Các quá trình chuyển tác biểu thị chức năng tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 57)

6. Bố cục của luận án

2.4. Các quá trình chuyển tác biểu thị chức năng tƣ tƣởng

luận báo Nhân Dân

Theo Halliday, “Ấn tượng mạnh mẽ nhất của chúng ta về kinh nghiệm là nó gồm những cái „đang diễn ra‟ (goings-on) - sự kiện, hành động, cảm giác, ý nghĩa, tồn tại và đang trở thành,... Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác. Hệ thống chuyển tác phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu q trình có thể xử lí được.” [Halliday, 2012: 235]. Một

quá trình gồm ba thành phần: quá trình, tham thể tham gia vào quá trình và chu cảnh liên quan đến q trình đó. Trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu là tiếng Anh, M.A.K. Halliday đã phân chia thành 6 kiểu quá trình: i) Quá trình vật chất (material processes): biểu thị các kinh nghiệm bên ngoài, các quá trình thuộc thế giới bên ngồi; ii) Q trình tinh thần (mental processes): biểu thị các kinh nghiệm bên trong, các quá trình của ý thức; iii) Quá trình quan hệ (relational processes): gồm các quá trình phân loại và đồng nhất nhằm liên hệ mảng này với mảng kia của thế giới kinh nghiệm; iv) Quá trình hành vi (behavioural processes): là quá trình thể hiện những biểu hiện bên ngồi của hành động nội tâm, các q trình của ý thức và trạng thái sinh lí; v) Q trình phát ngơn (verbal processes): các mối quan hệ tưởng tượng thiết lập trong ý thức của con người và được thể hiện dưới hình thức ngơn ngữ như là sự phát ngơn và thể hiện ý nghĩa; vi) Q trình hiện hữu (existential processes): các hiện tượng thuộc tất cả các loại thuần tuý được công nhận là tồn tại hay xảy ra. Trong đó, ba q trình trước là ba kiểu q trình chính và ba q trình sau là ba q trình trung gian giữa các q trình chính trên.

Áp dụng cách phân chia kiểu quá trình này vào câu tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban cũng phân thành 6 sự thể tiêu biểu (ơng khơng dùng khái niệm q trình mà sử dụng khái niệm sự thể), và chia thành các kiểu sự thể khái quát và sự thể

chuyển tiếp [Diệp Quang Ban, 2009]. Trong đó, các kiểu sự thể khái quát là: vật chất, tinh thần, quan hệ; còn các sự thể chuyển tiếp: hành vi, ngôn từ, tồn tại. Nghiên cứu của tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân [2002] cũng cho thấy mơ hình chuyển tác của Halliday được ứng dụng thành cơng trong phân tích tiếng Việt. Khảo sát trên thực tế DNXL báo Nhân Dân, luận án cũng nhận thấy các kiểu quá trình

chuyển tác được thể hiện ở cả 6 kiểu trên, tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ trong tần số thể hiện. Ở đây, chúng tơi khảo sát tất cả các câu có trong diễn ngơn, và căn cứ vào động từ chính (dựa vào tiêu chí động từ nào đứng trước trong câu có nhiều mệnh đề là động từ chính) để xác định kiểu q trình.

Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy sự thể hiện các kiểu quá trình trong DNXL bộc lộ tư tưởng của Nhân dân, Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử 1964-1975. Số liệu khảo sát đối với cả 7 nhóm chủ đề cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong tần

số sử dụng các kiểu q trình, có sự thiên hơn trong việc sử dụng các kiểu quá trình đối với từng loại chủ đề này hay chủ đề kia trong DNXL. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Khảo sát các kiểu quá trình trong DNXL báo Nhân Dân Các kiểu quá trình Tần số (trên 960 câu) Tỉ lệ (%)

Vật chất 310 32,27 Tinh thần 243 25,35 Quan hệ 161 16,82 Phát ngôn 120 12,53 Hành vi 91 9,43 Tồn tại 35 3,6

Số liệu khảo sát cho thấy, các kiểu quá trình được sử dụng chủ yếu trong DNXL là quá trình vật chất (32,27%) và quá trình tinh thần (25,35%); sau đến các quá trình quan hệ (16,82%), phát ngôn (12,53%).

2.4.1. Biểu hiện qua hệ thống các quá trình vật chất

Các quá trình vật chất trong diễn ngơn phản ánh thế giới vật lí, giải thích những điều đang làm và đang diễn ra, là “một quá trình thể hiện điển hình một kiểu hành động vật chất hay một sự kiện nào đó trong thế giới bên ngoài” [Hoàng Văn Vân, 2002: 160]. Trong DNXL, chúng tơi thường gặp các kiểu q trình vật chất được thể hiện bằng các động từ: chiến đấu, sản xuất, tấn công, đánh, huấn luyện, mở rộng, bẻ

gãy, giở,…Ví dụ:

- Đế quốc Mỹ điên cuồng còn giở nhiều âm mưu và thủ đoạn hiểm độc. (số 4205, 9/10/1965)

- Chúng dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, đánh lén, đánh lừa… Chính lưới lửa

nhân dân đã đánh một đòn nặng vào chiến thuật mới của chúng. Hàng triệu người được huấn luyện kỹ thuật bắn máy bay. (số 4205, 9/10/1965)

- Cơng đồn phải tập hợp, giáo dục quần chúng nâng cao giác ngộ giai cấp và

tư tưởng tập thể. (số 7196, 10/1/1974)

Các quá trình vật chất là các quá trình hành động của chủ thể được đề cập trong diễn ngơn. Trong DNXL, các q trình vật chất thường được sử dụng để mơ tả diễn biến các sự kiện, chẳng hạn như:

- Ngày 24/4/1965, tổng thống Mỹ Giôn-xơn ngang nhiên cái gọi là “mệnh lệnh hành chính” ấn định toàn bộ nước Việt Nam… Tiếp tục, Bộ Quốc phòng Mỹ

đưa hạm đội 7 …. Mỹ lại đưa thêm 6000 lính thuỷ đánh bộ… (số 4055, 11/5/1965)

Khảo sát cho thấy các kiểu quá trình vật chất thường gặp trong DNXL chủ yếu là các kiểu q trình vật chất cụ thể, nhằm mơ tả hoặc tái hiện lại thực tế khách quan của các sự kiện, hiện tượng. Việc sử dụng các kiểu quá trình vật chất này giúp cho DNXL đảm bảo được sự khách quan trong việc thông báo, đưa tin các sự kiện – đúng như thực tế vốn có, thể hiện đúng giá trị kinh nghiệm mà quá trình biểu hiện.

2.4.2. Biểu hiện qua hệ thống các quá trình tinh thần

Các quá trình tinh thần phản ánh thế giới ý thức, bao gồm quá trình tri giác, tri nhận, tình cảm,... thể hiện trong DNXL bằng các động từ: mong muốn, hân hoan, hy

vọng, vui mừng, có trách nhiệm, giúp đỡ, hỗ trợ, ủng hộ, ghi nhớ,… Ví dụ:

- Chúng ta sung sướng cảm động chào mừng tất cả các đơn vị và địa phương, các chiến sĩ và đồng bào ta … (số 3641, 18/3/1964)

- Chúng ta phấn khởi và tự hào chào mừng các chiến sĩ pháo cao xạ, không

quân, hải quân, … (số 4694, 14/2/1967)

- Biết ơn Bác Hồ, tự hào được Bác giáo dục và bồi dưỡng, toàn thể thanh thiếu

niên và nhi đồng chúng ta vô cùng sung sướng được mang tên Chủ tịch Hồ Chí

Minh vĩ đại. (số 5058, 12/3/1970)

- Kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến, chúng ta xiết bao tự hào về nhân dân ta

anh hùng, về đường lối sáng tạo của cách mạng Việt Nam ta. (số 6813, 19/12/1972)

Các quá trình tinh thần trong DNXL có xu hướng bày tỏ tình cảm, thái độ đánh giá, bình luận chủ quan của người phát - và trong DNXL đó cũng chính là tình cảm, thái độ của Nhân dân, của Đảng, của Nhà nước. Các quá trình tinh thần này được sử dụng thường xuyên trong các DNXL, đặc biệt là các diễn ngơn có chủ đề ngoại giao, quân sự. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Halliday, khi ông cho rằng quá trình tinh thần là một q trình chính để mơ tả kinh nghiệm. Trong DNXL, các quá trình tinh thần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng của người phát - ở đây chính là tư tưởng của Nhà nước, của Nhân dân. Bằng việc sử dụng các kiểu quá trình

DNXL đã thể hiện đường hướng tư tưởng mà người phát hướng đến - đó là lịng tự hào dân tộc, và niềm tin chiến thắng, thiện chí của một đất nước mong muốn hồ bình.

2.4.3. Biểu hiện qua hệ thống các quá trình quan hệ

Các q trình quan hệ trong diễn ngơn phản ánh các mối quan hệ trừu tượng, thể hiện các ý nghĩa khái quát mang tính sở hữu và định vị. Trong đó mỗi một ý nghĩa được biểu hiện bằng một q trình. Ví dụ:

- Phịng khơng nhân dân là bộ phận quan trọng của chiến tranh nhân dân. (số

4415, 19/5/1966) (quan hệ đồng nhất)

- Nguồn gốc sức mạnh thần kỳ của nhân dân ta đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, là sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân, là truyền thống anh hùng của dân tộc ta. (số 4684, 3/2/1967) (quan hệ đồng nhất)

- Lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch là lời ghi công của Tổ quốc đối với miền Nam

anh hùng. (số 5049, 6/2/1968) (quan hệ đồng nhất)

Ở đây, quá trình quan hệ được sử dụng là quan hệ đồng nhất, trong đó, đặc tính của q trình quan hệ là đưa ra một khía cạnh hay một phương diện của sự kiện, hiện tượng.

- Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu đập tan âm mưu của chúng. (số 6819,

25/12/1972) (quan hệ thuộc tính)

Trong DNXL, các quá trình quan hệ thường được sử dụng để nhấn mạnh, hay khẳng định tính chất, đặc trưng, trạng thái, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng nêu ở chủ thể. Chẳng hạn:

- Chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng chống phát-xít có một ý nghĩa lịch sử vơ cùng to lớn đối với q trình phát triển thế giới. (số 4053, 9/5/1965)

Có ở đây mang ý nghĩa là sự định vị một cái gì đó trong q trình quan hệ có

liên quan đến sự việc, hiện tượng được nêu ra.

2.4.4. Biểu hiện qua hệ thống các q trình phát ngơn

Các q trình phát ngơn (tức sử dụng ngơn từ, bao gồm nói năng và cảm nghĩ), chuyển tiếp giữa các quá trình tinh thần và các quá trình quan hệ, như nói, thơng báo,

nhận định,… Trong DNXL, các q trình phát ngơn được biểu thị bằng các động từ: thề, công bố, tuyên bố, cam kết, trả lời, thú nhận, tuyên ngôn, hứa, thừa nhận, tố cáo,

- Chúng ta thề ghi xương khắc cốt mối thù không đội trời chung này. (số 4670, 20/1/1967)

- Chúng đã phải thú nhận “khơng có cách nào ngăn chặn nổi các trận tiến công bằng rốc-két ngày càng tăng và tàn bạo của đối phương. (số 6276, 29/6/1971)

- Sau khi Chính phủ ta cơng bố những điều đã thoả thuận, chính phủ Mỹ khơng chối những điều đó. (số 6773, 9/11/1972)

- Nhân dân ta tố cáo mạnh mẽ trước dư luận thế giới những hành động và âm

mưu của Mỹ phá hoại triển vọng lập lại hồ bình... (số 6773, 9/11/1972)

- Chính Giê-rơn Pho phải thừa nhận rằng đây là cơn ác mộng lớn của nước Mỹ. (số 7411, 15/8/1974)

Khảo sát DNXL cho thấy, các động từ biểu thị q trình phát ngơn thường được sử dụng một cách trực tiếp gắn liền với chủ thể hành động, như: Chúng phải thú nhận, Chính Giê-rơn Pho phải thừa nhận… hay Nhân dân ta tố cáo, Chính phủ ta cơng bố, Chúng ta thề,… Nó thể hiện trách nhiệm/sự chịu trách nhiệm của các chủ

thể về hành động của mình.

Ngồi 4 kiểu q trình có tần số xuất hiện chủ đạo trên, trong DNXL cịn có các kiểu quá trình hành vi và quá trình tồn tại, nhưng khơng phổ biến. Trong đó, q trình hành vi là sự chuyển tiếp giữa các quá trình vật chất và các quá trình tinh thần, mang đặc điểm của cả quá trình vật chất và quá trình tinh thần. Trong DNXL, quá trình hành vi được thể hiện bằng các động từ: hoan hơ, hoan nghênh,… Ví dụ:

- Hoan hơ Sài Gịn, Huế, Đà Nẵng anh hùng giữ vững và phát triển cuộc chiến

đấu thắng lợi của mình! Hoan hơ qn và dân miền Nam thắng lớn! (số 5049, 6/2/1968)

- Nhân dân ta nhiệt liệt chúc mừng Liên bang Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Xơ viết trịn 50 tuổi. (số 6824, 30/12/1972)

Ví dụ sau cũng tương tự: Tập đồn hiếu chiến Ních-xơn phát điên vì chúng khơng thể buộc nhân dân ta khuất phục. Chúng phát điên vì tầm thất bại của chúng ở Việt Nam rộng lớn quá, khủng khiếp quá. (số 6819, 25/12/1972)

Dễ dàng nhận thấy các kiểu quá trình hành vi trong DNXL thường mang tính tri nhận, dựa trên sự cảm nhận của tâm lí của người phát.

Quá trình tồn tại trong DNXL bao gồm sự tồn tại, sự xuất hiện, sự tiêu biến của một vật hay một thực thể nào đó. Đây là q trình chuyển tiếp giữa các sự thể vật chất và các sự thể quan hệ, được biểu hiện cụ thể như sau:

- Chúng ta đang ở thế tiến công. Giặc Mỹ đang ở thế thất bại và lồng lộn điên

cuồng như bầy thú dữ cùng đường. (số 4681, 31/1/1967)

- Theo số liệu chưa đầy đủ, năm 1966, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 37 vạn tên địch;… (số 4664, 14/1/1967)

- Thắng lợi đó mở ra một cục diện mới tốt đẹp và tạo điều kiện thuận lợi để

nhân dân ta đưa sự nghiệp cách mạng của mình tiến lên. (số 7574, 27/1/1975)

Khảo sát DNXL báo Nhân Dân cho thấy, các quá trình tồn tại thường được sử

dụng trong các diễn ngơn có chủ đề Quân sự, nhằm để miêu tả, thống kê chi tiết diễn biến sự kiện của các cuộc chiến đấu, hay tổng kết các sự kiện quân sự, chỉ ra những kết quả đã đạt được, như: duy trì, phá huỷ, đánh sập, làm hỏng, tiêu diệt,... Những

kiểu quá trình này thể hiện giá trị kinh nghiệm của sự vật, hiện tượng tồn tại trong một thời gian hay khơng gian, như:

- Ở chiến trường thì quân Mỹ và quân nguỵ ngày càng đi sâu vào thế phòng ngự chiến lược. (số 5739, 1/1/1970)

- Chúng duy trì một lực lượng quân sự ở Thái Lan và Đông Nam Á. (số 7606,

1/3/1975)

Kết quả khảo sát các kiểu quá trình chuyển tác trong DNXL cho thấy:

- Kiểu quá trình vật chất được sử dụng nhiều nhất, chiếm 32,27% vì chúng phản ánh kinh nghiệm, phản ánh thực tế khách quan của các sự việc, hiện tượng về tự nhiên, các điều kiện kinh tế, xã hội,… được nêu ra trong diễn ngôn. Do vậy, quá trình vật chất chiếm số lượng lớn nhằm miêu tả các sự tình, hoạt động này. Việc sử dụng kiểu quá trình này với tần số lớn cũng thể hiện đặc điểm của DNXL báo Nhân

Dân là thơng tin nhanh chóng, kịp thời, cụ thể, chi tiết về sự kiện đang diễn ra theo

từng ngày, cập nhật quá trình diễn biến của sự kiện.

- Các quá trình tinh thần được sử dụng khá nhiều, chiếm 25,35%. Điều này cũng phản ánh được tính mục đích của DNXL. Bởi q trình tinh thần vốn phản ánh thế

giới ý thức, được thể hiện ở DNXL chủ yếu là quá trình nhận thức, mong muốn và quá trình tinh thần mang tính chủ quan của người phát.

- Các kiểu quá trình quan hệ, chiếm 16,82% được sử dụng các kết cấu câu có sự kết hợp với là, hoặc kết hợp với có nhằm khẳng định ý nghĩa, vị trí hoặc thuộc tính của sự vật, hiện tượng được sử dụng rất nhiều. Đây cũng chính là đặc điểm thể loại của DNXL. Vì khác với các thể loại diễn ngơn khác, DNXL ngồi việc cung cấp thơng tin cho người nhận, cịn có một trách nhiệm khác, đó là giải thích, giáo dục để người nhận hiểu và đi đến thống nhất quan điểm với người phát. Quá trình quan hệ được sử dụng trong DNXL có tác dụng kết nối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giải thích rõ mối quan hệ giữa các thuộc tính của chúng để người nhận hiểu dựa trên kinh nghiệm, sự tri nhận mà người phát cung cấp.

- Mặc dù chỉ là quá trình chuyển tiếp, tuy nhiên trong DNXL các kiểu q trình phát ngơn được sử dụng với tần số khá cao, chiếm 12,53%. Quá trình này thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta khi nói về những vấn đề chính trị, ngoại giao, thể hiện vị thế của một Nhà nước độc lập trong việc chỉ đạo các vấn đề cụ thể của đất nước. Chẳng hạn, chúng ta tuyên bố, nhân dân ta tố cáo, chúng ta kêu

gọi các nước anh em,…

- Các quá trình hành vi, quá trình tồn tại được sử dụng với tần số thấp hơn. Như vậy, dựa vào sự khác nhau về tần số sử dụng các kiểu quá trình trong DNXL, có thể rút ra nhận xét rằng tuỳ thuộc vào chủ đề, nội dung, tính chất cụ thể của diễn ngơn là gì sẽ quyết định loại quá trình nào được lựa chọn sử dụng để thể hiện nội dung đó cho phù hợp.

2.5. Hiện tƣợng danh hố trong diễn ngơn xã luận báo Nhân Dân

Nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức cho rằng “trong khái niệm danh từ có mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo nhân dân giai đoạn 1964 1975) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)