Những nội dung bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 48 - 54)

Từ những điều nêu trên cho thấy, nội dung cơ bản của BVMT trong khai thác than, bao gồm:

Một là, quy hoạch khu khai thác than và thực hiện tốt ĐTM.

tài nguyên than của đất nước… địi hỏi phải làm tốt cơng tác quy hoạch phát triển trung hạn và dài hạn. Các định hướng quy hoạch phát triển ngành than rất đa dạng, phong phú, bao gồm: định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác, sàng tuyển và chế biến than, định hướng xuất, nhập khẩu than (định hướng thị trường), các định hướng quy hoạch cung cấp điện, vận tải ngoài và cảng xuất, nhập khẩu than. Đồng thời phải xây dựng cả kế hoạch phát triển xã hội ngành than và kế hoạch BVMT trong HĐKT than.

Các kế hoạch, quy hoạch, Đề án khai thác than phải được luận chứng cả về mặt kinh tế và chính trị - xã hội trong mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị và phải thực hiện nghiêm chỉnh việc ĐTM.

- Đánh giá tác động mơi trường là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến mơi trường của các dự án quy hoạch khai thác than, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành than… đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT. Tác động đến mơi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại, nhưng việc ĐTM sẽ giúp các chủ thể HĐKT khoáng sản (than) lựa chọn những phương án khả thi, tối ưu về kinh tế, kỹ thuật trong các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hai là, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong HĐKT than.

Phương thức rất cần thiết là tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác; chế biến khống sản (than); phát triển các cơng nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; có chương trình triển khai và nhân rộng mơ hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản (than) và phục hồi môi trường. Chẳng hạn, TVK xây dựng quy chuẩn về việc khai thác than bằng công nghệ "ướt" gắn liền với cơng nghệ tái tạo hồn ngun mơi trường. Tức là việc khai thác than ở đây không theo cách làm truyền thống. Tất cả đều dùng nước, nước để khoan than, lấy than, rửa than rồi lọc nước để tuần hồn, lọc nước để trả về với mơi trường tự nhiên, để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân trong HĐKT than.

Ba là, thực hiện công tác hồn ngun hay cải tạo, phục hồi mơi trường các bãi thải.

trường, hệ sinh thái (đất, nước, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật…) tại khu vực KTKS (than) và các khu vực bị ảnh hưởng do HĐKT khống sản (than) về trạng thái mơi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an tồn, mơi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người (cải tạo phục hồi môi trường thành khu du lịch, khu sinh thái, khu vui chơi giải trí…), tập trung chủ yếu vào các hoạt động tái phủ xanh (trồng cây, trồng cỏ…), khôi phục lại hệ sinh thái của khu mỏ; xây dựng các hồ nước, các cơng trình văn hóa, thể thao…

Bốn là, ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường.

Khai thác than có ảnh hưởng lớn đến mơi trường, như: ô nhiễm môi trường, tức là làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường (những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường); suy thối mơi trường, đó là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành phần môi trường; gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên; và

sự cố môi trường, tức là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình tìm kiếm,

thăm dò, khai thác, vận chuyển than, sập hầm lò…

Điều 4, chương 1, Luật BVMT của Việt Nam, năm 2014 đã ra các nguyên tắc BVMT, trong đó "Hoạt động BVMT phải được tiến hành thường xuyên và ưu

tiên phịng ngừa ơ nhiễm, sự cố, suy thối mơi trường".

Phịng ngừa ơ nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường thực hiện bằng các biện pháp:

1) Chủ động quy hoạch, sắp xếp các cơ sở, các cơng trình sản xuất, kinh doanh than… góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan đôi thị và khu dân cư.

2) Ngăn chặn tình trạng khai thác than trái phép (hay khai thác than "thổ phỉ", bởi nó gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường.

3) Chú trọng công tác cải tạo, phục hồi các bãi thải.

4) Đổi mới công nghệ khai thác than, tiến tới thực hiện công nghệ sạch trong ngành công nghiệp khai thác than (cơng nghệ sạch là quy trình cơng nghệ hoặc giải

ONMT) và tiến tới thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH), tức là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ơ nhiễm khơng khí, đất, nước và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Năm là, quản lý nhà nước hoạt động khai thác khống sản - than và cơng tác bảo vệ mơi trường.

Tài ngun khống sản - than, là nguồn tài nguyên không tái tạo nên phải quản lý khai thác có hiệu quả, tiết kiệm nhằm góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, địa phương, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội. Mặt khác, quá trình khai thác than phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, có tác động đến mơi trường, nên địi hỏi phải BVMT và quản lý hoạt động BVMT. Quản lý nhà nước về BVMT là một lĩnh vực quản lý xã hội, BVMT là các thành phần của môi trường, phục vụ PTBV, đồng thời nhằm sử dụng hiệu quả hợp lý tài nguyên và môi trường.

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản - than và BVMT gồm các vấn đề sau đây:

Thứ 1, nội dung quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản - than và BVMT

bao gồm:

(i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản (than) về BVMT như: Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ đa dạng sinh học, Luật Đất đai… và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật. Nhà nước ban hành hệ thống tiêu chuẩn mơi trường; nước, khơng khí và các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do khai thác than; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển ngành than và chiến lược BVMT…

(ii) Quản lý cấp phép khai thác khoáng sản - than; tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường (việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ hoạt động BVMT và PTBV); xây dựng, quản lý các cơng trình BVMT, cơng trình liên quan đến BVMT; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; thẩm định các báo cáo ĐTM

(iii) Nhà nước ban hành các chính sách khai thác khống sản - than gắn với BVMT như: chính sách thuế, phí về tài ngun, khống sản; lệ phí cấp phép hoạt động khống sản, chính sách phí đối với hoạt động khống sản - than; chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khống sản - than; chính sách chế biến sâu tài ngun khống sản; chính sách xuất - nhập khẩu khống sản - than. Đặc biệt là chính sách giá năng lượng nói chung, than nói riêng theo cơ chế thị trường. Chính sách giá năng lượng/than cần được xem như địn bẩy của sản xuất, là cơng cụ quan trọng trong quản lý nhu cầu bảo tồn năng lượng và BVMT. Trong định hướng xây dựng giá năng lượng nói chung, than nói riêng cần đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh năng lượng/than có nguồn thu tài chính đủ duy trì đầu tư, đảm bảo phát triển bền vững và an ninh năng lượng quốc gia. Than là hàng hóa "đặc biệt" được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Vì vậy, chính sách giá năng lượng/than không thể tách rời chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

(iv) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan đến khai thác than và BVMT; đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai; khoáng sản - than… về BVMT và xử lý các vi phạm về BVMT.

Thứ 2, sử dụng các công cụ kinh tế; kỹ thuật và giáo dục, truyền thông môi trường. (1) Công cụ kinh tế: Công cụ kinh tế thực chất là công cụ dùng sức mạnh của

thị trường để BVMT, đảm bảo cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, khi áp dụng công cụ này cần phải cân nhắc một cách chặt chẽ để công cụ này phù hợp với hệ thống tài chính, hệ thống và năng lực của hệ thống hành chính, hệ thống thể chế của từng quốc gia. Công cụ kinh tế chỉ có thể áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay có nhiều hình thức của cơng cụ kinh tế được sử dụng cho công tác quản lý môi trường, tùy thuộc vào đặc điểm, mục tiêu BVMT mà các quốc gia có thể lựa chọn các loại hình cơng cụ đó cho phù hợp. Cụ thể như: các loại thuế, phí và lệ phí mơi trường; quỹ mơi trường; trợ cấp tài chính; các biện pháp tài chính ngăn ngừa ơ nhiễm.

(2) Công cụ kỹ thuật sử dụng cho quản lý BVMT

sát Nhà nước về chất lượng và thành phần mơi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.

Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong công tác BVMT.

Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thơng tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với mơi trường.

Các cơng cụ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về BVMT.

(3) Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của tồn dân. Các nhiệm vụ BVMT có được hồn thành hay khơng phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường của tồn xã hội. Do đó, giáo dục và truyền thơng mơi trường cũng là một công cụ quản lý môi trường gián tiếp và rất cần thiết đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

- Giáo dục môi trường: ''Giáo dục mơi trường là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục chính quy và khơng chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái''.

Mục đích của giáo dục mơi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng mơi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

- Truyền thông môi trường:

Truyền thông được hiểu là một q trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, suy nghĩ, thái độ giữa các cá nhân và nhóm người.

''Truyền thơng mơi trường là một q trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường".

Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm: 1/ Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề về mơi trường biết tình trạng của họ, từ đó giúp họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục; 2/ Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình BVMT; 3/ Thương lượng hịa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và nhân dân; 4/ Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào công tác BVMT; 5/ Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội.

Tóm lại: Quản lý khai thác tài nguyên gắn với BVMT là áp dụng một cơ chế vận hành cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội để đạt được mục tiêu BVMT trong quá trình khai thác tài nguyên.

. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản/than được thực hiện với nhiều nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản/than, về BVMT; quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản/than; ban hành các chính sách khai thác khoáng sản/than gắn với BVMT, đặc biệt là chính sách giá năng lượng/than, theo cơ chế thị trường; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát… việc thực hiện pháp luật liên quan đến khai thác than và BVMT.

. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản/than và BVMT được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp và công cụ: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và truyền thông.

Quản lý nhà nước về KTKS - than gắn với BVMT hướng đến mục tiêu PTBV ngành công nghiệp khai thác than, giữ được cân bằng giữa HĐKT than và BVMT; khắc phục và phịng chống suy thối; ONMT phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng khoáng sản - than.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)