dụ:

- Chiến thắng của Liên Xô và nhân dân thế giới trong chiến tranh chống phát xít là một điều tất yếu của lịch sử. Đó là chiến thắng của chính nghĩa chống lại phi

nghĩa, của thế giới mới đang phát triển chống lại thế giới cũ đã đi sâu vào con đường thối nát, tan rã, của văn minh chống lại dã man. (số 4053, 9/5/1965)

Bất luận như thế nào, bất luận là ở thời đại nào thì chính nghĩa, văn minh

vẫn ln là những điều tốt đẹp mà lồi người hướng tới và bảo vệ. Vì thế, ở đây người phát đã lập luận dựa trên chân lí, lấy đó làm cơ sở khẳng định giá trị phát ngơn của mình.

- Đó là sự phẫn nộ của dư luận khắp năm châu, là sự nổi giận và ghê tởm của

lương tâm lồi người, là sự lên án nhất trí của chính phủ và nhân dân hầu hết các

nước trên thế giới. Phải chăng đây là một trường hợp mà ngơn ngữ lồi người bất lực trước hiện thực cuộc sống, trước cái cao đẹp tuyệt vời của con người chân chính. (số 6821, 27/12/1972)

- Đương đầu với B.52, chúng ta có sức mạnh ý chí của một dân tộc muốn sống độc lập, tự do, một nhân dân muốn sống văn minh cao thượng, muốn mang hết sức mình bảo vệ những giá trị cao q của lồi người, làm cho các dân tộc thoát khỏi ách áp bức của bọn đế quốc. (số 6824, 30/12/1972)

Cụ thể trong bài Nhân dân thế giới đứng về phía chúng ta, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta chống đế quốc Mỹ gây chiến (số 3783, 8/8/1964), ngay bản thân tiêu đề đã là một kết luận, một sự tuyên bố, khẳng định cuộc đấu tranh

chính nghĩa của nhân dân ta, và đế quốc Mỹ gây chiến vì thế, nhân dân thế giới đứng

về phía chúng ta, ủng hộ chúng ta - nghĩa là ủng hộ chính nghĩa, lẽ phải, ủng hộ đấu tranh giữ độc lập dân tộc trước sự gây chiến của quân xâm lược Mỹ. Hàng loạt các lí

Nhân dân thế giới ủng hộ chúng ta

bởi

chúng ta có hành động chính nghĩa, cuộc đấu tranh của chúng ta chống hành động gây chiến của đế quốc Mỹ là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và tự do, bảo vệ hồ bình và an ninh của nước ta và của khu vực Đông Dương và Đông Nam Á.

Nhân dân thế giới phản đối đế quốc Mỹ

bởi

hành động của Mỹ là hành động khiêu khích, gây chiến và xâm lược.

Nhân dân thế giới tha thiết u chuộng hồ bình

đã đứng hẳn về phía chúng ta, đồng tình ủng hộ chúng ta, kiên quyết lên án đế quốc Mỹ.

Lẽ thường ở đây chính là cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền dân tộc của một đất nước trước sự gây chiến, xâm chiếm của một thế lực bên ngồi. Đó là lẽ phải mà ai cũng phải thừa nhận, phải hướng đến. Đấy cũng chính là giá trị kinh nghiệm thể hiện tư tưởng bền vững, cốt lõi chung của xã hội.

2.6.1.2. Những công cụ ngôn ngữ sắp xếp sự kiện được lập luận trên thang độ

Trong những trường hợp lập luận nhằm so sánh, lựa chọn sự vật, DNXL sử dụng các từ vựng hay các cấu trúc để sắp xếp các sự vật/ sự kiện/ đối tượng trên thang độ đánh giá tích cực/ tiêu cực; thuận lợi/ bất lợi,… như: Hơn nữa, chẳng những… mà còn; càng…. càng…; cùng với… cũng,… Ví dụ:

- Bọn xâm lược Mỹ càng liều lĩnh, thất bại của chúng càng nặng nề hơn. (số

4055, 11/5/65)

- Như một hồi kèn xung trận dội vang khắp các xí nghiệp, cơng trường, lâm

trường, đồng ruộng…, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đang thôi thúc giai cấp công nhân và nông dân tập thể chúng ta hăng hái tiến lên… (số 4489, 22/7/1966)

- Cùng với làn sóng tiến cơng dồn dập của các lực lượng vũ trang nhân dân

giải phóng, các tầng lớp nhân dân nông thôn và thành thị cũng đồng loạt nổi dậy lật đổ bộ máy nguỵ quyền, phá tan ách kìm kẹp của Mỹ, nguỵ... (số 5045, 2/2/1968)

2.6.1.3. Những tác tử lập luận

a) Tác tử tăng cường luận cứ

nhau, luận cứ này bổ sung cho luận cứ kia, tạo thành một chuỗi luận cứ - ta gọi đó là các luận cứ đồng hướng. Các luận cứ đồng hướng lập luận có thể có quan hệ tương hợp với nhau về nội dung phạm trù nhưng cũng có thể độc lập với nhau (mỗi luận cứ có một nội dung phạm trù riêng). Và để liên kết, tạo sự mạch lạc cho diễn ngôn, sự chặt chẽ trong lập luận, mỗi luận cứ tăng cường này thường chứa những tác tử đồng hướng nhằm làm tăng hiệu lực của kết luận, chẳng hạn như: càng … càng, đã ... lại,

hơn nữa, vả lại, khơng những… mà cịn..., cũng là… Ví dụ:

- Không những đánh thắng cuộc hành quân lớn của địch, quân và dân Khơ-me còn giành thắng lợi liên tiếp ở đường số 4, đường số 1, Xiêm Riệp, trên sông Mê-kông,

ở những chiến trường khác và ngay ở sát Nông Pênh. (số 6158, 2/3/1971)

- Năm 1973 chứng kiến sự thắt chặt tình đồn kết và hợp tác giữa nhân dân các

nước châu Phi... Năm 1973 cũng là năm đơng đảo các nước châu Phi có nhiều biện pháp tích cực... (số 7219, 2/2/1974)

b) Tác tử đảo hướng lập luận

Mặt khác, trong một lập luận có nhiều luận cứ, các luận cứ cũng có thể hướng đến hai kết luận nghịch chiều nhau (nhưng cùng một nội dung phạm trù) - ta gọi là luận cứ đảo hướng lập luận. Những lập luận này chứa những tác tử đảo hướng lập luận - “báo trước rằng luận cứ sắp nêu ra sau đó sẽ dẫn đến một kết luận theo hướng trái ngược với hướng của kết luận rút ra từ luận cứ trước đó. Thậm chí, dù sau đó vắng mặt luận cứ nhưng ta vẫn nêu ra được một kết luận theo hướng ngược lại như bình thường” [Nguyễn Đức Dân, 1998: 233].

Qua phân tích DNXL, thường thấy các tác tử đảo hướng lập luận như: Nhưng, Sự thật là, Sự thật cũng lại là, Ấy thế mà, Tuy nhiên,… Ví dụ:

- (P1) Cách đây nửa thế kỷ, ngọn lửa cách mạng có lúc cơ hồ muốn tắt. (P2)

Nhưng nó đã được nhóm lại rất nhanh và cũng nhanh chóng bùng lên. Ngọn lửa từ

Phạm Hồng Thái rực sáng mãi. (R) Một nửa thế kỷ đã qua và ngọn lửa cách mạng không phút nào tắt. (số 7209, 23/1/1974)

Trong ví dụ trên: P1: -> ngọn lửa cách mạng muốn tắt

P2: -> ngọn lửa cách mạng nhóm lại, nhanh chóng bùng lên. Xét theo quan hệ định hướng lập luận, các luận cứ này nghịch hướng nhau và P2 được báo trước bằng tác tử nhưng để đánh dấu tính nghịch hướng của chúng. Trong sự

kết hợp này, luận cứ đứng sau tác tử nhưng có giá trị quyết định hướng của kết luận R:

ngọn lửa cách mạng không phút nào tắt. Như vậy, về mặt định hướng lập luận, P2 và

R đồng hướng với nhau. Tác tử nhưng được sử dụng làm cho lập luận mang tính khẳng định mạnh mẽ hơn, có sức thuyết phục và tác động mạnh mẽ đến người nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)