Nhận thức mới về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 123 - 126)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh

4.1.1.1. Nhận thức mới về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu

biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất; đời sống và mơi trường trên phạm vi tồn thế giới, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh tồn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Biến đổi khí hậu trên quy mơ tồn cầu mà Việt Nam là một trong số các quốc gia đang gánh chịu tác động lớn nhất, rõ rệt nhất của BĐKH. Đối với tài ngun và mơi trường thì tác động của BĐKH khơng chỉ là hiện tại mà còn cả trong tương lai trung hạn và thậm chí dài hạn do tính chất và đặc thù của tài ngun và mơi trường.

Trong bối cảnh BĐKH đã có một số nhận thức mới về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Tư duy phát triển trên thế giới đã thay đổi từ việc để ý tới các giới hạn của sự tăng trưởng dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên sang các mối quan tâm chung lớn hơn về môi trường sống, đặc biệt là về tài nguyên và môi trường trong bối cảnh tác động ngày càng mạnh mẽ của BĐKH.

- Về mặt lý luận, có thể nhận thấy là, tác động của BĐKH đã đem lại những bổ sung mới cho các lý thuyết phát triển và quản lý quá trình phát triển cả về nội dung lẫn nhận thức mới, trước hết có liên quan đến PTBV. Đó là, các khái niệm: Tăng trưởng xanh (Green growth), kinh tế xanh (Green economy), kinh tế/xã hội

cacbon thấp (Low carbon society), an ninh môi trường (Environmental security), an ninh sinh thái ((Environmental cecurity); Tuy các khái niệm này chưa thống nhất ở các quốc gia khác nhau chúng có nội dung khác nhau trong cách sử dụng. Song nội hàm của các khái niệm này có điểm chung là sự ra đời gắn với bối cảnh BĐKH, phục vụ cho mục tiêu ứng phó, giảm nhẹ các tác động của BĐKH trong PTBV, trong đó bảo vệ tài ngun và mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính là trọng tâm cốt lõi.

Phát triển kinh tế xanh

Khái niệm "kinh tế xanh" (Green Economy) được Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa: "là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống của con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và khan hiếm tài nguyên".

Nói một cách đơn giản, kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải cácbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. PTKTX (còn được gọi là PTBV) đang là xu hướng lựa chọn cho một tương lai không thảm họa, thân thiện với môi trường.

Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ONMT, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, góp phần giải quyết những thách thức mang tính tồn cầu: BĐKH, khủng hoảng năng lượng...

Như vậy, có thể nói, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, không thay thế cho PTBV, mà là một cách thức thực hiện, xem tài nguyên và môi trường là nhân tố quyết định đến TTKT. Khác với khái niệm PTBV, khái niệm tăng trưởng xanh, kinh tế xanh đặt vấn đề sử dụng tiết kiệm thông minh tài nguyên và môi trường là trung tâm, đối với các quyết định phát triển. Điều này có nghĩa là, bền vững về tài nguyên và môi trường là tâm điểm của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh.

Mục tiêu PTBV, lâu dài đều có đích đến các mục tiêu của tăng trưởng xanh. Ủy ban về KT-XH khu vực châu Á - Thái bình dương của Liên Hiệp Quốc đã cơng bố 6 nội dung về tăng tưởng xanh. Đó là: (1) sản xuất và tiêu dùng bền vững; (2) xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; (3) xây dựng cơ sở hạ

tầng bền vững; (4) cải tố thuế và ngân sách xanh; (5) bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; (6) xây dựng và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tháng 9/2012 xác định quan điểm: "Tăng trưởng xanh là một nội dung của PTBV, đảm bảo PTKTX, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về BĐKH". Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ "chú trọng PTKTX, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng sạch, bền vững" từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch… phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải [29, tr.136-137]. Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) đã nhấn mạnh: "Phát triển KT-XH đi đôi với BVMT, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên" [30, tr.142].

4.1.1.2. Sự chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" ở tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh" là một trong 3 khâu đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh.

Tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh được hiểu là q trình thay đổi mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển gắn chặt với việc thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đề ra; giảm dần việc dựa vào các yếu tố không bền vững như tài nguyên hữu hạn (than, đất, đá...) và tăng dần các yếu tố bền vững dựa vào vị trí địa lý, chính trị, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống lịch sử và trí tuệ con người... để phát triển.

Với điều kiện tự nhiên, xã hội và đặc điểm tình hình hiện nay, Quảng Ninh đang có nhiều cơ hội. Song, những thách thức đối với tỉnh Quảng Ninh khi chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh:

- Quảng Ninh là một tỉnh cơng nghiệp - trong đó tập trung là KTKS, vật liệu

xây dựng, nhiệt điện, cơ khí (riêng sản xuất than đạt trên dưới 90% sản lượng cả nước); tốc độ đơ thị hố nhanh... đang tạo ra áp lực lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái; xung đột, mâu thuẫn với phát triển dịch vụ thương mại, du lịch trên cùng

- Quảng Ninh đang đứng trước một số mâu thuẫn là: (1) mâu thuẫn giữa việc

giải phóng tiềm năng vô hạn trong khi nguồn lực chỉ có hạn; (2) mâu thuẫn giữa tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh với cơ chế chính sách cịn hạn chế; (3) mâu thuẫn giữa sự PTKT nhanh, mạnh trong khi phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; (4) mâu thuẫn giữa PTBV trước những tác động tiêu cực của BĐKH, thiên tai...

(1) Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại:

+ Phát triển nhanh, đồng bộ các ngành dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao

+ Đa dạng hóa, mở rộng quy mơ, nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ mà tỉnh có lợi thế

+ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng của Hạ Long, Quảng Ninh. Quảng Ninh.

(2) Phát triển công nghiệp xanh:

Tiếp tục phát huy tối đa công nghiệp trung ương tại địa phương; phát triển công nghiệp khai thác than, nhiệt điện, đóng tàu, vật liệu xây dựng một cách hợp lý, bền vững, dựa vào khoa học và công nghệ. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.

(3) Định hình khơng gian phát triển KT-XH Quảng Ninh theo hướng "Một

tâm - hai tuyến - đa chiều - hai điểm đột phá" với Hạ Long làm trung tâm và hai tuyến. Tâm là thành phố Hạ Long. Tuyến phía Tây gồm 5 đơn vị hành chính (Ba Chẽ, Hồnh Bồ, Quảng n, ng Bí, Đơng Triều). Tuyến phía Đơng gồm 8 đơn vị hành chính (Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cơ Tơ, Tiên n, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà). Đa chiều là sự phát triển khơng bị giới hạn bởi địa giới hành chính; có tính chất động và mở. Hai điểm đột phá là xây dựng và phát triển Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)