Công tác quản lý hoạt động khai thác than gắn với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 110 - 114)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh

3.2.1.4. Công tác quản lý hoạt động khai thác than gắn với bảo vệ môi trường

Song hành với việc thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước về BVMT nói chung, BVMT trong KTKS than nói riêng, như: Luật BVMT, Luật Đất Đai, Luật Khoáng sản, Luật bảo tồn đa dạng sinh học… Để đảm bảo phát triển ngành than gắn với BVMT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, TKV và chính quyền tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan.

Thứ 1, TKV xây dựng cơ chế chính sách và tạo nguồn lực BVMT.

Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo về BVMT như: Quy chế BVMT ban hành kèm theo Quyết định số 3048/QĐ- HĐQT ngày 17/12/2007; Quyết định số 1596/QĐ-HĐTV ngày 17/07/2010 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ môi trường tập trung -TKV; Quyết định số 1216/QĐ-TKV ngày 01/06/2010 của TKV về việc thành lập hội đồng kiểm tra, xác nhận hồn thành cơng trình sử dụng quỹ mơi trường TKV; mẫu báo cáo công tác BVMT ban hành ngày 8/01/2010 của Ban môi trường-TKV; Quyết định số

3048/QĐ-HĐQT ngày 17/12/2007 của TKV về việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm về BVMT của các đơn vị trực thuộc TKV.

Hệ thống các văn bản chỉ đạo trên đã tạo hành làng pháp lý và điều kiện thuận lợi trong công tác QLNN bằng pháp luật về BVMT trong HĐKS than ở tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện để chun mơn hóa, nâng cao hiệu quả cơng tác BVMT trong tồn TKV.

Để có nguồn vốn thực hiện các dự án, cơng trình khắc phục ONMT do q trình KTKS (có than) TKV đã thành lập Quỹ môi trường tập trung bằng 1-1,5% chi phí sản xuất, đồng thời cho phép các đơn vị thành viên trực tiếp chi 0,3%-0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động BVMT thường xuyên.

Hàng năm, nguồn kinh phí của TKV dành cho công tác BVMT tương đối lớn. Tổng chi phí hàng năm cho cơng tác BVMT của TKV đến nay gần 1.000 tỷ đồng, trong đó, 70% dành cho đầu tư các cơng trình BVMT, 30% dành cho cơng việc BVMT thường xuyên.

Thứ 2, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế chính sách BVMT trong khai thác than.

 Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/01/2014 về

"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than".

 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về BVMT

như Nghị quyết số 117/2003/NĐ-HĐ ngày 29/7/2003 của HĐND tỉnh "về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý BVMT đến năm 2010" và Nghị quyết số 22/2008/NQ ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh "về quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020"…

 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm

pháp luật về BVMT như: kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 117 của HĐND tỉnh, quy chế BVMT

năm 2020; phê duyệt các quy hoạch về BVMT tổng thể và một số vùng, địa phương trọng điểm có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than; Phê duyệt đề án quản lý tài nguyên và BVMT trong HĐKS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; quy hoạch quản lý chất thải rắn; chỉ thị về tăng cường công tác BVMT trong HĐKS về BVMT sinh thái Vịnh Hạ Long và các quy định về việc vận chuyển đất, đá, than, vật liệu rời trên các tuyến đường bộ và quy hoạch sắp xếp lại các cảng và bến thủy nội địa tiêu thụ than và lộ trình cho phép xe vận chuyển than hoạt động trên các tuyến đường giao thông: ngày 08/07/2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2061/QĐ-UBND thành lập quỹ BVMT tỉnh Quảng Ninh có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động BVMT trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt mạng điểm quan trắc đến năm 2020, đầu tư trang thiết bị hiện đại và giao cho trung tâm Quan trắc - Phân tích mơi trường tính tiến hành quan trắc định kỳ 02 lần/năm; riêng các doanh nghiệp khai thác thuộc TKV đã thực hiện việc quan trắc môi trường và lập báo cáo công tác BVMT theo định kỳ từ 02 đến 04 lần/năm.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn thu phí BVMT đối với HĐKT khống sản theo Nghị định 137/2005/NĐ-CP, trong đó tập trung các cơng trình khắc phục ơ nhiễm ngồi ranh giới khai trường và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở các khu dân cư.

Thứ 3, đánh giá một số mặt hoạt động quản lý. (i) Quản lý, cấp phép khai thác khống sản (có than)

Quảng Ninh là một trong những địa phương có nguồn tài ngun khống sản tương đối phong phú của cả nước. Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến nay (2015), tồn tỉnh có 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khống sản thuộc 6 nhóm khống sản.

Trên địa bàn tỉnh hiện đã có 80 khu vực được cấp phép khai thác than, 110 khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản ngồi than như khống sản làm VLXD, nước khống,… Về đóng góp trong GDP, trong năm 2011, khai thác than chiếm 24% tổng GDP tồn tỉnh, nhưng đến năm 2014 chỉ cịn 17% GDP (Báo cáo

tổng kết ngành Công Thương năm 2014). Lao động trong ngành than tại Quảng Ninh hiện nay vào khoảng 110 ngàn lao động, chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh.

Theo đánh giá của ngành chức năng, việc quy hoạch, cấp giấy phép khai thác khoáng sản và hoạt động thăm dị, khai thác, chế biến khống sản trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với khoáng sản thuộc quyền cấp phép của tỉnh từ năm 2008, tỉnh đã tạm dừng, không cấp phép mới các dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 87 giấy phép khai thác cịn hiệu lực, trong đó có 33 giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng, 39 giấy phép khai thác sét, gạch, ngói; 3 giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng và 8 giấy phép khai thác khoáng sản khác.

Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay Bộ đã cấp được 19 giấy phép thăm dò, 90 giấy phép khai thác khoáng sản than và 18 giấy phép khai thác khống sản khác.

Mặc dù cơng tác cấp phép khai thác được thực hiện đúng quy định, nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều đơn vị, với nhiều giấy phép khai thác chưa thực hiện kê khai hoặc kê khai không đầy đủ thơng tin tính tiền cấp quyền khai thác khống sản (thực chất là thuế tài nguyên) theo quy định. Có đến 90% giấy phép khai thác chưa thực hiện việc lập, giao nhận hồ sơ mốc giới khu vực khai thác thực địa một số đơn vị khai thác. Có những đơn vị chưa kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm báo cáo công tác BVMT, quản lý chất thải nguy hại theo định kỳ…

Qua cuộc thanh tra thí điểm của Bộ Tài ngun và Mơi trường thực hiện tại một số đơn vị ngành than, vẫn còn một số đơn vị khơng có giấy phép khai thác than khơng ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và đóng cửa mỏ, xâm phạm nghiêm trọng Luật Khống sản, Luật Mơi trường. Đó là các trường hợp: Xí nghiệp Khai thác than 148 (Tổng Công ty Đơng Bắc), Xí nghiệp Than Cáp Khẩu (Cơng ty Than Hịn Gai), Cơng ty TNHH Một thành viên Than Hồng Thái (Công ty Than ng Bí)…

Việc chấp hành các quy định pháp luật đất đai, khoáng sản và BVMT của các đơn vị sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, nhìn chung là chấp hành nghiêm túc, tương đối tốt, như: Công ty chế biến than Quảng Ninh - TKV; Công ty than Hà Lầm, Công ty than Cao Sơn, Công ty than Quang Hanh… Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là:

- Cơng ty chế biến than Quảng Ninh, sử dụng đất vượt ngoài ranh giới khu đất có nguồn gốc tư nhân, chuyển giao của Công ty Cổ phần kinh doanh Than miền Bắc với diện tích là 14.337m2, nhưng chưa hồn thiện thủ tục thuê đất.

- Công ty cổ phần than Hà Tu chưa thống nhất với Công ty mơi trường mỏ để hồn thiện hồ sơ thuê đất (xin trả lại đất), với diện tích khu trạm xử lý nước thải nằm trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu khai thác lộ thiên và hồn ngun mơi trường tại phường Hà Tu, Hà Khánh, thành phố Hạ Long.

- Công ty PT Vietmindo Enregi Fama chưa ký hợp đồng thuê đất đối với diện tích đang sử dụng (10,23ha) và diện tích chênh lệch do tọa độ (1,24ha). Và Cơng ty này cũng chưa hồn thiện, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư mở rộng kho bãi cho Cảng Điền Công (theo Báo Quảng Ninh, ngày 07-12-2015).

Qua cuộc thanh tra thí điểm của Bộ Tài ngun và Mơi trường thực hiện tại một số đơn vị ngành than, cho thấy tình hình sử dụng đất rất tùy tiện. Điển hình là Cơng ty than Hà Tu vượt 113ha, Xí nghiệp than Tân Lập (Cơng ty than Hịn Gai) chỉ thuê 1,4 ha nhưng sử dụng đến 10ha vỉa 14 Công ty than Hà Lan cũng vượt 10ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)