Chú trọng cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải (hay hồn ngun mơi trường)

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 106 - 107)

Trong khi đó, GDP của ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.

3.2.1.3. Chú trọng cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải (hay hồn ngun mơi trường)

ngun mơi trường)

Từ năm 2005, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than đã chú trọng đến công tác đầu tư, cải tạo, phục hồi bãi thải mỏ than bằng việc triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả ONMT do sản xuất, chế biến và tiêu thụ than.

Tính đến hết năm 2016, TKV đã cải tạo, phục hồi môi trường được trên 900ha bãi thải, với chi phí trên 500 tỷ đồng (Nam Đèo Nai, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Chính bắc Núi Béo, Ngã hai Quang Hanh…). Từ đó, tiếp tục cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực khác nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan chung, nhất là các khu vực nhìn được từ Quốc lộ 18A, 18B [59].

Cải tạo và phục hồi môi trường các bãi thải được thực hiện bằng biện pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây dựng đê chắn dưới chân để ngăn chặn tối đa việc đất đá thải chảy trôi lấp sông, suối hoặc khu dân cư lân cận; tiến hành cơng tác hồn ngun môi trường như: san lấp các địa điểm đã khai thác, trồng cây xanh…

Nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt lở đất đá, giải pháp sử dụng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2007 tại sườn phía Tây bãi thải Chính Bắc - Cơng ty Cổ phần than Núi Béo. Sau thời gian trồng hơn 1 năm, bộ rễ cỏ có chiều

dài 1,2m - 1,4m, hệ rễ chùm, tạo thành bộ lưới sinh học giữ cho đất đá trên sườn bãi thải không bị sạt lở. Để ngăn ngừa đất đá trôi lấp, TKV đã xây dựng 15 đập ngăn đất đá chân bãi thải để chống trơi lấp đất đá đảm bảo an tồn cho dân cư và môi trường (Đập Khe Rè, Cao Cáp, suối 9,8, suối H10, Vũ Môn bãi thải Đông Cao Sơn, Đập Cái Đá, Giáp Khẩu bãi thải Chính Bắc Núi Béo, đập số 1, 2 bãi thải vỉa 7-8 Hà Tu, đập số 1,2 bãi thải Ngã Hai Quang Hanh), đang tiếp tục xây dựng các đập chắn đất đá khác theo sự phát triển của các bãi thải.

Công ty Cổ phần than Đèo Nai là một ví dụ điển hình trong những đơn vị của TKV thực hiện tốt công tác hồn ngun mơi trường. Hàng năm, cơng ty đều tổ chức trồng cây ven đường, xung quanh các cơng trường, phân xưởng. Ngồi ra, đơn vị còn trồng cây phục hồi môi trường tại các bãi thải nam Đèo Nai, nam Lộ Phong, Lộ Vỉa.14 Hà Tu, bãi thải Mơng Giăng. Diện tích cây xanh đơn vị đã trồng đến nay đã lên đến 166 ha, chủ yếu là các loại cây xanh: keo, sắn dây dại, bìm bịp, lau le… để che phủ những bãi thải mới, như ở bãi thải nam Đèo Nai, nam Lộ Phong.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khe Sim từ đầu năm 2014 đến nay đã trồng được 15ha cây xanh tại khu vực bãi thải mỏ Tây Khe Sim.

Thành phố Hạ Long để BVMT được xanh - sạch - đẹp, thành phố đã có các dự án cải tạo hồn ngun mơi trường đối với các khai trường, bãi thải tại bãi thải nam Lộ Phong đã triển khai cắt tầng và trồng được 50 ha cây keo tai tượng. Công ty than Hà Tu đã trồng gần 50 ha cây keo tai tượng tại vỉ 7+8. Công ty than Núi Béo đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động của Cộng hòa Liên bang Đức tại bãi thải Chính Bắc nhằm bảo đảm ln nắm chắc diễn biến của thời tiết, chủ động những sự cố có thể xảy ra. Đến nay đã phủ xanh được trên 30 ha, bao gồm keo và cây hoa giấy, trúc anh đào, trồng 6 ha cỏ Ventiver để giữ ổn định sườn bãi thải [49].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)