Là một đất nước từ lâu nổi tiếng về giàu tài nguyên, Indonesia đã khai thác than quy mô lớn từ những thập niên qua. Ngày nay, đất nước này là nước xuất khẩu than nhiệt trị cho sản xuất điện lớn nhất thế giới, xuất khẩu hơn 265 triệu tấn hàng năm. Với than hàm lượng thấp và chi phí vận tải và nhân cơng cũng thấp, Indonesia đã trở thành địa chỉ tiếng tăm đối với các thị trường mới nổi dậy như Trung Quốc
và Ấn Độ, đồng thời cịn đóng một vai trị cung cấp than chủ yếu cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Indonesia khai thác 325 triệu tấn than nhiệt trị trong năm 2010, tăng 14,8% so với năm trước đó. Năm 2011 khai thác than nhiệt trị là 335 triệu tấn. Tổng tài nguyên vượt 4,3 tỷ tấn, khiến quốc gia này đứng hàng thứ 4 trên thế giới, nhưng thiếu cơ sở truyền tải điện và thiết bị sản xuất nên 72% sản lượng than nhiệt trị phải xuất khẩu.
Được trời phú cho nhiều than nhiệt trị, quốc gia này xuất khẩu than chất lượng thấp hơn so với nước khác trên thế giới như Australia. Tuy nhiên, 66% trữ lượng than quốc gia có nhiệt trị riêng khoảng 5100-6100, 20% trữ lượng than có nhiệt trị riêng dưới 5100 và 14% từ 6100-7100.
* Luật khai thác mỏ
Năm 1998, bất ổn kinh tế và chính trị bắt buộc Tổng thống Suharto sau 32 năm cầm quyền phải cải cách chính trị. Từ những cải cách này, khai khống bị ảnh hưởng theo hai hướng chính. Đầu tiên là những cải cách tự chủ tài chính và chính trị gắn với phân cấp chính trị to lớn, phân cấp này trao quyền cho các chính quyền tỉnh và khu vực được đưa ra một số quy định khai khống và cho chính quyền địa phương được tiếp nhận tiền thuê mướn tài nguyên. Thứ hai là Luật số 4 của năm 2009 về Khai thác Than và Khoáng sản, luật này thực thi một hệ thống cấp phép khai thác mà các chính quyền khu vực có quyền tự chủ nhiều hơn trong đàm phán cấp giấy phép.
Trong luật mới chứa đựng nhiều điều không chắc chắn quanh các quy định khai thác than (nhất là quy định khu vực khai thác trùng lặp với Luật Lâm nghiệp 41/1999), luật cũng có vài điều khoản mâu thuẫn, mâu thuẫn này có vẻ trao cho các chính quyền khu vực được đàm phán cấp phép hoạt động lại sau 10 năm, cho phép chính quyền trung ương hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu quốc gia. Ngồi ra, trong vịng 9 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động thương mại, các Cơng ty nước ngồi phải nhượng 20% cổ phần cho các Công ty của Indonesia.
Với những điều khoản không chắc chắn như vậy, Chính phủ Indonesia nói rằng chính phủ sẽ kiểm tốn trên 8.000 giấy phép khai thác đang hoạt động để xem các hoạt động này có tuân thủ luật khai thác và mơi trường khơng. Mặc dù có những
rủi ro lớn nẩy sinh từ luật 2009 và các quy định thi hành, đầu tư mới tiếp tục là cơn sốt. Công ty tư vấn và nghiên cứu tài nguyên Wood Mackenzie cho hay họ hy vọng Indonesia có thể tăng xuất khẩu than lên 35% trong năm 2015. Chính quyền Indonesia cũng cho biết vào năm 2020, sản lượng than có thể đạt 500 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 60% và 130 triệu tấn từ các mỏ mới mở.
Bất ổn gia tăng cũng với mở rộng khai thác than. Indonesia chìm sâu trong một lịch sử bất ổn cuộc sống và chính trị liên quan đến lĩnh vực khai thác tài nguyên, những mâu thuẫn nội tình lớn nhất chung quanh khai thác khí thiên nhiên ở tỉnh Aceh, và khai thác đồng và vàng ở Irian Jaya (Tây Papua). Những quan ngại chính trị cũng khiến cho các cơng ty Ấn Độ cảnh báo với Chính phủ Indonesia là họ sẽ xem lại giá than trần với các chỉ số quốc tế dựa trên giá than Australia, Nam Phi và các nước khác.
Mặc cho rủi ro chính trị, Indonesia vẫn đóng vai trị chủ yếu trong các thị trường than nhiệt trị trong những năm tới. Với quyết tâm đảm bảo nguồn tài nguyên cho nhu cầu trong nước mà Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường tìm kiếm đảm bảo có được cổ phần của họ trong ngành công nghiệp đang mở rộng của Indonesia [37].
Trường hợp điển hình ở Indonesia, "mỏ than cũ đã được các công ty khai thác than khống sản cải tạo thành cơng - trồng rừng trên mỏ than".
Theo Nhật báo Kompas, Indonesia khó có thể tưởng tượng khu đồi xanh mướt những hàng cây keo và tràm ở phía Nam đảo Samatra trước đây là một mỏ than khổng lồ, cằn cỗi với những hố sâu hun hút. Nhưng sau khi ngừng khai thác vào đầu thập niên 1980, Công ty mỏ PT Bukit Asam đã có kế hoạch đầu tư cải tạo khu vực này.
Báo Kompas cũng dẫn lời ông A.Chmad Sudalito một lãnh đạo công ty "ngay từ khi bắt đầu khai thác chúng tôi đã để dành" ở bên cạnh những lớp đất phía trên của mỏ than để sau này có thể dùng lại". Sau khi dùng chính phần đất "cất sang một bên" này để lấp mỏ than, công ty PT Bukit Asam đã bón các loại phân sinh học để kích hoạt lại màu mỡ của khu vực này. Nếu khơng có kế hoạch chuẩn bị trước kỹ lưỡng, ngay cả một cọng cỏ không thể mọc ở hố sâu nghèo dinh dưỡng của khu mỏ hết hạn sử dụng.
Nhiều khu mỏ cũ của công ty PT Bukit Asam cũng đang trong quá trình cải tạo đất để trồng rừng. Trong nhiều năm PT Bukit Asam đã trích 4200 Rupiah (gần 10.000 VND) ở mỗi tấn than sản phẩm để tạo kinh phí cải tạo đất! và quỹ "xanh" của hãng đã tích lũy được khoảng 200 tỷ Rupiad (469 tỷ VND). Cơng ty PT Bukit Asam đã tính tốn các khu mỏ hết hạn sử dụng ở gần nhau thành một khu rừng nhân tạo khoảng 5,394 ha để dân chúng trong vùng có thể đến cắm trại, du lịch vào năm 2043.
Những dự án cải tạo môi trường của PT Bukit Asam thực sự là điểm sáng trong bối cảnh đen tối của ngành khai thác than ở Indonesia.
Theo Kompas, vẫn cịn nhiều cơng ty khai mỏ của nước này vẫn thờ ơ, làm ngơ các vấn đề môi trường để lại hàng loạt các "vết thương hở miệng" trên những vùng mỏ cũ. Mọi việc sẽ trở nên khó kiểm sốt hơn khi chính quyền các địa phương hiện đã được quyền cấp phép KTKS cho các công ty tư nhân [37].