Thứ nhất, về dân số, dân tộc, tôn giáo: Theo số liệu của cục thống kê Quảng
Ninh có 685,2 nghìn người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 57% dân số; trong đó thành thị có 331 nghìn người (48,3%), nơng thơn có 354,2 nghìn người (51,7%). So sánh cơ cấu dân số năm 2011 và 2013: Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 56,6% năm 2011 lên 57% năm 2013; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 1,78% năm 2011 xuống 1,2% năm 2013; ước tính dân số đạt 1,3 triệu người vào năm 2020. Sau đó, dân số sẽ tăng chậm hơn, khoảng 0,62% một năm, ước tính đến năm 2030, dân số sẽ là 1,4 triệu người [55, tr.41].
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến 4/2009, tỉnh Quảng Ninh có 6 tơn giáo khác nhau với 93.450 người; Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên: tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Trong đó, người Kinh chiếm 89,23% tổng dân số [56, tr.5].
Sức ép của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường.
Quy mô dân số của Quảng Ninh ở mức trung bình trong cả nước, tuy nhiên lại có tốc độ đơ thị hóa cao. Q trình gia tăng dân số và đơ thị hóa nhanh kéo theo những địi hỏi, u cầu đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm… làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Thứ hai, về các di tích lịch sử văn hóa.
Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử (ng Bí), đền Cửa Ơng (Cẩm Phả), đình Trà Cổ (Móng Cái), di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Yên), chùa Long Tiên (TP Hạ Long), đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn). Đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hóa, tơn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. Hồ nước nhân tạo (hồ n Lập) - nơi có di tích chùa Lơi Âm.
Thứ ba, về hệ thống giao thông.
Hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh rất đa dạng, phong phú, có đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, và trong tương lai có cảng hàng khơng (Vân Đồn). Trong đó, hệ thống đường bộ có 5 tuyến quốc lộ với 381 km, đường tỉnh lộ có 12 tuyến, với 301 km, đường huyện với 764 Km, và 2.233 km
đường xã. Tồn tỉnh có 16 bến xe, trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Đối với hệ thống đường thủy nội địa tồn tỉnh có 96 bến thủy nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc danh mục cảng biển trong quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Các cảng biển là: cảng Cái Lân, cảng Vạn Gia, cảng Cửa Ơng, cảng Hịn Nát, cảng Mũi Chùa. Ngồi ra, tỉnh cịn có 65 km đường sắt thuộc tuyến Kép - Hạ Long và hệ thống đường sắt chuyên dùng của ngành than. Có thể khẳng định rằng, Quảng Ninh có điều kiện giao thương thuận lợi với các nước Đông Bắc Á và các nước, thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, điểm kết nối quan trọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
Thứ 4, về phát triển KT-XH.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Ninh khơng chỉ có than, Quảng Ninh là một trong những đầu tàu về phát triển KT-XH. Quảng Ninh đóng vai trị quan trọng trong khung hợp tác kinh tế như: "Vùng đồng
bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" bao gồm tỉnh Quảng Ninh -
vùng kinh tế lớn thứ 2 ở Việt Nam.
- Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý với tốc độ tăng bình quân đạt 9,2%/năm. GRDP năm 2015 đạt 100.300 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người khoảng 3.900 USD. Thu ngân sách giai đoạn 2010-2015 tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2005-2010, ln đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu ngân sách trong cả nước.