Khai thác tài nguyên gắn với BVMT là áp dụng một cơ chế vận hành tức là cơ chế quản lý như hệ thống pháp luật, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội để đạt được mục tiêu BVMT trong quá trình khai thác tài nguyên.
Nhân tố quan trọng và có tính quyết định chính là con người. Do đó để quản lý và sử dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực thì cần phải xây dựng và hồn thiện cơ
chế chính sách phù hợp trong lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác than nhằm điều kiện đầy đủ cho con người thực hiện.
Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác quản lý, các doanh nghiệp khai thác và toàn dân bằng các phương pháp như giáo dục tư tưởng chính trị, trình độ chun mơn, ý thức nghề nghiệp để đáp ứng được những yêu cầu chung của toàn xã hội về quan lý hoạt đông khai thác than và BVMT.
* Nhà nước - chủ thể quản lý khai thác tài nguyên gắn với BVMT
Chủ thể quản lý là chính phủ và giao cho hai bộ trực tiếp quản lý là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học - Công nghệ), Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng),
Chủ thể quản lý thực hiện công tác hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và điều hành việc thực hiện cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động khai thác tài nguyên gắn với BVMT, việc chấp hành pháp luật trong quá trình khai thác".
Chủ động xử lý và báo cáo Chính phủ, các cơ quan liên quan để kịp thời xử lý những vướng mắc nẩy sinh vượt quá thẩm quyền. "Xây dựng và đề xuất lên Chính Phủ những giải pháp, những kế hoạch, những chiến lược và tầm nhìn khoa học cho việc phát triển hoạt động khai thác tài nguyên quốc gia gắn với BVMT sinh thái tự nhiên". Xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý về khai thác tài nguyên gắn với BVMT.
Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng một cơ chế quản lý cấp nhà nước trên cơ sở luật pháp về khai thác khoáng sản gắn với BVMT do suy thối mơi trường từ hoạt động khai thác gây ra. Đây là một nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý khai thác tài nguyên gắn với BVMT thông qua các mục tiêu, các phương hướng và việc triển khai các nguồn lực để thực hiện.
Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý về khai thác tài nguyên gắn với BVMT.
Để tổ chức thực hiện được cơ chế quản lý về khai thác tài nguyêngắn với BVMT cần thiết lập một cơ chế tổ chức phù hợp với các mục tiêu trong công tác quản lý như xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các cấp quản lý, giữa ngành khai thác khoáng sản với địa phương và thiết lập mối quan hệ trong khuôn khổ pháp lý được nhà nước qui định.
Lãnh đạo thực hiện cơ chế quản lý khai thác tài nguyên gắn với BVMT. Việc nhất quán trong công tác lãnh đạo giữa các cấp các ngành trong thực hiện cơ chế quản lý khai thác tài nguyên gắn với BVMT là rất quan trọng vì đây là nội dung quyết định sự thành công hay thất bại một cơ chế quản lý.
Ở nước ta, hoạt động khai thác tài nguyên và cụ thể là khai thác than gắn với BVMT từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đề ra tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch.
* Về phía ngành than.
Chính sách quản lý phải đảm bảo làm tốt, thống nhất trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phối hợp quản lý nhằm theo dõi, phát hiện và kiềm chế những sai phạm, kiểm tra, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao trong khai thác than và bảo vệ được môi trường.
Đối với hoạt động BVMT trong khai thác than thì trình độ cơng nghệ, năng lực thiết bị, điều kiện khống sản hiện có là yếu tố quan trọng. Trong đó, cơng nghệ khai thác là yếu tố tác động lớn đến hoạt động khai thác và BVMT. Lựa chọn công nghệ khai thác tức là lựa chọn cách thức khai thác, thiết bị sử dụng, từ đó quyết định đến sản lượng, năng suất lao động và chi phí.
Tổ chức nguồn nhân lực là yếu tố có tính chất quyết định đến việc quản lý hoạt động khai thác gắn với BVMT. Đội ngũ người lao động có trình độ phù hợp, tn thủ kỷ luật lao động tốt, có chính sách đào tạo phù hợp sẽ quyết định chất lượng BVMT trong khai thác than.
* Cộng đồng dân cư
Vai trò của cộng đồng trong quá trình giám sát và cưỡng chế tuân thủ Luật BVMT gồm: ngăn ngừa các hành vi vi phạm, phát hiện sự cố môi trường và các vi phạm, đấu tranh với các hành vi vi phạm; là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.
Cộng đồng dân cư tham gia tư vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của mình về một kế hoạch phát triển hay một qui hoạch phát triển kinh tế vùng, khu vực, hoặc kế hoạch sử dụng tài ngun khống sản. Người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình và từ đó có thể làm ảnh hưởng đến sự ra quyết định của cấp có thẩm quyền.