Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong hoạt động khai thác than

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

(1) Tham gia vào hoạt động khai thác than có nhiều chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế. Đó là:

đai, tài ngun khống sản. Bộ Tài ngun và Mơi trường được Nhà nước giao quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản của quốc gia.

- Địa phương - nơi có tài nguyên khoáng sản - than, mỏ than khai thác.

- Tập đồn và các cơng ty doanh nghiệp nhà nước. Đó là Tập đồn Cơng nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên của TKV đơn vị khai thác than, đơn vị sàng tuyển, chế biến than thuộc TKV.

- Các doanh nghiệp, các cơ sở (nhà nước và tư nhân) khai thác than khơng "chính quy" dưới các danh nghĩa tận thu than, trồng rừng, san lấp mặt bằng…

+ Công ty liên doanh khai thác than trong ranh giới của TKV (Vietmindo Energia Fmua).

- Người lao động trong ngành than.

Như vậy, tham gia vào hoạt động khai thác than có Nhà nước và địa phương; doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh và người lao động.

(2) Hoạt động của các chủ thể này đều hướng tới đạt được những lợi ích nhất định, trước hết là lợi ích kinh tế.

- Đối với nhà nước là thu thuế tài nguyên, phí BVMT, tiền cấp quyền khai

thác khống sản nói chung, than nói riêng… Đặc biệt, Nhà nước phải được đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia để nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ.

- Đối với địa phương nơi có hoạt động khai thác khống sản - than 100% số thu phí BVMT địa phương:

+ Quản lý, sử dụng để hỗ trợ cho công tác BVMT và đầu tư cho mơi trường tại địa phương như: phịng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khống sản (có than); khắc phục suy thối, ơ nhiễm mơi trường do hoạt động khai thác khống sản gây ra; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và cải tạo cảnh quan mơi trường tại địa phương nơi có hoạt động khống sản.

+ Quản lý và sử dụng khoản thu về thuế, phí đối với hoạt động khống sản mà nhà nước trung ương điều tiết về địa phương và quỹ cải tạo phục hồi mơi trường sau khai thác khống sản - than (đây là tiền đặt cược của tổ chức, cá nhân khai thác

- Đối với doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của họ tập trung ở lợi nhuận do sản

xuất, kinh doanh than mang lại. Lợi nhuận là khoản thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: năng suất lao động khai thác than; công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong khai thác than và tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh than… Lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty khai thác than nhiều hay ít thùy thuộc vào: sản lượng than khai thác và tiêu thụ; chi phí sản xuất cao hay thấp và giá bán than.

Ngồi ra, doanh nghiệp, cơng ty hoạt động khai thác than cịn có các lợi ích kinh tế, chính trị, tinh thần…

- Với người lao động ngành than, lợi ích kinh tế của họ chủ yếu là tiền lương tiền công, tiền phụ cấp khu vực, độc hại, tiền thưởng và các khoản tiền bảo hiểm lao động, y tế, đảm bảo an sinh xã hội…

Tóm lại, trong hoạt động khai thác than có tổ hợp các lợi ích kinh tế, đan xen nhau, tác động lẫn nhau, có nguồn gốc và khuynh hướng phát triển khơng giống nhau; có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nhiều khi, vì lợi ích trước mắt, thiển cận doanh nghiệp khai thác than một cách vơ tội vạ, ngồi quy hoạch được cấp phép… dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên khống sản - than, ơ nhiễm mơi trường… không đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành than. Nếu một sự phát triển có mang lại nhưng lợi ích kinh tế trước mắt, mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường làm cho các thế hệ sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về KT-XH, thể chất, trí tuệ con người…) thì sự phát triển đó khơng có ý nghĩa, có ích gì. Vì vậy, cần đảm bảo hài hịa, cân đối lợi ích trong khai

thác tài nguyên (than) và BVMT. Nếu chúng ta tổ chức khai thác tài nguyên (có

than) quá nóng, tăng sản lượng khai thác bằng mọi giá nhằm mục tiêu phát triển của giai đoạn trước mắt mà khơng chú ý đến BVMT thì chúng ta sẽ trở thành "kẻ bóc lột tương lai" để tìm kiếm sự phát triển trước mắt.

Cần chú ý rằng, tìm kiếm tài nguyên và khai thác tài nguyên phục vụ cho sự PTKT trước mắt là điều vừa tự nhiên, vừa bản năng, vừa tất yếu đối với Nhà nước và nhân dân ta, trước hết là Nhà nước, chỉ có điều đáng bàn là Nhà nước cần cân đối lợi ích hay quyền lợi do tài nguyên và khai thác tài nguyên mang lại và các

quyền lợi có tính chất lãnh thổ, tính chất an ninh, quốc phịng với lợi ích của BVMT và lợi ích của quốc gia dân tộc cần được bảo vệ. Hơn nữa, cần đảm bảo "cân đối" sự phân bổ "lực lượng" giữa khai thác tài nguyên (có than) và BVMT. Thực tế sinh động ở nước ta đã minh chứng điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)