* Than và vai trị của nó
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lầy lưu trữ khơng bị oxy hóa và phân hủy bởi sinh vật (bio degradation). Thành phần của than đá là cacbon, ngồi ra cịn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh… than đá là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc nâu có thể đốt cháy. Than đá là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Khống sản, than là nguồn ngun liệu chính cho nhiều ngànhh công nghiệp then chốt: than đá được dùng nhiều cho ngànhh sản xuất xi măng, nhiệt điện, hóa chất, phân bón…và cho đời sống con người.
Về phương diện chính trị, khống sản than tạo cho quốc gia có một vị thế quan trọng trong giao lưu quốc tế. Nó góp phần khơng nhỏ vào việc làm tăng tính độc lập, tự chủ của một quốc gia. Thậm chí trong một số trường hợp nó cịn làm tăng các ảnh hưởng chính trị của quốc gia này đối với quốc gia khác (quốc gia khơng có hoặc nghèo TNKS).
Vai trị và tầm quan trọng của TNKS (trong đó có than) cịn thể hiện trong các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các HĐKS: hoạt động thăm dị và KTKS, tới mơi trường xung quanh (đất, nước, khơng khí, hệ sinh thái…).
* Khái niệm
Khai thác than thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và được xếp vào ngành khai khống nói chung. KTKS - than là quá trình con người bằng phương pháp KTLT
hay hầm lị đưa khống sản - than từ lịng đất lên để phục vụ phát triển KT-XH. Quá trình khai thác bao gồm 3 bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và mơi trường. Các hình thức khai thác: cơ giới hay thủ công, quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mơ lớn.
Về loại hình khai thác, hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có 2 loại hình khai thác chính là khai thác hầm lị và KTLT.
- Khai thác lộ thiên
Mơ hình cơng nghệ khai thác than lị lộ thiên: khoan, bốc xúc, vận chuyển, sàng tuyển chế biến, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Công nghệ KTLT, bao gồm các khâu: phá vỡ đất đá, bốc xúc, vận tải, đổ thải đất đá. Ngồi ra, trong q trình KTLT cịn có các khâu phụ trợ khác: thốt nước, làm đường, sửa chữa thiết bị….
- Khai thác hầm lò
Mơ hình cơng nghệ khai thác hầm lị gồm: đào lị chuẩn bị (khoan nổ mìn- bốc xúc đất đá - chống đỡ lị bằng vật liệu thép, bê tơng, hoặc gỗ), khai thác than: khoan nổ - chống đỡ bằng vì sắt, gỗ, giá đỡ thủy lực - khai thác, vận chuyển than nguyên (bằng tàu điện hay băng tải)-vận chuyển, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than. Trong khai thác than hầm lị cũng có các khâu phụ trợ: thốt nước, làm đường, sửa chữa thiết bị…
Nhìn chung 2 phương thức khai thác than này đều chứa đựng những yếu tố tác động ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Tuy vậy, khai thác hầm lị thì mức độ và phạm vi ảnh hưởng tới mơi trường thấp hơn so với KTLT.
* Nét đặc thù của khai thác than - khoáng sản
Khai thác than - khoảng sản là một hoạt động công nghiệp nặng không giống các hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt:
Thứ 1, đặc điểm của các hoạt động khoáng sản - than là thường được tiến
hành trên quy mô rộng lớn, với số lượng khai thác nhiều, thời gian hoạt động dài và thường phải sử dụng nhiều phương tiện và hóa chất trợ giúp… Do đó, HĐKT than - khống sản có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới các thành phần của mơi trường như: đất, nước, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái. Chẳng hạn: (i) việc xây
các hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là ngun nhân gây ra xói mịn đất đai và cái "chết" của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi khơng có cây cối sự xói mịn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ; (ii) khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loại sinh vật dưới nước, cũng như đầu độc người dân nước này từ 5 - 25 năm [58].
Thứ 2, hoạt động khoáng sản - than phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra
khỏi lòng đất, tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất. Chất thải rắn khơng sử dụng được cho các mục đích khác đã tạo nên trên mặt đất địa hình mấp mơ xen kẽ giữa các hố sấu và các đống đất đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác "thổ phỉ", tình hình cịn khó khăn nhiều. Việc đổ bỏ đất đá "thải" tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và mơi trường xã hội.
Q trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp. Ngược lại, quá trình đổ thải rắn làm địa hình bãi thải tăng cao. Những thay đổi này dần đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng chảy khu vực mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thủy văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng nước…sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước.
- Khai thác than còn kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành nghề khác liên quan như ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa máy móc thiết bị ngành mỏ,
- Đặc thù công việc của ngành khai thác sản xuất than chủ yếu là các cơng việc địi hỏi người lao động phải có sức khỏe, do đó lao động chân tay chiếm số lượng lớn, tới 66% lao động toàn ngành, chủ yếu là lao động nam. Lao động phần lớn tập trung vào các mỏ KTLT, hầm lò và sàng tuyển. Những người lao động trong các mỏ than, hàng ngày phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong môi trường độc hại, thiếu ánh sáng, khơng khí và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn bất ngờ như sập hầm mỏ, vỡ bọng nước, nổ và cháy khí metan…
Với đặc điểm điều kiện và môi trường lao động như trên, ảnh hưởng tác hại của chúng tới sức khỏe của người lao động là không tránh khỏi, nhiều biểu hiện bệnh có liên quan đến nghề nghiệp rõ rệt như bệnh bụi phổi silic, bệnh nấm da, nấm kẽ… các bệnh thường gặp của cơng nhân hầm lị là bệnh xương khớp 12,60%, bệnh ngoài da 34,30%, bệnh hô hấp 32%, bệnh tai mũi họng 69,50% bệnh tiêu hóa 13,80%, bệnh thần kinh 26,30% (Theo PGS.TS Khúc Xuyên, Giám đốc trung tâm sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Phó Chủ tịch Tổng thư ký hội Y học Lao động Việt Nam).
* Đặc tính kinh tế thị trường của khai thác than
- Than trong nền KTTT được coi là "hàng hóa đặc biệt" và khai thác than trong chừng mực nào đó là có tính "độc quyền".
- Than được chào bán chủ yếu ở thị trường trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành cơng nghiệp hóa chất, xi măng, điện… và nhu cầu của đời sống nhân dân (chất đốt) và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Giá than về cơ bản là theo nguyên tắc thỏa thuận, phụ thuộc vào chi phí sản xuất, quan hệ cung - cầu…
- Lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh than.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh than vận động theo quy luật giá trị, quan hệ cung - cầu, cạnh tranh. Cơ chế vận hành là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.